Kịch bản Covid mùa thu đông châu Âu
Châu Âu dự kiến số ca nhiễm nCoV gia tăng, song chiến lược tiêm chủng sẽ giúp số người nhập viện và tử vong ở mức thấp.
Phần lớn châu Âu đã mở cửa đối với khách du lịch quốc tế và nới lỏng các hạn chế chống Covid-19 sau đợt bùng phát mùa xuân. Nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường cộng với biến thể Delta lây lan nhanh khiến số ca nhiễm ở nhiều quốc gia tăng lên.
Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng hiệu quả giữ số người nhập viện thấp hơn rất nhiều so với những tháng đầu năm 2021. Kết quả, tình hình dịch bệnh tại các nước châu Âu vô cùng khác nhau, mỗi chính phủ các kế hoạch riêng biệt cho những tháng thu đông.
Anh bước vào năm 2021 trong bối cảnh biến thể Alpha lây lan rộng, là quốc gia bị phong tỏa lâu nhất toàn châu Âu. Đến tháng 7, nước này gỡ bỏ hầu như toàn bộ hạn chế, dù số ca nhiễm có tăng lên. Các sự kiện lớn diễn ra, câu lạc bộ đêm được phép hoạt động mà không giới hạn số người. Ở nơi công cộng, người dân không cần đeo khẩu trang.
Số ca nhập viện cũng tăng lên kể từ thời điểm đó. Đầu tháng 9, lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện trung bình 7 ngày đạt mức 1.000, cao nhất kể từ tháng 2, theo dữ liệu chính thức. Song đợt tiêm chủng mạnh mẽ giúp tình hình sáng sủa hơn nhiều so với hồi tháng 1, khi Anh ghi nhận hơn 4.000 ca nhập viện mỗi ngày.
Hôm 14/9, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này có thể tái áp đặt hạn chế vào mùa đông nếu Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) quá tải.
“Covid-19 vẫn ở đó. Thật đáng buồn, căn bệnh còn là mối đe dọa”, ông phát biểu trong cuộc họp báo.
Số người nhập viện tại Pháp tăng trong suốt tháng 8, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về đợt bùng phát thứ 4, có thể tạo áp lực lên các cơ sở điều trị khắp cả nước. Cuối tháng 8, Pháp ghi nhận hơn 11.000 người mắc Covid-19 phải nhập viện.
Song số ca nhiễm có dấu hiệu chững lại vào tháng 9. Tổng số bệnh nhân giảm xuống dưới 10.000, thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch hồi tháng 4, khi nước này ghi nhận 30.000 người phải điều trị Covid-19 ở bệnh viện.
Pháp thực hiện các hạn chế nghiêm ngặt đối với người chưa tiêm phòng trong nỗ lực đẩy mạnh triển khai vaccine. Kể từ ngày 7/9, nhân viên y tế được yêu cầu chủng ngừa đầy đủ, người dân cần có “thẻ sức khỏe” khi muốn vào nhà hàng hoặc di chuyển đường dài.
Chính phủ xác nhận khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị đình chỉ công tác vì từ chối tiêm hai liều vaccine.
Người dân xếp hàng đợi tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Lyon, miền Trung nước Pháp, ngày 7/7. Ảnh: AP
Dịch bệnh tại Italy cũng leo thang vào tháng 4, hơn 32.000 người nhập viện. Số bệnh nhân sau đó giảm xuống mức thấp nhất, khoảng 1.250 người mỗi ngày vào giữa tháng 7 và tăng trở lại trong những tuần gần đây, theo Our World in Data . Song đến nay, cả nước cũng chỉ ghi nhận dưới 5.000 ca nhập viện mỗi ngày.
Video đang HOT
Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, Italy là một trong những nước đầu tiên mở cửa trở lại với khách du lịch vào năm 2020. Năm 2021, các hạn chế nhập cảnh chủ yếu được áp dụng với Liên minh châu Âu và một số nước gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Italy hôm 16/9 cũng là quốc gia đầu tiên yêu cầu nhân viên doanh nghiệp công và tư xuất trình thẻ tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận đã khỏi Covid-19 gần đây. Quy định nhằm kêu gọi nhiều người tiêm vaccine hơn, có hiệu lực kể từ ngày 15/10.
“Điều này giúp các doanh nghiệp an toàn, thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch tiêm chủng”, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết. Trong chính sách trên, “vaccine là chìa khoá cơ bản để mở ra thời kỳ bình thường mới”, ông nhận định. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 75% dân số Italy từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ireland là một trong những nước có số ca nhiễm nCoV thấp nhất châu Âu, phần lớn nhờ vào chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt. Giống với phần còn lại của EU, quốc gia đã mở cửa đón khách du lịch. Số ca nhập viện tăng lên kể từ đó, song vẫn thấp hơn các đợt bùng phát trước đây.
Trong tháng 9, Ireland ghi nhận khoảng 60 ca phải vào khu hồi sức tích cực, thấp hơn đáng kể cho với mức đỉnh 221 người hồi tháng 1. Khác với nước láng giềng Anh, Ireland vẫn giới hạn số người tham gia sự kiện lớn ngoài trời, gồm cả các giải đấu thể thao.
Các hạn chế sẽ được nới lỏng kể từ ngày 20/9. Những ai đã tiêm đủ hai mũi vaccine được vào nhà hàng với sức chứa khoảng 100 người. Từ ngày 22/10, chính phủ có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tụ tập đông người.
Đan Mạch về cơ bản đã trở lại cuộc sống trước đại dịch vào tháng này. Chính phủ cho phép người dân tụ tập thành nhóm lớn, ra vào hộp đêm, nhà hàng mà không cần xuất trình hộ chiếu vaccine, sử dụng phương tiện công cộng mà không cần đeo khẩu trang.
Hiện còn quá sớm để biết liệu động thái đó có khiến số ca nhiễm gia tăng đáng kể hay không. Số người nhập viện ở Đan Mạch dao động khoảng 100 người trong những tuần gần đây, thấp hơn nhiều so với con số 1.000 vào tháng 1.
Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke hôm 15/9 cho biết R0 (số bệnh nhân lây nhiễm nCoV từ cùng một F0) hiện là 0,7, có nghĩa quy mô dịch bệnh tiếp tục thu hẹp. Nếu con số cao hơn 1,0, số ca nhiễm nCoV sẽ tăng lên trong tương lai gần. Ngược lại, con số dưới 1,0, dịch bệnh hạ nhiệt.
“Sự hiệu quả của vaccine và nỗ lực từ công dân Đan Mạch trong thời gian dài là cơ sở để chúng tôi làm điều này (nới hạn chế)”, ông Heunicke nói.
Các quốc gia châu Âu đã nới lỏng hạn chế đối mặt với đợt dịch mới như thế nào?
Phần lớn các quốc gia châu Âu đã mở cửa cho du khách quốc tế và nới lỏng các hạn chế phòng dịch sau đợt bùng phát COVID-19 ở lục địa này vào mùa xuân năm nay.
Hầu hết các nước châu Âu đã nới lỏng các hạn chế COVID-19 trong những tuần gần đây. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch hướng tới cuộc sống như trước khi có COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận số ca nhiễm và nhập viên tăng vọt liên quan đến biến thể Delta dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, các chiến dịch triển khai tiêm chủng đã giúp số ca nhập viện giảm đi đáng kể so với những tháng đầu năm 2021.
Châu Âu đang tạo ra một bức tranh đa sắc màu khi các chính phủ chuẩn bị cho đợt bùng dịch mới vào mùa thu và mùa đông tới. Dưới đây là tình hình tại 5 quốc gia châu Âu nổi bật.
Anh
Sau khi bắt đầu năm 2021 bằng một trong những đợt phong toả lâu nhất và nghiêm ngặt nhất châu Âu, Vương quốc Anh đã dỡ bỏ hầu hết tất cả các hạn chế phòng dịch vào tháng 7, dù vẫn ghi nhận ca mắc COVID-19 gia tăng trong cộng đồng. Giờ đây, mọi người đều có thể tới các sự kiện lớn và câu lạc bộ đêm mà không cần để ý đến khoảng cách. Tại các khu vực công cộng, người dân cũng không cần phải đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, số ca nhập viện đã tăng lên kể từ đó. Theo dữ liệu chính thức, vào đầu tháng 9, số ca COVID-19 nhập viện lần đầu tiên đạt mức trung bình bảy ngày lên 1.000 ca/ngày kể từ tháng 2. Tuy nhiên, nhờ có chiến dịch tiêm chủng hiệu quả, Anh đã duy trì số ca mắc thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm mùa đông. Hồi tháng 1, nước này đã ghi nhận trên 4.000 ca nhập viện/ngày, trong khi số ca mắc chỉ cao hơn một chút so với hiện tại.
Một đài tưởng niệm những người đã tử vong vì COVID-19 ở London, Anh. Ảnh: CNN
Hôm 14/9, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo rằng nước này có nguy cơ phải tái áp đặt các hạn chế vào mùa đông tới nếu Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trở nên quá tải.
"COVID-19 vẫn hiện diện. Đáng buồn là căn bệnh này vẫn còn là một nguy cơ", ông Johnson nói.
Pháp
Số người nhập viện tại Pháp đã tăng trong suốt tháng 8 khi nước này đang đối mặt với mối đe doạ làn sóng COVID-19 thứ 4 do biến thể Delta gây ra. Đến cuối tháng 8, Pháp ghi nhận trên 11.000 ca nhập viện điều trị COVID-19.
Tuy nhiên, số ca nhập viện đã có dấu hiệu chững lại vào tháng 9. Tổng số bệnh nhân đã giảm xuống dưới 10.000 ca, trong khi mức tăng đột biến của đất nước là trên 30.000 ca vào tháng 4.
Pháp đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với những người chưa được tiêm vaccine nhằm thúc đẩy nhiều người tiêm chủng hơn nữa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ra tối hậu thư buộc nhân viên tại các bệnh viện, trại dưỡng lão và sở cứu hỏa phải tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 16/9. Nếu không, họ sẽ bị đình chỉ không lương. Pháp cũng yêu cầu người dân phải xuất trình "giấy thông hành COVID-19" khi đến quán cà phê hoặc nhà hàng.
Chính phủ Pháp cũng đã xác nhận khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị đình chỉ sau khi không tiêm vaccine đúng hạn.
Italy
Italy đã phải đối mặt với tình trạng số ca nhập viện tăng vọt vào tháng 4, với trên 32.000 bệnh nhân COVID-19 được đưa đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe của đất nước. Số bệnh nhân sau đó giảm xuống mức thấp khoảng 1.250 ca vào giữa tháng 7, trước khi tăng trở lại trong những tuần gần đây, theo Our World in Data. Nước này hiện chỉ còn dưới 5.000 ca nhập viện trong những ngày gần đây.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đầu của làn sóng COVID-19 đầu tiên, Italy là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa trở lại cho du khách vào năm 2020. Vào năm 2021, việc nhập cảnh phần lớn bị hạn chế đối với người dân Liên minh Châu Âu và một số quốc gia không thuộc EU, bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Khách du lịch tại Venice trong mùa hè. Ảnh: CNN
Hôm 16/9, Italy đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu bắt buộc tất cả công nhân phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine, xét nghiệm âm tính hoặc phục hồi gần đây sau khi mắc COVID-19. Quy định này nhằm mục đích thuyết phục nhiều người tiêm vaccine hơn và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10.
Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza cho biết: "Quy định này giúp những nơi làm việc trở nên an toàn hơn và giúp chiến dịch tiêm chủng được triển khai mạnh mẽ hơn nữa". Ông cho biết sắc lệnh này là một phần của "chiến lược coi vaccine là chìa khóa để mở ra một kỷ nguyên mới". Theo số liệu của chính phủ, khoảng 75% dân số Italy từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ireland
Tình hình dịch bệnh tại Ireland hiện có diễn biến tốt hơn so với một số nước láng giềng. Ireland là một trong những quốc gia ghi nhận số ca mắc và tử vong thấp nhất châu Âu, phần lớn nhờ vào một trong những đợt phong toả khắc nghiệt nhất châu lục trong suốt đại dịch.
Cùng với các quốc gia EU, Ireland hiện đã mở cửa trở lại cho du khách. Song số ca nhập viện đã tăng lên kể từ đó, nhưng vẫn thấp hơn so với các đợt dịch trước đây. Số người nhập viện ở Ireland đang có dấu hiệu tăng cao, với khoảng 60 người đang được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt mỗi ngày vào tháng 9, trong khi đó mức cao nhất là 221 người vào tháng 1.
Không giống như Anh, Ireland đang áp đặt một số hạn chế phòng dịch COVID-19. Nước này vẫn hạn chế sức chứa tại các sự kiện lớn trong nhà và ngoài trời, bao gồm cả các trung tâm thể thao.
Các hạn chế của Ireland sẽ được nới lỏng từ ngày 20/9. Những người được tiêm chủng đầy đủ được phép gặp gỡ trong nhà theo nhóm 100 người. Từ ngày 22/10, chính phủ dự định sẽ dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tụ tập đông người.
Đan Mạch
Đan Mạch về cơ bản đã trở lại cuộc sống trước đại dịch vào tháng này. Người dân đã được phép đến các hộp đêm, nhà hàng, mà không cần xuất trình "hộ chiếu COVID-19". Người Đan Mạch cũng được sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không cần đeo khẩu trang và gặp gỡ nhiều người mà không bị hạn chế.
Đan Mạch đã dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 cuối cùng trong tháng này. Ảnh: CNN
Còn quá sớm để dự đoán liệu động thái này có khiến số ca mắc và nhập viện gia tăng hay không. Song số ca nhập viện tại Đan Mạch đang dao động trên 100 người trong những tuần gần đây, chỉ bằng một phần nhỏ so với đợt bùng dịch trước đó vào tháng 1, với gần 1.000 người phải nhập viện.
Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke cho biết tỷ lệ lây truyền (R-rate) ở nước này hiện đang ở mức 0,7, có nghĩa là dịch bệnh đang có xu hướng giảm dần. Nếu tỉ lệ lây truyền trên 1,0, các trường hợp mắc COVID-19 sẽ tăng lên trong tương lai gần. Nếu con số này dưới 1,0, các trường hợp sẽ giảm trong tương lai gần.
"Vaccine và sự nỗ lực của tất cả công dân Đan Mạch trong một thời gian dài là cơ sở để chúng tôi kiểm soát tốt đại dịch", Heunicke nói.
Quốc gia này đã chứng kiến tỷ lệ mắc COVID-19 thấp hơn nhiều so với nước láng giềng Thụy Điển, quốc gia ngoại lệ ở Tây Âu không triển khai phong toả nghiêm ngặt vào năm 2020. Nhưng cả 2 quốc gia này hiện đều có số người nhập viện tương đương.
Chậm mà chắc, châu Âu giành phần thắng trong cuộc đua tiêm vaccine COVID-19 Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Liên minh châu Âu đã đạt thành công sau khởi đầu đầy trắc trở. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: Xinhua "Chúng ta đã làm được", bà Ursula von der Leyen phát biểu trong bài thông điệp...