Khuyến nghị về học tập suốt đời trong Luật Giáo dục sửa đổi
Một trong những khuyến nghị của Unicef và Unesco đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi là xem xét phản ánh những nội dung quan trọng về “ Học tập suốt đời” vào phần liên quan đến giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa
Trong khuyến nghị được đưa ra tại hội nghị về các vấn đề trẻ em trong Luật Giáo dục sửa đổi do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Unicef tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Unicef và Unesco cho rằng: Một số quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương đã xác định học tập suốt đời là ưu tiên hàng đầu trong hiến pháp, luật pháp và chính sách quốc gia, đặc biệt là liên quan đến việc thúc đẩy phát triển bền vững.
Mục tiêu phát triển bền vững số 4 hướng tới một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, có chất lượng và tạo cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Có nhiều định nghĩa về học tập suốt đời, mặc dù chúng khá tương đồng. Học tập suốt đời được mô tả trong Khung hành động 2030 về Giáo dục như sau:
“Gốc rễ của học tập suốt đời chính là việc tích hợp học tập và cuộc sống, với những hoạt động học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, người lớn, người già, trai, gái, nam nữ) và trong mọi hoàn cảnh, bối cảnh của cuộc đời (gia đình, nhà trường, cộng đồng, công sở…), bằng nhiều phương thức khác nhau (chính quy, không chính quy và phi chính quy) nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng.
Những hệ thống giáo dục nào thúc đẩy học tập suốt đời đều áp dụng cách tiếp cận tổng thể và toàn ngành với sự vào cuộc của tất cả các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo nhằm đảm bảo cung cấp các cơ hội học tập cho mọi người.”
Trong bối cảnh Việt Nam, Unicef và Unesco cho rằng, dường như giáo dục thường xuyên được sử dụng để thúc đẩy học tập suốt đời, nhưng giáo dục thường xuyên không nhất thiết phản ánh tất cả các khía cạnh của học tập suốt đời, như đã mô tả trên đây. Do đó, cần xem xét tăng cường những thuộc tính quan trọng của học tập suốt đời.
Video đang HOT
Những thuộc tính đó bao gồm : (i) sự kết nối giữa các cấp học và trình độ đào tạo nhằm đảm bảo tính mở và mềm dẻo trong các con đường học tập; (ii) đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, nhất là những đối tượng dễ tổn thương trong đó có người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người di cư, và trẻ em trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương và nhưng người bị ảnh hưởng bởi đói nghèo, và (iii) thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho mọi người, nhất là bình đẳng giới.
Từ những phân tích trên, Unicef và Unesco khuyến nghị xem xét phản ánh những nội dung quan trọng về “Học tập suốt đời” vào phần liên quan đến giáo dục thường xuyên khi sửa đổi Luật Giáo dục.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
GS.TS Phạm Tất Dong: Cần có hệ thống giáo dục mở đích thực
S.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đề xuất: Tới đây, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục cần có điều, khoản khẳng định về tầm quan trọng của giáo dục không chính quy.
ảnh minh họa
Xây dựng xã hội học tập chứ không phải là xã hội giáo dục
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, vấn đề học tập suốt đời đã được thế giới đặt ra từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II và được đặc biệt chú ý thúc đẩy khi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III (có người gọi là Cách mạng khoa học và Công nghệ) tạo ra những cơ sở vật chất và kỹ thuật cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Khái niệm xã hội học tập cũng dần dần được đưa vào các văn kiện về Chiến lược phát triển giáo dục của nhiều quốc gia.
GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh, người ta chủ trương xây dựng xã hội học tập chứ không phải là xã hội giáo dục, bởi vậy việc xây dựng một xã hội mà trong đó có đủ các thiết chế giáo dục là cần thiết, có thể làm được nếu có quyết tâm chiến lược và sẽ thuận lợi hơn khi giàu có, nhưng để từng người dân (không phân biệt giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội, trình độ nghề nghiệp, dân tộc, địa vị xã hội...) tự giác học tập suốt đời, coi học như một nghĩa vụ công dân, thì không phải là chuyện dễ dàng.
Bản thân Luật Giáo dục hiện hành đang thể hiện khá rõ nét nước ta là một xã hội giáo dục đang phát triển, nhưng qua Bộ Luật này, xã hội học tập vẫn là một hình ảnh mờ nhạt.
Xét từ góc độ xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập để nhìn vào nội dung Luật Giáo dục hiện nay, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, trong Luật, hệ thống giáo dục ban đầu có cấu trúc rõ nét. Đó là hệ thống giáo dục chính quy, bao gồm các thiết chế, các cơ sở giáo dục dành cho thế hệ trẻ, từ giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo đến giáo dục đại học, còn hệ thống giáo dục tiếp tục thì chỉ tập trung vào vài điều của giáo dục thường xuyên.
Giáo dục tiếp tục là hệ thống những thiết chế giáo dục, những cơ sở dành cho người lớn, giúp họ học theo hình thức giáo dục không chính quy.
Người lớn là đối tượng chính của việc tổ chức học tập suốt đời, bởi hệ giáo dục ban đầu sẽ đồng hành với thế hệ trẻ cho đến khi họ học xong bậc học cao nhất là đại học (khoảng 22-23 năm).
Sau khi học xong vòng đầu này thì tất cả đều đi vào vòng giáo dục thứ hai, và giáo dục lần này sẽ đi theo con người cho đến khi họ kết thúc cuộc sống.
Ảnh minh họa/internet
Xây dựng nước ta thành một xã hội học tập
Từ nhận xét này, GS.TS Phạm Tất Dong kiến nghị: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục tới đây, nhất thiết phải cân đối các điều, các khoản về giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục. Như vậy, chúng ta mới có hệ thống giáo dục mở đích thực.
Trong Luật nên dùng những khái niệm giáo dục người và việc học tập của người lớn. Có người rất ngại cụm từ giáo dục người lớn, đó là một sự vô lý. Trên thế giới, cứ khoảng 5 - 6 năm lại có một hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn. Đến năm 2015, đã có 11 Hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn được tổ chức. Tiếc rằng, Việt Nam chưa bao giờ có đại biểu đi dự những Hội nghị này.
Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, trong Luật cần có điều khẳng định về tầm quan trọng của giáo dục không chính quy cho người lớn, khẳng định phải đầu tư hơn nữa cho sự phát triển các cơ sở giáo dục không chính quy để hơn 60 triệu người lớn (từ người bắt đầu đi vào lao động cho đến những người về hưu, những người cao niên) để tạo ra những điều kiện thuận lợi, giúp người lớn tiến hành việc học tập của mình.
Sau mấy năm nữa, Quốc hội nên quan tâm đến việc xây dựng nước ta thành một xã hội học tập và việc sửa Luật Giáo dục lần tiếp theo, nên đưa vào Luật những yêu cầu phải có để bảo đảm ai cũng được học hành, ai cũng học suốt đời.
Mặt khác, cần coi trọng những yêu cầu sau đây của xã hội học tập:
Thứ nhất, tạo ra các cơ hội học tập từ phổ thông đến đại học một cách bình đẳng giữa các công dân;
Thứ hai, thúc đẩy việc học tập trong từng gia dình và từng cộng đồng;
Thứ ba, thúc đẩy việc học cho công việc và học tại nơi làm việc;
Thứ ba, mở rộng sử dụng các công nghệ học tập hiện đại;
Thứ thư, xây dựng văn hóa học tập suốt đời.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hệ thống giáo dục mở nên hiểu theo cách của thế giới Đó là ý kiến của TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục về hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mở (open education) là giáo dục trong đó các rào cản trên con đường đến với giáo dục được gỡ bỏ. Hướng...