Kì diệu ở Si Pa Phìn: Nương lúa, ngô đẩy lùi vườn anh túc
Nhờ tích cực vận động người dân bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng lúa nước…, đến nay xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã không còn những ruộng hoa anh túc. Những nương lúa, ngô đạt năng suất và chất lượng cao đang mang lại no ấm cho người dân nơi đây.
“3 cùng” với người dân
Trước đây, vùng đất Si Pa Phìn nổi tiếng về trồng cây anh túc và buôn bán ma túy. Do địa hình phức tạp, giáp biên giới, vì thế nhiều người dân nơi đây quen với việc trồng cây thuốc phiện, mua bán “cơm đen”.
Nhiều năm sau khi Nhà nước ban hành quyết định cấm tái trồng cây thuốc phiện, người dân vẫn lén lút đi trồng ở những nơi rừng sâu núi thẳm. Để đến triệt phá được những nương thuốc phiện như thế, cán bộ phải đi mất vài ngày, ngủ trên rừng, hay đi trên những mỏm núi đá rất nguy hiểm.
Nhờ phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhiều hộ nông dân ở Si Pa Phìn đã có cuộc sống no ấm, vươn lên làm giàu… Ảnh: T.T
Ông Nguyễn Văn Thái – Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ chia sẻ: “Để bà con không tái trồng cây thuốc phiện là rất khó khăn. Do phong tục và nguồn lợi siêu khủng từ nhựa thuốc phiện mang lại, nên trong những năm trước, nhiều hộ vẫn lén lút trồng cây anh túc ở những khu vực giáp biên giới. Huyện phải thành lập những đoàn công tác thực hiện “3 cùng” với nhân dân, vận động bà con từ bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, làm lúa nước”.
Video đang HOT
Theo đó, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện thực hiện những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập. Cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, những chương trình, dự án của ảng, Nhà nước đã được nhân dân triển khai, mang lại hiệu quả.
Có tiềm năng về đất đai, Si Pa Phìn được huyện quy hoạch là một trong những xã phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Năm 2010, ảng bộ xã Si Pa Phìn đã có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo “Phát triển chăn nuôi gia súc” trên địa bàn. Cùng với tăng cường tuyên truyền, vận động bà con phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, UBND xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. ến nay toàn xã có gần 2,5ha đất trồng cỏ voi, trên 9.000 con trâu, bò.
Tương lai ngày càng tươi sáng
Ông Vàng Văn Lập ở bản Tân Hưng là một trong những hộ người Mông đã tránh xa cây thuốc phiện, lấy nông nghiệp hàng hóa để làm giàu. Hiện ông đang sở hữu đàn trâu, bò trên 50 con, gần 100 con dê, lợn. Bình quân mỗi năm đàn gia súc mang về cho gia đình ông Lập nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Ông Lập bảo: “Từ bỏ cây thuốc phiện, giờ đây, số hộ nghèo, cận nghèo của bản chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Nhiều hộ trong xã còn mạnh dạn vay vốn đầu tư dịch vụ, như gia đình anh Lò Văn Soạn (bản Chiềng Nưa 1), năm 2006 đã vay vốn mua trâu nái, đồng thời đào ao thả cá. Sau 5 năm, anh mua 1 ôtô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nông sản cho người dân quanh vùng. ến nay, cuộc sống của gia đình anh đã khá hơn nhiều.
“Trên những mảnh đất từng trồng cây thuốc phiện bây giờ chỉ còn lúa, ngô, cây ăn quả thôi. Có trồng thuốc phiện mãi thì vẫn đói nghèo, tù tội…” – anh Soạn tâm sự.
Ông Nguyễn ức Cam – Bí thư ảng ủy xã Si Pa Phìn phấn khởi nói: Những năm gần đây, đời sống của người dân trên địa bàn thực sự chuyển biến rõ rệt. Trong tổng số hơn 1.000 hộ với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tại 16 bản, tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ đây chỉ còn 59% theo chuẩn nghèo đa chiều.
Các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục… cũng được bà con quan tâm hơn; riêng trong năm 2018, xã đã có 13/16 bản đăng ký bản văn hóa; trong đó đề nghị công nhận lại 3 bản, giữ vững danh hiệu 1 bản và có 9 bản công nhận mới.
Những mùa hoa anh túc đã không còn, thay vào đấy là những mùa vàng bội thu, những mô hình trang trại chăn nuôi gia súc cho thu nhập cao. Si Pa Phìn là điểm sáng của tỉnh Điện Biên về xóa bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa. Cũng nhờ xóa bỏ cây anh túc, tệ nghiện hút thuốc phiện, tội phạm ma túy hầu như không còn; con trẻ cũng được chăm chút, học hành đầy đủ hơn.
“Tương lai của người Mông ở Si Pa Phìn ngày càng tươi sáng hơn nhờ người lớn đã thay đổi tư duy và con trẻ được đầu tư học hành bài bản” – ông Nguyễn Đức Cam nói vậy.
Theo Danviet
Sớm có giải pháp hỗ trợ hiệu quả đồng bào vùng dân tộc thiểu số
Với tỷ lệ gần 82% số dân trong tỉnh, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên được hưởng nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
Do còn chồng chéo, hỗ trợ mang tính dàn trải, định mức quá thấp... cho nên một số chính sách không hiệu quả, cần được tích hợp hoặc thay đổi hình thức để đem lại hiệu quả cao hơn, phù hợp điều kiện thực tế, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng.
Trông chờ vào các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ nghèo dân tộc thiểu số ở Điện Biên không muốn thoát nghèo.
Dễ nhận thấy nhất trong số những chính sách hỗ trợ vùng DTTS không thật sự hiệu quả vì định mức thấp, hỗ trợ lại mang tính bình quân là chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng chưa có điện. Theo Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11-12-2014 của Bộ Tài chính, từ năm 2014 - 2018, tỉnh Điện Biên đã giải ngân hơn 143 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng thụ hưởng (chủ yếu là hộ đồng bào DTTS nghèo). Riêng năm 2018, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ tiền điện cho 54.920 hộ nghèo, hộ chính sách với tổng kinh phí hơn 36,6 tỷ đồng. Định mức hỗ trợ thấp (46 nghìn đồng/hộ/tháng) cho nên chính sách này không đem lại hiệu quả, ngay đối tượng thụ hưởng cũng không mặn mà. Ông Cà Văn Lả, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Nhé, cho biết: Huyện có hơn 93% số dân thuộc 10 DTTS; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 66,73%. Như vậy, tất cả các thôn, bản của huyện Mường Nhé đều có người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện. Với tổng kinh phí cấp (4 tỷ đồng) để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện, hằng năm, Mường Nhé đều thực hiện nghiêm việc chi trả đến đối tượng thụ hưởng đúng trình tự, quy định. Tuy nhiên, qua ý kiến cơ sở và người dân phản ánh cho thấy, hiệu quả của chính sách không cao. Vì hỗ trợ bằng tiền mặt cho nên hầu hết người thụ hưởng sử dụng không đúng mục đích; nhiều hộ dân ở các bản xa trung tâm không muốn ra xã để nhận hỗ trợ vì số tiền quá ít trong khi chi phí (xăng xe, thời gian) lại cao hơn. Mặt khác, việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền đã làm một bộ phận người dân ngày càng trông chờ, ỷ lại.
Chính sách hỗ trợ con giống (trâu, bò, dê...) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đang được triển khai tại tỉnh Điện Biên bằng nhiều nguồn vốn như: Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới, ề án 79. Còn rất nhiều nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động từ thiện xã hội. Riêng trong giai đoạn 2014 - 2018, nguồn vốn Chương trình 30a đã hỗ trợ hơn 133 tỷ đồng cho 13.297 hộ mua con giống, cây trồng để chuyển đổi mô hình sản xuất; Chương trình 135 hỗ trợ 6.103 con gia súc, 55.192 con gia cầm với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng... Tuy nhiên, hiệu quả đạt được không tương xứng với nguồn lực đầu tư. Nguyên nhân cơ bản do đối tượng được hỗ trợ thờ ơ với việc chăm sóc vật nuôi; cơ quan chuyên môn không kiểm soát được con giống sau khi đã cấp; công tác giám sát, hướng dẫn chăn nuôi không thường xuyên. Tại một số nơi, con giống dự án giao cho người dân không đủ trọng lượng, lại yếu cho nên người dân nhận về chỉ vài hôm sau con vật đã chết. Ông Cháng A Dè, Chủ tịch UBND xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ), cho biết: Xã có hơn 200 người nghiện ma túy mà những hộ có người nghiện thì 100% là hộ nghèo, hằng năm đều được nhận hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều trường hợp nhận trâu, bò giống về được ít ngày đã đem bán để lấy tiền mua ma túy; có người không biết cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho nên khi trâu, bò có biểu hiện ốm thì đem bán hoặc mổ thịt. Từ năm 2014 đến nay, toàn xã Nà Bủng có khoảng 70% số trâu, bò hỗ trợ đã bị người dân bán lấy tiền phục vụ mục đích khác. Ở nhiều huyện khác, như Mường Nhé, Điện Biên Đông..., tình trạng này cũng khá phổ biến.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang đồng thời triển khai chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo Quyết định 11/2010/Q-UBND ngày 30-7-2010 của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a; Chương trình 135; Chương trình xây dựng nông thôn mới... cho nên nhiều hộ không sử dụng hết cây giống được cấp bởi đất ít mà cây giống được cấp thì nhiều. Có người dân dùng tiền hỗ trợ đi mua giống khác vừa lãng phí, vừa không hiệu quả. Cũng như thế, chính sách hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ giáo dục... còn trùng lặp địa bàn, đối tượng hỗ trợ, cho nên gây khó khăn trong thực hiện và đánh giá hiệu quả. Đại diện lãnh đạo nhiều xã, huyện ở tỉnh Điện Biên đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giảm chính sách hỗ trợ trực tiếp (tiền điện, cây, con giống), để một bộ phận người nghèo bớt trông chờ, ỷ lại; trong trường hợp cần thiết hỗ trợ thì phải có điều kiện ràng buộc. Như kiến nghị của Chủ tịch UBND xã Nà Bủng Cháng A Dè thì nên chuyển nguồn vốn hỗ trợ trâu, bò giống sang đầu tư kết cấu hạ tầng; huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ cũng đề nghị chuyển nguồn hỗ trợ tiền điện sang hình thức hỗ trợ khác, như: đầu tư xây dựng trường, lớp học hoặc nhà văn hóa thôn, bản.
Bí thư Huyện ủy iện Biên ông Vừ A Bằng, cho biết: Người DTTS ở Điện Biên Đông nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung đang được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi để xóa đói, giảm nghèo, song nhiều chính sách hỗ trợ mang tính manh mún, nhỏ lẻ cho nên hiệu quả không cao. Ông Bằng dẫn chứng, theo các chính sách hỗ trợ những năm qua thì mỗi hộ nghèo DTTS được hỗ trợ 100 nghìn đồng, tiền điện 46 nghìn đồng/tháng; hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/lao động chuyển đổi nghề theo Quyết định 755/Q-TTg..., chưa kể hỗ trợ con giống và cả thức ăn, thuốc phòng bệnh cho con giống. ể chính sách hỗ trợ người DTTS có hiệu quả hơn, ông Vừ A Bằng đã nhiều lần kiến nghị: "Tích hợp các chính sách hỗ trợ trực tiếp thành chính sách lớn, để nguồn lực hỗ trợ được tập trung, có trọng điểm". Theo Báo cáo 152/BC-HĐND, ngày 5-7-2019 của HĐND tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2014 - 2018 tỉnh Điện Biên triển khai 12 trong số 54 chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào DTTS, vùng DTTS liên quan lĩnh vực giáo dục; 14 trong số 54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS mang tính chất hỗ trợ (muối, dầu, điện); 19 trong số 118 chính sách liên quan giáo dục đồng bào DTTS; 10 trong số 54 chính sách liên quan công tác cán bộ; 9 trong số 118 chính sách thuộc lĩnh vực lâm nghiệp liên quan đồng bào DTTS. Do chồng chéo về nội dung, trùng lặp về địa bàn, định mức hỗ trợ thấp... đã làm giảm hiệu quả của chính sách và khiến một bộ phận người dân ngày càng trông chờ, ỷ lại. Ở không ít bản vùng cao, người DTTS được hỗ trợ nhiều cho nên họ không chỉ quen với việc hỗ trợ mà thậm chí còn kén chọn cả vật hỗ trợ. Có nơi (như xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ), xi-măng hỗ trợ chương trình làm nhà cho hộ nghèo, chờ mãi người dân không đến nhận. Còn tình trạng nhận cây giống về rồi dựng đầy góc vườn mà chẳng biết loại cây gì, do chương trình nào hỗ trợ là chuyện rất thường thấy ở các bản vùng cao các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé và Điện Biên...
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, rất cần tích hợp các chính sách hỗ trợ trong cùng một đối tượng, địa bàn, lĩnh vực để dễ triển khai thực hiện. Đồng thời, giảm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân mà thay vào đó nên tăng đầu tư phát triển hạ tầng và hỗ trợ nhóm hộ, cộng đồng thôn, bản.
BÀI, ẢNH: LÊ LAN
Theo NDĐT
Mưa lũ, sét đánh gây thiệt hại tại Điện Biên Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió nên từ ngày 24 và 26-6, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có mưa rào và dông rải rác. Mưa lớn, sét đánh đã khiến một người tử vong và gây thiệt hại về tài sản của người dân trên địa bàn....