Khuyến nghị xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên từ SEAMEO
Khung năng lực giáo viên dành cho các nước Đông Nam Á – do SEMEO xây dựng, như một văn bản mang tính khuyến nghị cho tất cả các nước trong khối; để từ đó mỗi nước căn cứ vào tình hình cụ thể của mình đề xuất phương án xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Dự thảo Khung năng lực nói trên đang được SEMEO xây dựng và công bố trong thời gian tới.
ảnh minh họa
TS Tôn Quang Cường – Phó chủ nhiệm khoa phụ trách Khoa Sư phạm (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) – với báo Giáo dục và Thời đại xung quanh Dự thảo này.
- TS có thể một số thông tin cơ bản về Khung năng lực giáo viên dành cho các nước Đông Nam Á sẽ được công bố tới đây?
Năm 2010, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã có bản báo cáo tổng quan đánh giá chuẩn năng lực giáo viên hiện tại của 11 nước trong khu vực liên quan đến mọi khía cạnh: đặc trưng phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên, chính sách và quá trình xây dựng chuẩn năng lực, đánh giá và giám sát thực hiện chuẩn năng lực giáo viên, chính sách thưởng, đãi ngộ, khuyến khích và các khuyến nghị chung trong bối cảnh giáo dục thế kỉ 21.
Bản báo cáo đã đưa ra khuyến nghị chung cho các nước, làm căn cứ để xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên cơ sở cụ thể hóa bối cảnh từng quốc gia. Đồng thời, bản báo cáo cũng gợi ý cho các nước nên xây dựng và cụ thể hóa các chuẩn theo tiếp cận “trục đối ngẫu”: trách nhiệm và năng lực (đáp ứng trách nhiệm đó) của giáo viên.
Khung năng lực có thành tố chính là 4 lĩnh vực thể hiện đặc thù công việc nghề nghiệp của giáo viên. Mỗi lĩnh vực được chia ra thành những năng lực chung kèm theo mô tả, biểu hiện của năng lực đó và ở mỗi biểu hiện đều có một “chỉ số thành công”. Cụ thể 4 lĩnh vực này như sau:
Lĩnh vực 1 là biết và hiểu những gì tôi dạy (có thể hiểu là năng lực chuyên môn), với 3 năng lực chung: Hiểu biết sâu và rộng về những vấn đề kiến thức chuyên môn; hiểu biết về những thách thức chính sách trong giáo dục và chương trình; cập nhật những vấn đề về địa phương, vùng, quốc gia và phát triển toàn cầu.
Lĩnh vực 2 là giúp đỡ người học học tập, với 2 năng lực chung: Hiểu biết về người học; sử dụng những chiến lược dạy và học hiệu quả nhất.
Lĩnh vực 3 là kết nối với cộng đồng, với 3 năng lực chung: Kết nối với cha mẹ hoặc người bảo hộ; thu hút cộng đồng trong việc hỗ trợ học sinh học tập; tôn trọng người khác và chấp nhận sự khác biệt.
Lĩnh vực 4 là trở thành người giáo viên tốt hơn mỗi ngày, với 3 năng lực chung: Biết mình biết người; thể hiện sự nhân văn trong cuộc sống và trong công việc; biết điều khiển, quản lý hoạt động nghề nghiệp.
TS Tôn Quang Cường giảng bài
- Ông ấn tượng với điều gì ở Khung năng lực giáo viên này của SEMEO?
Video đang HOT
Điều tích cực của Khung năng lực này là tính chất định hướng và theo cách tiếp cận, đánh giá dựa trên nguyên lý; cách xây dựng gọn và bao quát. Điều này phù hợp ở mặt vĩ mô vì đây là văn bản mang tính khuyến nghị cho tất cả các nước trong khối. Trên cơ sở đó, các nước sẽ cụ thể hóa tùy theo từng điều kiện cụ thể.
Bên cạnh đó, tại đây đã mô tả được hình ảnh giáo viên ở tầm khu vực và những yêu cầu rất mới đối với giáo viên ở thế kỷ 21. Nếu đạt được điều này, giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu ở bất kỳ đất nước nào trong khối ASEAN.
- Ông có nhận định như thế nào về chuẩn giáo viên hiện hành so với dự thảo Khung năng lực giáo viên dành cho các nước Đông Nam Á do SEMEO xây dựng?
Về cơ bản, chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành đã có dáng dấp trong khung năng lực này. Tuy nhiên, chuẩn giáo viên của Việt Nam rất đặc thù ở 2 khía cạnh:
Thứ nhất, nhấn mạnh vào phẩm chất chính trị; thứ 2, năng lực phát triển chuyên môn vẫn tập trung vào mô tả yêu cầu của nghề nghiệp (mô tả công việc hiện tại) hơn là tạo cho họ định hướng của phát triển nghề nghiệp (tự đánh giá, soi chiếu, cải tiến để phát triển).
Tôi cho rằng, trong chuẩn giáo viên đang xây dựng cần phải thay đổi điều này.
- Vậy theo ông, bài học gì cho Việt Nam khi xây dựng chuẩn giáo viên từ khung năng lực giáo viên của SEMEO?
Những bài học có thể rút ra từ Khung năng lực giáo viên dành cho các nước Đông Nam Á như sau:
Thứ nhất, xây dựng chuẩn nên ngắn gọn, nhưng hướng dẫn chuẩn cần tỷ mỉ, đơn giản, dễ hiểu để bất kì giáo viên nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng, so chiếu trong công việc hàng ngày . Chuẩn mang tính chất chung, định hướng; nhưng hướng dẫn thực hiện chuẩn nên chi tiết, cụ thể là vì thế.
Thứ hai, những mô tả về mặt chỉ số, chỉ báo sẽ có một dải tương đối lớn, để mỗi một người tùy vào điều kiện cụ thể của mình để thực hiện, phấn đấu. Chuẩn nên mang tính định hướng phấn đấu cao chứ không phải dùng chuẩn để đánh giá giáo viên theo mục đích về hành chính.
Thứ ba, trong mỗi nội hàm miêu tả của lĩnh vực, của năng lực, của chỉ báo, của minh chứng đều có 1 cho đến 2 từ khóa giúp giáo viên dễ nhận diện được yêu cầu cần thực hiện.
Tuy nhiên, có mấy điểm rất thách thức:
Thứ nhất, thói quen đánh giá theo chuẩn chưa rõ nét nên việc xây dựng chuẩn theo cách tiếp cận này đôi khi có thể sẽ làm khó cho một người giáo viên cụ thể.
Thứ hai, một số yêu cầu về năng lực trong chuẩn còn khá mới, thách thức đối với tư duy với văn hóa, với thực tế cuộc sống ở Việt Nam.
Thứ ba, yêu cầu với giáo viên thế kỷ 21 là nắm bắt được xu thế phát triển và vấn đề mang tính toàn cầu, điều này giáo viên Việt Nam còn hạn chế.
“Năng lực chung của giáo viên là năng lực cốt lõi được đúc kết, hội tụ bởi các thành tố: Phẩm chất đặc trưng nghề nghiệp, kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, các chuẩn mực đạo đức và giá trị nghề nghiệp/cá nhân, sự phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời”.
Khung năng lực giáo viên dành cho các nước Đông Nam Á
Theo Giaoducthoidai.vn
Bài học từ chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Úc
Sau khi được Hội đồng Bộ trưởng MCEECDYA thông qua, Viện lãnh đạo trường học và sư phạm Úc (Australian Institute for Teaching and School Leadership - AITSL) đã ban hành Bộ chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Australian Professional Standards for Teachers) vào tháng 2/2011.
ảnh minh họa
Đánh giá giáo viên trên 3 mặt
Năng lực của người giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất trong giáo dục. Nó ảnh hưởng nhiều nhất tới quá trình học tập của học sinh, nhiều hơn bất cứ một chương trình hay chính sách giáo dục nào.
Trong Hợp tác quốc gia về cải tiến chất lượng giáo viên và Bản tuyên bố Melbourne về mục tiêu giáo dục cho thanh thiếu niên Úc, việc nâng cao chất lượng giáo viên được coi là một cải cách cần thiết trong cải thiện chất lượng học sinh và đảm bảo hệ thống giáo dục mang đẳng cấp quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, từ năm 2009 đến 2010, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục, phát triển nhi đồng và thanh thiếu niên, nhóm Chuẩn quốc gia của Hội đồng cấp cao này chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên.
Theo TS Tôn Quang Cường - Phó chủ nhiệm khoa phụ trách Khoa Sư phạm (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đươc xây dưng và phát triển dựa trên cơ sở thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đặc thù, sự gắn kết mật thiết giữa những hiểu biết, khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình phát triển cá nhân và giá trị nghề nghiệp.
Bộ chuẩn cung cấp cơ sở cho mọi giáo viên tự đánh giá về năng lực của bản thân, giúp định hướng phát triển nghề nghiệp, nâng cao năng lực thực hành nghề, đóng góp cho sự chuyên nghiệp hóa trong giảng dạy, giáo dục và tạo ra vị thế tích cực của nghề trong xã hội.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Úc chia theo bốn giai đoạn, được thể hiện trong từng lĩnh vực hoạt động chức năng, từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp của giáo viên từ khi mới vào nghề (Graduate); thành thạo nghề (Proficient); có uy tín trong nghề (Highly Accomplished); dẫn dắt và lãnh đạo chuyên môn (Lead).
Cấu trúc Bộ chuẩn này đánh giá trên 3 mặt: kiến thức chuyên môn; thực hành nghề nghiệp và sự tham gia nghề nghiệp; gồm 7 tiêu chuẩn, 37 tiêu chí, 148 chỉ báo (dấu hiệu mô tả) bao phủ toàn bộ các khía cạnh công việc của giáo viên trong nhà trường trong các giai đoạn phát triển nghề nghiệp cá nhân.
Về kiến thức chuyên môn có 2 tiêu chuẩn để đánh giá là: Hiểu học sinh và hiểu học sinh học như thế nào; Hiểu nội dung và phương pháp giảng dạy.
Về thực hành nghề nghiệp có 3 tiêu chuẩn để đánh giá là: Xây dựng giáo án và thực hiện những phương pháp dạy và học hiệu quả; Tạo ra và duy trì môi trường học tập an toàn và có sự hỗ trợ; Đánh giá, cung cấp phản hồi và báo cáo về quá trình học tập của học sinh.
Về sự tham gia nghề nghiệp có 2 tiêu chuẩn để đánh giá: Tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn; Tham gia nghề nghiệp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và với cộng đồng.
Khung chuẩn hữu ích cho các bên liên quan đến giáo dục
Chi tiết các tiêu chuẩn, TS Tôn Quang Cường cho biết: Về kiến thức chuyên môn, tiêu chuẩn 1 tập trung vào việc đánh giá năng lực hiểu về thể chất, xã hội, sự phát triển trí tuệ và đặc điểm tính cách của học sinh; hiểu về khả năng học tập; hiểu nền tảng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và kinh tế xã hội của học sinh; có chiến lược giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số, hải đảo; có năng lực phân hóa trong giảng dạy để đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của học sinh; có chiến lược giáo dục hòa nhập, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật.
Tiêu chuẩn 2 đánh giá năng lực hiểu nội dung và chiến lược giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn mà người giáo viên đảm nhận; lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học; hiểu về chương trình giáo dục và các phương pháp đánh giá; chiến lược về dạy chữ và số; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Về thực hành nghề nghiệp, tiêu chuẩn 3 đánh giá năng lực xây dựng mục tiêu học tập mang tính thử thách; xây dựng và cấu trúc chương trình; sử dụng các chiến lược giảng dạy; lựa chọn và sử dụng học liệu; giao tiếp hiệu quả trong lớp học; đánh giá và nâng cao chương trình dạy học; thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh (người bảo hộ) vào quá trình giáo dục.
Tiêu chuẩn 4 đánh giá năng lực hỗ trợ học sinh tham gia đầy đủ lớp học; quản lý các hoạt động trong lớp học; quản lý những hành vi có tính thách thức; duy trì sự an toàn của học sinh; sử dụng ICT một cách an toàn, trách nhiệm và có đạo đức.
Tiêu chuẩn 5 đánh giá về năng lực đánh giá học tập của học sinh; cung cấp những phản hồi về học tập của học sinh; đưa ra những đánh giá mang tính so sánh và nhất quán; đọc hiểu dữ liệu của học sinh và báo cáo kết quả học tập của học sinh.
Về sự tham gia nghề nghiệp, tiêu chuẩn 6 đánh giá năng lực tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn. Tiêu chuẩn này tập trung vào đánh giá việc xác định và lên kế hoạch cho việc rèn luyện chuyên môn; tham gia học tập nâng cao chuyên môn và cải thiện thực hành giảng dạy; tham gia cùng với đồng nghiệp cải thiện chuyên môn, nghiệp vụ; áp dụng vào nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Tiêu chuẩn 7 đánh giá mức độ đáp ứng về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; Tuân thủ theo những yêu cầu, quy định của pháp luật và tổ chức; sự tham gia với cha mẹ học sinh và người bảo hộ; sự tham gia trong cộng đồng giáo dục.
"Bộ Chuẩn là một khung chuẩn hữu ích cho các bên liên quan đến giáo dục như: giáo viên, lãnh đạo nhà trường, các tổ chức giáo viên, hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng. Các nguồn thông tin phục vụ đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa trên bản tự đánh giá của giáo viên, các minh chứng tương ứng, và ý kiến đánh giá của lãnh đạo, đồng nghiệp và cha mẹ học sinh" - TS Tôn Quang Cường cho hay.
"Ở Việt Nam, năng lực giáo viên cũng là một trong những vấn đề giáo dục được quan tâm của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó với sự nghiệp phát triển đất nước trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa cũng như là yếu tố cốt lõi tạo ra sự phát triển bền vững cho tất cả các cơ sở giáo dục.
Từ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Úc, chúng tôi nhận thấy, cùng với sự thay đổi nhanh chóng về điều kiện kinh tế, xã hội và sự đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông, việc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Việt Nam cần đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế, trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa là thực sự cần thiết".
Theo Giaoducthoidai.vn
Kiến thức tích hợp môn Khoa học Tự nhiên: Đảm bảo tính khoa học và nhất quán Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học mới (so với chương trình giáo dục hiện hành), là môn học tích hợp phát triển từ môn "Tìm hiểu tự nhiên" ở các lớp 4, 5. ảnh minh họa KHTN là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và...