Kịch bản bóng đá
Bố là dân điện ảnh đưa con trai nhỏ đi xem bóng đá.
Ảnh minh họa
Người cha vui vẻ giảng giải cho con.
- Trong bóng đá, con có thể coi khán giả là người xem phim, huấn luyện viên là đạo diễn, còn các cầu thủ là diễn viên.
- Thế ai là người viết kịch bản hả bố?
- Ừm… là giới cá cược con ạ!
Theo Datviet
Nhật lên kịch bản chiến tranh Trung Quốc trong 10-15 năm
Để đối phó với vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc vừa lập, cũng như người láng giềng hung hăng, Nhật Bản đã tổ chức hội nghị và lên sẵn 3 kịch bản cho điều tệ hại nhất: chiến tranh.
Video đang HOT
Sẵn sàng cho tương lai 10 - 15 năm
Tờ Người lao động dẫn tin của Wantchinatimes cho biết Nhật Bản đã đáp trả hành động thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc bằng cách tổ chức một cuộc hội nghị qua truyền hình ngày 26/11 để bàn về phương pháp đối phó với Bắc Kinh.
Theo đó, Tokyo sẽ mở rộng 3 mặt trận đấu tranh với Trung Quốc về ADIZ bao gồm Đài Loan, tuyến đường thủy Miyako và tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong vòng 10-15 năm tới.
Tờ Sankei Shimbun (trụ sở tại Tokyo) cho biết tham gia hội nghị có các lãnh đạo cao cấp của đơn vị Phòng không phía Bắc Nhật Bản, lực lượng Phòng không trung ương, Quân chủng Phòng không phía Nam và sư đoàn Không quân hỗn hợp Tây Nam đóng tại Yokota.
Theo Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), từ đầu năm đến nay, máy bay chiến đấu F-15J của đơn vị này đã tiến hành tập trận để kiểm tra khả năng phòng thủ của các hệ thống radar Trung Quốc. JASDF đưa ra kết luận kết luận hệ thống radar trên có thể phát hiện sự chuyển động của máy bay ở một độ cao nhất định.
Máy bay F-15J của Nhật Bản
Hệ thống radar Nhật Bản ở quận Kyoto có tầm bao phủ toàn bộ không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khu vực tranh chấp, bao gồm cả tuyến đường thủy Miyako, qua đó chiếm lợi thế trước cuộc xung đột với Bắc Kinh thời gian tới.
Nhận thấy lợi thế này có thể sẽ bị mất nếu quần đảo tranh chấp rơi vào tay Trung Quốc, cuộc họp đã soạn ra 3 kịch bản cho cuộc chiến.
Thứ nhất là kiểm tra khả năng Trung Quốc chỉ có thể tấn công vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà không ra ngoài các khu vực khác. Thứ hai là Trung Quốc tấn công đồng thời vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tuyến đường thủy Miyako. Thứ ba, cả 2 mục tiêu trên cùng với Đài Loan đều là các mục tiêu tiềm năng.
Mỹ có cùng Nhật kề vai sát cánh?
Cuộc họp kết thúc trong căng thẳng trước dự đoán xung đột giữa các máy bay quân sự của 2 nước sẽ tăng lên trong tương lai, khi Bắc Kinh gửi máy bay chiến đấu thường xuyên tuần tra khu vực ADIZ.
Tuy nhiên, trong những kịch bản được dựng lên, Nhật Bản không nói tới vai trò của Mỹ, người đồng minh luôn tuyên bố sẽ kề vai sát cánh với đảo quốc mặt trời.
Việc không nhắc tới sự hiện diện của quân đội Mỹ nếu trường hợp xấu nhất xảy ra đã cho thấy, người Nhật hoàn toàn chủ động trước Trung Quốc và tin tưởng vào sức mạnh quân sự của mình.
Mỹ - Nhật tập trận hôm 25/11
Xét về tương quan lực lượng giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này, thì có thể dùng câu kẻ tám lạng người nửa cân là hợp lý. Bởi lẽ, Nhật Bản có lợi thế về một quân đội tinh luyện, trang thiết bị hiện đại, tính kỹ chiến thuật cao, đồng thời thường xuyên có sự phối hợp huấn luyện với quân đội Mỹ - quốc gia thiện chiến nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc có thể kém Nhật Bản về tính hiện đại, tức kém về chất, nhưng Trung Quốc lại hơn hẳn về lượng, kể cả trên không, trên bộ, trên biển.
Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đối đầu thực sự. Bởi lẽ, quân đội Nhật Bản từng trở thành một thế lực hùng mạnh trong thế chiến thứ hai, đã kinh qua đánh đông dẹp bắc. Còn Trung Quốc, khả năng thực chiến của quân đội hiện đại nước này không có gì nhiều ngoài những cuộc tập trận.
Một yếu tố then chốt khác là quân đội Trung Quốc tuy giàu về lượng, nhưng lại trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn, gấp nhiều lần Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc còn rất nhiều mối lo, để xuất toàn lực đánh với Nhật Bản, quốc gia này sẽ phải mất thời gian điều động binh lực, chưa kể đến những thách thức vấp phải khi quân đội dồn đọng vào một vị trí. Còn Nhật Bản, lãnh thổ nhỏ, Nhật Bản sẽ nhanh chóng có thể dốc toàn lực mà đánh đòn phủ đầu với Trung Quốc.
Chưa kể, trong 10 - 15 năm tới, nếu Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, thì Nhật Bản cũng là nền kinh tế thứ ba, giữa việc đầu tư dàn trải của Trung Quốc và việc đầu tư tập trung, thì trong trường hợp này, chưa biết được chiến thuật "lấy thịt đè người" có phát huy tác dụng?
Radar Xband Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Còn về yếu tố Mỹ trong chiến tranh Trung - Nhật, có thể Nhật Bản không đề cập tới, nhưng Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua. Việc Mỹ - Nhật thường xuyên tập trận, Mỹ trang bị vũ khí, tăng cường căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản không phải để đứng nhìn đồng minh bị bắt nạt.
Gần đây nhất, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không, Mỹ - Nhật Bản đã có cuộc tập trận quy mô lớn AnnualEx 2013 để khẳng định khả năng tác chiến, bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản của liên quân này.
Nhưng thực tế, liệu kịch bản mà Nhật đưa ra đã phải áp dụng trong thời gian 10 - 15 năm hay chưa, thì câu trả lời lại thuộc về Trung Quốc. Quốc gia này đã sẵn sàng cho chiến tranh với kình địch hay chưa?
Mặc dù Trung Quốc hung hăng, đơn phương, tuy nhiên, biết địch biết ta, bản thân truyền thông nước này, tờ Thiết Huyết đã có bài bình luận, cho rằng trong 40 năm tới, Trung Quốc mới đủ sức mạnh để một đòn chiếm gọn Senkaku/Điếu Ngư.
Như vậy, với tiềm lực hiện tại, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc đụng độ. Còn trong tương lai, ở cạnh một người láng giềng dã tâm, chắc chắn Nhật cũng không quên đề phòng.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc vẽ kịch bản chiến tranh với Mỹ-Nhật Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 07/12 vừa đăng tải một loạt ảnh với tiêu đề: "Trung-Mỹ đại chiến, Mỹ đặt J-20 vào thiết bị ngắm bắn".. Loạt ảnh này được trích trong video mang tiêu đề Trung Quốc quật khởi, giới thiệu trò chơi Battlefield-4 do công ty sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng của Mỹ là Electronic...