Kích hoạt các phương án cung ứng hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
Sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường dần được phục hồi, cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trên thị trường cho người dân được cải thiện.
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Vinmart. Ảnh tư liệu: Phương Anh/TTXVN
Để chuẩn bị cho đợt cao điểm cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kế hoạch, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá trong nước sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường hàng hoá thế giới, giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng sẽ tiếp tục ở mức cao.
Hơn nữa, vào dịp cuối năm, thị trường sẽ sôi động hơn, nhu cầu hàng hoá tăng phục vụ sản xuất, kinh doanh, cung ứng cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán. Thế nhưng, với tinh thần đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bộ Công Thương đã kích hoạt các phương án, huy động các nguồn cung, kể cả các địa bàn có dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã chủ động có phương án cung ứng hàng hoá, các địa phương đã có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn và cũng đã có kế hoạch triển khai các Chương trình bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá thiết yếu sẽ ít có biến động bất thường.
Cùng với đó, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước đã được thực hiện quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động này đã góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
Video đang HOT
Theo báo cáo nhanh, trong tháng 10/2021, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý trên 3.250 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 25 tỷ đồng. Luỹ kế từ ngày 1/1/2021 đến 25/10/2021, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 36.755 vụ vi phạm; thu nộp nhân sách nhà nước trên 282 tỷ đồng.
Bộ Công Thương cho biết, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ tư cơ bản đã được khống chế, nhu cầu của nền kinh tế đang dần hồi phục trở lại. Do vậy, từ nay đến cuối năm là khoảng thời gian tập trung vào sản xuất, lưu thông và mua sắm chuẩn bị cho các ngày lễ Tết.
Ngoài ra, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí sẽ tăng trong các tháng cuối năm cùng với giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao và bên cạnh đó xăng dầu tăng giá tác động tới giá của nhiều hàng hoá tiêu dùng.
Vì vậy, dự báo các yếu tố làm giảm giá tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội không còn tác động trong hai tháng còn lại của năm. Tất cả các yếu tố này làm cho chỉ số giá tiêu dùng của hai tháng cuối năm sẽ tăng khá cao so với mức tăng giá bình quân 10 tháng năm 2021.
Bằng mọi giải pháp ổn định thị trường và giá cả hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương, doanh nghiệp vào cuộc để bảo đảm nguồn cung hàng hoá, các mặt hàng thịt lợn, phân bón, xăng dầu cho nhu cầu người dân, cũng như thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thị trường hàng hoá trong nước sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường hàng hoá thế giới, giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng sẽ tiếp tục ở mức cao. Hiện đang vào dịp cuối năm, thị trường sẽ sôi động hơn, nhu cầu hàng hoá tăng phục vụ sản xuất, kinh doanh, cung ứng cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, nguồn cung sẽ được đảm bảo kể cả các địa bàn có dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp do các doanh nghiệp đã chủ động có phương án cung ứng hàng hoá.
Bên cạnh đó, các địa phương đã có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn và cũng đã có kế hoạch triển khai các Chương trình bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Bộ Công Thương nên thị trường hàng hoá thiết yếu sẽ ít có biến động bất thường.
TP.HCM muốn sớm tham gia đón du khách quốc tế
TP.HCM đang chuẩn bị để có thể thúc đẩy lộ trình mở cửa đón du khách quốc tế cùng cả nước khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát.
Người nước ngoài trong một chuyến du lịch về Cần Giờ, TP.HCM cuối tháng 10-2021 - Ảnh: N.BÌNH
Theo lộ trình mở cửa du lịch của TP.HCM, đến đầu năm 2022, du lịch TP mới khôi phục tất cả các hoạt động, trong đó có du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, với hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam (cho phép du khách đăng ký tour trên 7 ngày, sau khi được xét nghiệm âm tính sau ngày thứ 7, có thể kéo dài hành trình du lịch sang địa phương khác được phép đón khách), TP.HCM xem đây là cơ hội để phục hồi nhanh du lịch quốc tế.
Chủ trương này còn mở ra cơ hội để đón khách quốc tế đến TP.HCM và các địa phương trong chương trình liên kết vùng.
Trong chuyến làm việc hai ngày 30 và 31-10 của đoàn lãnh đạo TP.HCM đến hai tỉnh miền Tây là Bến Tre, Long An để kết nối lại hoạt động du lịch, bà Phan Thị Thắng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cũng nhấn mạnh các liên kết này không chỉ giúp hồi phục thị trường du lịch trong nước mà còn để sẵn sàng cho đón khách quốc tế.
"Trong xu hướng gia tăng trải nghiệm của du khách với chương trình du lịch "Một hành trình nhiều điểm đến", thì việc liên kết lại càng cần thiết", bà Thắng nói.
Theo bà Phan Thị Thắng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho một số tỉnh, thành mở cửa đón khách quốc tế đảm bảo các tiêu chí thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng vừa có tờ trình hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam trong đó có nhiều điểm mới, những tín hiệu tích cực này bắt buộc doanh nghiệp lữ hành TP cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ về lộ trình mở cửa đón khách quốc tế.
Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành TP đang mở rộng xây dựng và chào bán các sản phẩm liên tuyến, liên vùng với khu vực vùng xanh.
Ngoài các chương trình du lịch giữa TP và các tỉnh miền Tây, ngành du lịch các địa phương cũng phải chủ động tổ chức thêm các chương trình du lịch kết nối giữa vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kích thích nhu cầu đi du lịch và giải trí của du khách sau thời gian dài giãn cách.
Đây cũng là bước chuẩn bị sản phẩm cho kỳ nghỉ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp đến trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng chống dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết trong quá trình mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế, TP muốn tham gia nhiều sản phẩm, là nơi du khách quá cảnh, trở thành điểm đón đầu và điểm tiễn cuối của khách trước khi đến và rời Việt Nam.
"Ngay trong cao điểm dịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn vẫn đón những đoàn khách chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm đón khách nên sẵn sàng góp phần giải quyết bài toán nguồn khách cho những địa phương đang được phép thí điểm đón du khách quốc tế", bà Hoa cho biết.
Hiện Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh được lựa chọn thí điểm đón khách quốc tế theo mô hình tour du lịch trọn gói.
Hà Nội ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết 2022 khoảng 39.000 tỷ đồng Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 4434/KH- SCT về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố. Khách hàng mua hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Theo đó, Hà Nội xác định nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp...