Kiatisak và sứ mệnh trục vớt một thế hệ nhỡ nhàng ở HAGL
Nhiều năm qua, bầu Đức luôn đau đáu về sự trưởng thành bằng nội lực của lứa “gà nòi” do chính tay ông nuôi dưỡng, nhưng bao nhiêu kỳ vọng dường như đều biến thành ảo vọng.
Kiatisak quay trở lại, để HAGL đi một con đường không hề mới: xây bệ phóng từ ngoại binh.
Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy…
20 năm trước, Zico Thái cũng ngồi đây, ôm đàn và hát bài hát mênh mang âm điệu núi rừng Gia Lai. Bài hát mở ra quãng thời gian hoàng kim của “Sắc”, của đội bóng mang thương hiệu “Gỗ” và của ông bầu có những nước đi táo bạo, mở đường.
Ngày ấy, bầu Đức yêu bóng đá đến mê cuồng, thứ mê cuồng vừa mới mẻ vừa dào dạt. Vào tay ông, Pleiku vô danh chỉ trong vài tháng trở thành đại bản doanh của một dải thiên hà. Gia Lai từ một địa phương không có truyền thống đá bóng, thốt nhiên sở hữu liền 2 danh hiệu vô địch V.League. Đấy là nhờ đổ tiền vào ngoại lực.
Bầu Đức tái xuất sân cỏ chỉ vì Kiatisak, và Kiatisak trở lại HAGL “chỉ sau 2 giây suy nghĩ” cũng vì bầu Đức. Ảnh: Quang Thịnh.
Ngoại lực theo cách dụng binh của bầu Đức không bó hẹp chỉ là những ngoại binh như “tổ Thái”: bộ ba Kiatisak – Tawan – Dusit. Nó còn là tập hợp nhân tài từ khắp mọi miền như Phi Hùng, Quốc Vượng (SLNA), Minh Đức (Hà Nội), Mạnh Dũng (Thể Công), Hữu Đang (Khánh Hoà)… Ghép chúng lại với nhau, đội dễ dàng xây được một “dream team” đích thực.
Tuy nhiên, đế chế của Kiatisak trên thực tế không tồn tại quá lâu. Các đội bóng khác cũng dốc hầu bao, cũng dùng ngoại binh làm bàn đạp, và Long An rồi Bình Dương, Đà Nẵng lần lượt chiếm thế thượng phong nhờ sự ưu việt của các cầu thủ châu Phi, Nam Mỹ.
Bầu Đức kiên nhẫn với nguồn cầu thủ Thái cho đến thời của Thonglao, Pipat… rồi cũng buộc phải chuyển kênh. Từ đó, HAGL loay hoay mãi với bài toán cầu thủ ngoại, HLV ngoại mà không có lối ra. Bản thân “Sắc” cũng đã 2 lần được điều động ngồi ghế nóng nhưng không thể tìm lại vầng hào quang xưa cũ, và anh phải trở về Thái để gây dựng cho mình một sự nghiệp cầm quân.
HAGL như con tàu càng đi lâu càng chệch khỏi đường ray. Sức hấp dẫn từ phố núi không còn đủ để mang về những bản hợp đồng chất lượng. Nhiệt huyết của bầu Đức ngày một vơi cạn trước những góc khuất bóng đá nội, ông xa dần những mục tiêu tranh đấu để dồn tâm huyết cho lứa trẻ học viện.
Video đang HOT
Có ai ngờ, đấy lại là khởi điểm cho những niềm tự hào và đau đớn khác.
Trục vớt một thế hệ nhỡ nhàng
Bây giờ có thể tạm coi lứa “gà nòi” mà bầu Đức hết mực yêu thương kỳ vọng ấy là một thế hệ nhỡ nhàng. Họ đã bước sang tuổi 26, 27, cái ngưỡng với cầu thủ Việt Nam là không còn trẻ nữa, nhưng trong tay họ có gì?
Ít nhất thì Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường… cũng góp mặt trong danh sách tuyển Việt Nam đoạt chức vô địch AFF Cup 2018 hay danh hiệu á quân U23 châu Á. Tuy nhiên, đấy không phải sân khấu mà họ là diễn viên chủ chốt. HLV Park Hang-seo vẫn ưu tiên tính kỹ thuật của nhóm cầu thủ HAGL, nhưng hiệu quả và yếu tố chiến thuật không cho phép họ thường xuyên đá chính.
Đến lúc Công Phượng bay cao với HAGL? Ảnh: Quang Thịnh.
Bởi vậy, những ấn tượng còn đọng lại của đám trẻ nhà bầu Đức chỉ là những lần về nhì vang dội ở tuổi U19, những tiếng thở dài tiếc nuối với tần suất dày hơn khi họ bước sang tầm 20, 21, và đỉnh điểm là nỗi cay đắng vô bờ khi thất bại ở SEA Games 2017.
SEA Games là sân chơi mà bầu Đức mường tượng rằng “sắp nhỏ” của ông sẽ chinh phục được để đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam. Giấc mơ lớn (tung cánh trời Âu) trắc trở, giấc mơ nhỏ (SEA Games) cũng tan tành, thứ duy nhất còn lại là sân chơi V.League dường như cũng quá rộng dài khi những đôi chân tiềm năng mãi không phương trưởng.
Bầu Đức chẳng hề tiếc công của để đưa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường du học ở những nền bóng đá lớn mạnh hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ… Tuy nhiên, họ chưa chứng tỏ được giá trị ở đó đã đành, quay về V.League cũng chật vật để thích nghi. HAGL thay vì bay cao như tầm vóc hứa hẹn ở tuổi 19, giờ đây lo trụ hạng, còn ông chủ của họ thì buồn nản đến mức buông một câu để đời: đá cho vui.
Tuy nhiên, “vui” mãi kiểu này không ổn. Văn Toàn bao lần đấm ngực vì những trận thua tức tưởi. Xuân Trường ngày một cùn đi. Công Phượng lóe lên một chút, là khi được cho mượn về TP.HCM mùa trước. Các đồng đội khác thì rơi rụng theo năm tháng, Đông Triều, Văn Sơn, Thanh Tùng… còn mấy ai biết họ ở đâu.
Dĩ nhiên, bầu Đức không nỡ nhìn tuổi thanh xuân của đám “cây nhà lá vườn” cứ trôi qua trong tuyệt vọng. Và ông một lần nữa lại gọi “Sắc” về.
“Sắc” về, quan điểm của bầu Đức vẫn vui như cũ, nhưng tất cả đều hiểu mời một người như Zico “Thái” giữa thời điểm khó khăn vì dịch bệnh không phải để nối dài chuỗi nhạt nhòa, bấp bênh. Ông thầy người Thái ngay lập tức nhìn ra những vấn đề của đội bóng, như thiếu cân bằng giữa công và thủ, thiếu tính hiệu quả, thiếu khả năng tranh chấp.
Vá những lỗi ấy, trong quỹ thời gian chục ngày có lẻ, cách duy nhất là tậu về những tân binh. Ở góc nhìn của Kiatisak, HAGL giờ có thể tạm yên tâm với bộ đôi trung vệ Damir Memovic – cũ và Kim Dong Su – mới. Hàng tiền đạo ngoài sự trở lại của Công Phượng là cái tên Brazil Washington Brandao. Trong khung gỗ, đội cũng bổ sung Tuấn Linh đến từ Quảng Ninh, một người không quá xuất sắc nhưng được đánh giá là ổn định hơn những thủ môn mà HAGL đang có.
Một bộ khung tạm hình thành với các ngoại binh ở những “chốt” quan trọng nhất, Kiatisak đang đi một lối đi không mới, nhưng nó là hợp lý nhất, thực dụng nhất để điều chỉnh HAGL cân đối hơn, giàu tính chiến đấu hơn sau 5 mùa V.League những đứa trẻ Học viện không thể tự bay bằng đôi cánh còn nhiều thiếu khuyết.
Chúng cần một bệ phóng vững vàng như thế để nuôi hy vọng khai thác hết tiềm năng và bắt đầu giai đoạn săn tìm những thành công, dù bây giờ có lẽ cũng đã là khá muộn.
5 HLV lương cao nhất Đông Nam Á: Park Hang Seo hơn Kiatisak, kém xa 2 người
Tờ Goal phiên bản Thái mới đây đã công bố top 5 HLV nhận lương cao nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó có tân HLV Kiatisak của HAGL và HLV Park Hang Seo của ĐT Việt Nam.
5. Kiatisak Senamuang (HAGL)
Hoàng Anh Gia Lai đã gây chú ý trong thời gian qua khi bổ nhiệm Kiatisak làm huấn luyện viên trưởng. Tại đội bóng phố Núi, "Zico Thái" sẽ nhận mức lương 26.000 USD/tháng, tương đương với 312.000 USD/năm.
Trong quá khứ, Kiatisak từng khoác áo HAGL từ năm 2002-2006 và giúp đội bóng của bầu Đức giành 2 chức vô địch V.League liên tiếp vào các mùa giải 2003 và 2004. Còn trong sự nghiệp huấn luyện viên, Kiatisak đã ghi dấu ấn đậm nét khi giúp Thái Lan giành huy chương vàng SEA Games 2013, vô địch AFF Cup 2014 và 2016, vào đến bán kết ASIAD 2014. Do đó, ông được kỳ vọng sẽ giúp lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh... giành thứ hạng cao tại V.League mùa tới.
Park Hang Seo và Kiatisak nằm trong top 5 HLV nhận lương cao nhất Đông Nam Á.
4. Mano Polking (TP.HCM)
Cách đây không lâu, HLV Mano Polking đã được CLB TP.HCM mời về dẫn dắt ở mùa giải 2021. Theo tờ Goal phiên bản Thái, vị chiến lược gia người Brazil sẽ nhận mức đãi ngộ 30.000 USD/tháng (360.000 USD/năm), trở thành HLV nhận lương cao nhất tại V.League.
Trước khi sang Việt Nam, HLV Mano Polking từng dẫn dắt Bangkok United thi đấu khá thành công với 2 lần giành ngôi Á quân Thai League vào các mùa giải 2016 và 2017, cùng tấm Huy chương Bạc Cúp Quốc gia 2017. Đó là cơ sở để ban lãnh đạo TP.HCM tin tưởng ông sẽ giúp đội bóng này đủ sức cạnh tranh các danh hiệu ở mùa giải tới.
3. Park Hang Seo (ĐT Việt Nam)
HLV Park Hang Seo đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam từ năm 2017 và đã biến "Rồng vàng" thành một thế lực đáng nể tại khu vực Đông Nam Á. Chỉ sau gần 4 năm, ông thầy người Hàn Quốc đã giúp U23 Việt Nam giành ngôi Á quân U23 châu Á 2018, vô địch AFF Cup 2018, hạng 4 ASIAD 2018, top 8 Asian Cup 2019 và huy chương vàng SEA Games 2019.
Với những thành tích như vậy, không ngạc nhiên khi HLV Park Hang Seo nhận mức lương lên tới 50.000 USD/tháng (600.000 USD/năm).
2. Akira Nishino (ĐT Thái Lan)
Sau khi chia tay HLV Kiatisak, Liên đoàn bóng đá Thái Lan đã mời HLV Akira Nishino về dẫn dắt với mức lương lên tới 80.000 USD/tháng (960.000 USD/năm). Vị chiến lược gia 65 tuổi từng giúp ĐT Nhật Bản lọt vào vòng 1/8 World Cup 2018 tại Nga. Sau gần 2 năm dẫn dắt, HLV Akira Nishino vẫn chưa giành được danh hiệu hiệu lớn nào cùng đội tuyển xứ Chùa vàng.
1. Shin Tae Young (ĐT Indonesia)
Liên đoàn bóng đá Indonesia đã mời HLV Shin Tae Young về dẫn dắt sau hàng loạt những kết quả tệ hại của đội tuyển quốc gia nước này. ĐT Indonesia hiện đang đứng bét bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á với 0 điểm sau 5 lượt trận, và đã hết cơ hội đi tiếp vào vòng sau.
Tại đội tuyển xứ Vạn đảo, cựu HLV trưởng ĐT Hàn Quốc sẽ nhận mức lương lên tới 1 triệu USD/năm, cao nhất trong các HLV ở khu vực Đông Nam Á. Trước khi sang Indonesia, HLV Shin Tae Young từng có kinh nghiệm dẫn dắt U20, U23 và đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.
HLV Park Hang-seo nói lý do gọi Văn Quyết trở lại ĐT Việt Nam HLV Park Hang-seo khẳng định đây là thời điểm ông cần Văn Quyết để tạo ra những đột biến chiến thuật, khi mà ĐT Việt Nam đã bị bắt bài. Văn Quyết sẽ "làm mới" ĐT Việt Nam Trong đợt tập trung ĐT Việt Nam từ ngày 6 đến 28/12, HLV Park Hang-seo đã gọi trở lại Văn Quyết. Thực tế, Văn Quyết...