Nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày
Đề xuất nghỉ Tết Nhâm dần ( năm 2022) 9 ngày của Bộ Lao động, thương binh và xã hội ngay ngay lập tức có những ý kiến trái chiều, người nói hợp lý, người bảo mới nghỉ dịch xong lại nghỉ nhiều.
Còn các bạn?
Nhiều người dân vẫn muốn nghỉ Tết dài ngày do nghỉ dịch không thể về quê, đi chơi, xả stress, tái tạo sức lao động – Ảnh: MAI THƯƠNG
Đề xuất phù hợp quy định
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội – khẳng định: “Dự thảo phương án nghỉ 5 ngày chính thức và 4 ngày cuối tuần hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, đề xuất phù hợp với quy định của Luật Lao động 2019. Thứ hai, nghỉ Tết là nguyện vọng chính đáng của người lao động khi vừa trải qua dịch COVID-19″.
Về ý kiến của một số công ty về giảm ngày nghỉ, ông Lợi cho rằng Bộ Luật Lao động đã quy định rõ, kể cả quốc tế thì cũng phải chấp nhận, không ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá về đề xuất, ông Phạm Minh Huân – nguyên thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội – cho rằng doanh nghiệp thì luôn muốn làm nhiều còn người lao động thì cần nghỉ thời gian nhất định để giải quyết việc gia đình, thăm quê quán.
Theo ông Huân, luật đã quy định nên doanh nghiệp muốn nghỉ ngắn cũng không được. Ngoài ra, ông cho rằng hiện nhiều doanh nghiệp làm việc 48h/tuần, chỉ nghỉ 1 ngày cuối tuần nên cho rằng nghỉ Tết thêm 2 ngày cuối tuần là chưa hợp lý.
Phương án nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 kéo dài 9 ngày đối với công chức, viên chức – Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN
Nghỉ Tết 9 ngày là “hợp lý”
Bà Phan Lê Thu Hồng – phó giám đốc công ty TNHH Giấy A.F.C (huyện Bình Chánh, TP.HCM) – cho rằng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày là hợp lý.
Video đang HOT
“Mọi người cần thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ chất lượng với gia đình chứ không phải nghỉ kiểu cầm chân ở nhà như thời gian qua. Mấy tháng qua do giãn cách xã hội nên dù nghỉ nhiều người cũng đâu thể thăm gặp người thân”, bà Hồng chia sẻ.
Theo bà Hồng, việc phục hồi sản xuất cũng cần thời gian, chắp nối các đứt gãy trong chuỗi sản xuất, cung ứng, “doanh nghiệp không thể ngay lập tức đạt công suất 100% được”.
Ông Đào Quốc Cường – giám đốc thường trực Công ty TNHH Juki Việt Nam (khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM) – cho biết phương án về số ngày sản xuất, số ngày nghỉ trong năm của doanh nghiệp FDI thường được lập ra từ trước.
“Từ tháng 8, tháng 9 công ty đã lên kế hoạch cho năm sau, trong đó nghỉ Tết từ 7-9 ngày. Công ty cân đối cho công nhân nghỉ trước Tết 2-3 ngày. Mặc dù nhiều người lao động nghỉ dịch ở nhà khá lâu nhưng đó không phải là nghỉ đúng nghĩa. Người lao động vẫn cần nghỉ Tết như thông thường. Đặc biệt, lao động làm 3 tại chỗ trong suốt nhiều tháng qua, phải ăn ngủ xa nhà, không gặp người thân thì nghỉ Tết càng cần thiết”, ông Cường nói thêm.
Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Văn Hoành chia sẻ: “Thời gian chúng ta thực hiện giãn cách xã hội đã 4-5 tháng. Sản xuất kinh doanh đã bị trì trệ rất nhiều, kinh tế của người dân cũng hết sức eo hẹp. Dịp Tết Nguyên đán này kinh tế chưa kịp hồi phục bao nhiêu mà lại nghỉ Tết 9 ngày, chưa kể độ trì trệ của Tết như mọi năm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự hồi phục kinh tế. Nghỉ từ ngày 30 Tết đến mùng 3 là đã quá đủ”.
Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề xuất nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần 9 ngày bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật lao động 2019 và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.
Cụ thể trong dự thảo, người lao động là công chức, viên chức có thể nghỉ liền 9 ngày liên tục, từ thứ bảy (ngày 29-1-2022) đến hết ngày chủ nhật (ngày 6-2-2022), tức là từ 27 tháng chạp năm Tân Sửu tới hết mùng 6 tháng giêng năm Nhâm Dần.
Người lao động không phải là công chức hoặc viên chức sẽ được người sử dụng lao động bố trí lịch nghỉ Tết âm lịch theo điều kiện thực tế và lịch nghỉ đối với công chức, viên chức. Phương án đưa ra là lựa chọn 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết hoặc nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày nghỉ sau Tết (đầu năm âm lịch).
Hiện đề xuất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã được gửi tới 16 cơ quan để xin ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Nghỉ Tết, Quốc Khánh năm 2022: Chuyên gia, doanh nghiệp đồng loạt lên tiếng
Xung quanh dự thảo đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Quốc khánh 2022 của Bộ LĐ-TB&XH, các chuyên gia và doanh nghiệp khu vực phía Nam đã có những đánh giá riêng.
Trả lời Phóng viên báo Dân trí , TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: Đề xuất về số lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần của Bộ LĐ-TB&XH là hài hòa và đã tính tới các phương án lợi ích, tác động các bên.
Ông Lợi phân tích, doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi, lao động ở phía Nam mới nghỉ cách ly dài ngày, nếu cho nghỉ dài thêm nữa, ý nghĩa kích cầu sẽ không còn và người lao động cũng không muốn.
Đề xuất lịch nghỉ dịp Tết Nguyên đán và Quốc Khánh năm 2022 gồm 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật và 6 ngày nghỉ cuối tuần (Ảnh: Khương Hiền).
Số ngày nghỉ chưa nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc?
Thực tế, các nước khác như Nhật hoặc Hàn Quốc, tổng ngày nghỉ lễ trung bình là 15-16 ngày. Con số này nhiều hơn Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian nghỉ lễ của các nước nói trên được phân bổ đều, trải dài theo giai đoạn, mùa và chu kỳ sản xuất. Chính vì thế không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất.
"Việc quy định nghỉ như nào để họ ổn định công việc và phát triển sản xuất, cho nên cần thiết tiết kiệm thời gian làm việc. Dự thảo phương án nghỉ 5 ngày chính thức và 4 ngày cuối tuần vừa phù hợp với Luật định, đảm bảo ổn định xã hội và thực tiễn đề ra. Không nên kéo dài thêm ra và cũng không rút ngắn đi", ông Lợi nói.
TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Về quy định của pháp luật lao động, ông Lợi phân tích: "Đây là thời gian hoàn toàn phù hợp với luật định, nếu làm được vấn đề này thì không sợ bị vướng mắc các doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất và tâm lý người dân".
Ông Lợi nhấn mạnh: "Ở góc độ nghỉ lễ tết đều đặn, điều này có thể giúp tăng việc làm cho những người mất việc. Giảm áp lực công việc đối với những đối tượng làm việc nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Rõ ràng tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội là có, nhưng đều là tích cực"
Đánh giá ở khía cạnh khác, GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: Dự thảo đề xuất nghỉ lễ với 7 ngày nghỉ chính thức và 6 ngày cuối tuần là hợp lý.
GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Đánh giá về Luật định, GS Cường cho rằng: "Những vấn đề thuộc về nguyên tắc, nghỉ lễ theo quy định mà làm, các năm như nào cứ thế áp dụng cho năm 2022. Nếu đột biến lại phải trình Quốc hội, Chính phủ và lại phải có văn bản chỉ đạo nên theo tôi không nên đặt vấn đề tăng lên hoặc giảm đi".
Đối với tác động lan tỏa và hệ quả của việc nghỉ lễ, GS Cường cho rằng, nếu công bố trước để doanh nghiệp chủ động phương án thì các bên sẽ chủ động lên kế hoạch.
"Mặt tích cực của nghỉ lễ tết còn là tạo ra tăng trưởng như đi lại, mua sắm, du lịch...", TS Cường nhấn mạnh.
Trả lời phóng viên báo Dân trí , ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu Công nghiệp TPHCM cho rằng: "Cả năm nghỉ mấy ngày cũng đâu có gì đâu mà nhiều! Nghỉ hợp lý thôi, doanh nghiệp không phàn nàn. Với chúng tôi, cho công nhân nghỉ 10 ngày hay 12 ngày không phải là chuyện quá lớn".
Tuy nhiên, ông Bé lưu ý thời gian nghỉ là cần linh hoạt theo nhóm doanh nghiệp, theo tính chất công việc. "Đối với những doanh nghiệp không thể vắng công nhân do dây truyền, do sản phẩm không ngừng ra lò được, cơ quan Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp được chủ động cho công nhân nghỉ lễ đúng tổng thời gian quy định", ông Bé nói.
Doanh nghiệp không ngại nghỉ nhiều!
Trao đổi nhanh với PV Dân trí , ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM cũng cho rằng: "Tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp khác nhau, không thể áp dụng kiểu nghỉ đại trà 100% được. Bởi ví dụ như: Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, nhựa mà nghỉ 100% thì hậu quả chưa biết sao".
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM.
Ông Hồng nói: "Nghỉ lễ, tết, nên như bình thường các năm khác, không có vấn đề gì cả. Nếu tự nhiên cắt đi cũng không nên và cũng không cần tăng thêm làm gì. Hơn nữa là cần linh hoạt việc nghỉ lễ tết cho công nhân cùng với nghỉ phép năm tùy theo tình hình của doanh nghiệp, tính chất công việc.
Thời gian qua có ý kiến cho rằng sau nghỉ lễ tết dài ngày, doanh nghiệp tại Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Biên Hòa hay cả ở TPHCM sẽ phải lo đối phó với chuyện thiếu hụt lao động.
Về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, câu chuyện bỏ việc sau lễ, tết chỉ chủ yếu diễn ra ở một bộ phận lao động phổ thông và mới làm việc hoặc nơi nào chính sách đãi ngộ kém hấp dẫn.
"Đối với lao động chuyên nghiệp, điều này không xảy ra, bởi trên vai họ là cuộc sống, là gia đình, bỏ việc là không có lương, làm đúng, đủ thời gian sẽ được thưởng...", một chuyên gia cho biết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về chuyên gia về đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các ngày lễ trong năm 2022.
Cụ thể Tết Nhâm Dần, người lao động dự kiến được nghỉ 9 ngày, gồm 5 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ cuối tuần. Tổng số ngày nghỉ, theo dự kiến, nhiều hơn 2 ngày so với số ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Kỳ nghỉ dịp Quốc Khánh được đề xuất lựa chọn phương án nghỉ kéo dài 4 ngày, gồm 2 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cơ quan đề xuất nêu quan điểm, số ngày nghỉ được gom lại trong 1 tuần, tránh nối dài sang ngày làm việc đầu tuần sau đó.
Tổng số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán và Quốc khánh kéo dài 13 ngày, trong đó 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật Lao động và 6 ngày nghỉ cuối tuần.
Lịch nghỉ học, đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh, thành Mới đây, Bộ GD-ĐT đã thống kê thời gian học sinh trở lại trường của 63 tỉnh, thành sau nghỉ Tết Nguyên đán trong tình hình dịch Covid-19. Sau thời gian dài nghỉ Tết, một số tỉnh, thành trên cả nước đã cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2. Bên cạnh đó, cũng có một địa phương tiếp tục kéo...