Khuyến nghị thư viện trường áp dụng danh mục sách
Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, khuyến nghị các thư viện trường tiểu học áp dụng danh mục xuất bản phẩm tham khảo để hỗ trợ công tác dạy và học.
Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Lâu nay, thư viện tại trường học được trang bị sách dồi dào nguồn cung nhưng phần lớn đều gặp khó khăn trong việc thiết lập danh mục sách phân chia theo chủ đề môn học, cấp lớp để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của thầy cô và học sinh. Hội Xuất bản Việt Nam, Văn phòng đại diện phía Nam đã thực hiện khảo sát để xác nhận thực trạng.
Từ đó, nhiều đơn vị giáo dục đã đề xuất Hội Xuất bản Việt Nam cùng các đơn vị xuất bản thiết lập danh mục sách để thuận tiện sử dụng nguồn tài liệu hỗ trợ dạy và học trong nhà trường.
Nhận thấy các giáo viên trong trường bận rộn, thiếu thời gian và lúng túng không biết nên lập danh mục dựa trên cơ sở nào, đầu năm 2020, Hội Xuất bản Việt Nam đã triển khai dự án thiết lập Danh mục sách khuyến nghị hỗ trợ dạy và học trong nhà trường – gọi tắt là Danh mục sách.
Trao đổi với Zing, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam, cho biết Hội đã chủ động gửi khung chương trình giảng dạy tới các nhà xuất bản, yêu cầu các nhà xuất bản lập giúp danh mục sách phù hợp dựa trên khung chương trình ấy.
Video đang HOT
Danh mục sách được chọn ra đều là những cuốn sách về tri thức, khám phá khoa học, ngôn ngữ, văn học, truyện về đạo đức, nhân cách, lối sống, về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, về lịch sử địa phương… là những câu chuyện vui tươi, nhẹ nhàng, hấp dẫn liên quan đến từng bài học, từng môn học với những tranh ảnh, hình vẽ phong phú, kiến thức gợi mở, phù hợp với học sinh theo lứa tuổi của từng lớp.
“Sau khi nhận danh sách từ các nhà xuất bản xong, tôi gửi cho 51 thầy cô giáo, nhờ họ đọc và viết nhận xét từng cuốn một để đưa ra danh mục”, ông Lê Hoàng chia sẻ.
Ông cho biết danh mục này sẽ giúp người làm giáo dục tổ chức tốt thư viện, đáp ứng nhu cầu của bộ giáo dục, hỗ trợ việc dạy và học, đồng thời, giúp các em nhỏ hình thành thói quen đọc từ sớm, phát triển được văn hóa đọc.
Ông Lê Hoàng cho rằng danh mục sách này sẽ giúp các em nhỏ hình thành thói quen đọc từ sớm, phát triển được văn hóa đọc. Ảnh: Điệp Chelsea.
TS Nguyễn Thị Ngọc Minh – Giảng viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, người sáng lập viên Dự án phát triển văn hóa đọc “Sách ơi mở ra” – nhận xét: “Tôi đã đọc kĩ từng cuốn sách được tuyển lựa cho danh mục, và cảm tưởng chung là khâm phục tâm huyết, sự tỉ mỉ và cẩn trọng của những người đã góp sức làm ra danh mục này… Việc bám sát vào chương trình phổ thông mới, sắp xếp sách theo từng chủ đề, lớp học như thế này sẽ rất hữu ích cho giáo viên, phụ huynh và học sinh”.
Ông Huỳnh Thế Nhã, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chính Nghĩa, quận 5, TP.HCM cho biết ông cũng muốn phát triển thư viện, nhưng vì ngân sách đầu tư có hạn, sách lại đa dạng nên quá trình chọn lọc khá vất vả. “Dù cố gắng nhưng không sao tránh khỏi việc ‘đầy nhưng chưa đủ’. Nhà trường trang bị thật nhiều và làm đầy các kệ sách nhưng tìm được đúng các tựa sách phù hợp với chương trình giáo dục thì lại chưa đủ, thực sự khó khăn lắm”, ông chia sẻ.
Ông bày tỏ lòng tâm đắc và nhận thấy Danh mục sách khuyến nghị hỗ trợ dạy và học cấp Tiểu học chính là một giải pháp đúng thời điểm và cần thiết đối với thư viện trường Tiểu học hiện nay. “Với Danh mục sách này tôi sẽ giải quyết được cả 2 bài toán về đầu tư kinh phí mua sách và thay đổi không gian hoạt động mới cho thư viện”, ông Huỳnh Thế Nhã cho biết.
Ông Vũ Thái Phước Trí, Cán bộ thư viện, Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3, TP.HCM – nghĩ rằng sự ra đời của Danh mục sách khuyến nghị hỗ trợ dạy và học cấp Tiểu học sẽ giúp cán bộ thư viện có thêm cơ sở để tham mưu với Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch bổ sung sách hàng năm.
Ông nhận xét: “Các tài liệu trong danh mục được sắp xếp theo từng chủ đề cụ thể của mỗi môn học, của từng khối lớp; đã được giáo viên các trường Tiểu học thẩm định và chọn lọc. Chính vì vậy, tôi tin là danh mục này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thư viện nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh”.
'Đòn bẩy' từ xã hội hóa
Xã hội hóa hoạt động văn hóa, trong đó có lĩnh vực thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang được các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh quan tâm.
Học sinh Trường THCS Lê Quang Định (TP.Biên Hòa) đọc sách thiếu nhi do phụ huynh trao tặng tại Thư viện trường. Ảnh: My Ny
Ở Đồng Nai, nhiều thư viện, trường học đã tích cực kêu gọi sự chung tay, góp sức của cộng đồng nhằm đa dạng hóa các đầu sách, tài liệu, trang thiết bị... phát triển thư viện và văn hóa đọc cộng đồng.
* Chung tay đưa sách đến bạn đọc
Hơn 2 năm qua, nhiều phụ huynh học sinh trên địa bàn tỉnh đã tập hợp thành từng nhóm, mua nhiều đầu sách thiếu nhi của NXB Đồng Nai trao tặng thư viện trường có con em theo học. Tiêu biểu như: Trường THCS Lê Quang Định (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa); Trường THCS Lê Văn Tám (P.Quang Vinh, TP.Biên Hòa); Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa)... Trong đó, bộ tranh truyện Danh nhân đất Đồng Nai (5 cuốn) được lựa chọn nhiều nhất.
Chị Trương Thu Hường, có con học tại Trường THCS Lê Quang Định cho hay: "Ngoài việc khuyến khích con đọc sách ở nhà, nhóm phụ huynh ở Trường THCS Lê Quang Định đã lên kế hoạch trao tặng cho nhà trường tủ sách thiếu nhi. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những bộ sách do NXB Đồng Nai ấn hành vừa phù hợp với lứa tuổi, vừa giúp các con tìm hiểu rõ hơn văn hóa, lịch sử Đồng Nai. Chỉ hơn 1 tuần, chúng tôi vận động được hơn 1 ngàn cuốn sách để trao tặng cho nhà trường. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều nhóm phụ huynh cùng chung tay, góp sức, xây dựng tủ sách, phát triển văn hóa đọc".
Nhiều cá nhân trên địa bàn tỉnh lại chọn cách trao tặng sách trực tiếp cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, yêu thích đọc sách. Trong đó có nhà văn Nguyễn Thái Hải, nhà văn Hoàng Ngọc Điệp, anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Công ty TNHH Nai House); ThS Nguyễn Huỳnh Thuật - sáng lập viên dự án Rừng gọi Cát Tiên (Cát Tiên Forest Call)... Đây là hoạt động thường niên được các cá nhân duy trì trong nhiều năm qua. Riêng nhà văn Nguyễn Thái Hải mỗi năm xuất bản từ 2-5 cuốn sách thiếu nhi, ông dành toàn bộ số sách được nhận và số tiền viết sách để mua sách của mình trao tặng cho các em học sinh.
Tại Thư viện tỉnh, nhiều năm nay hoạt động xã hội hóa đã diễn ra với nhiều hình thức và cách làm khác nhau. Trong đó, Thư viện tỉnh đã tiếp nhận hàng bản sách, hàng trăm đĩa CD/VCD do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng; hơn 3 ngàn cuốn sách do Tập đoàn Trung Nguyên và Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam trao tặng cùng với hàng chục mét vuông thảm trải sàn phòng đọc phục vụ thiếu nhi...
Mới đây nhất, Thư viện tỉnh đã đón nhận 2 tủ sách do PGS-TS Huỳnh Văn Tới (3 ngàn bản sách) và Trung tâm Văn miếu Trấn Biên (680 bản sách) trao tặng. Các tủ sách này phần lớn do PGS-TS Huỳnh Văn Tới biên soạn, sưu tầm, đang được trưng bày và phục vụ bạn đọc tại Phòng Đọc tổng hợp của Thư viện tỉnh. Không chỉ giới thiệu, quảng bá về văn hóa, lịch sử Đồng Nai, các tủ sách còn có ý nghĩa giáo dục, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
* Diện mạo mới cho hệ thống thư viện
Hoạt động xã hội hóa đọc sách trong và ngoài thư viện đang tạo luồng sinh khí mới cho hoạt động thư viện nói riêng và phát triển văn hóa đọc nói chung, kích thích được sự ham thích đọc sách của học sinh. Cũng nhờ các nguồn lực xã hội hóa mà diện mạo của nhiều thư viện trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi trong những năm gần đây, với cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, bổ sung thiết bị công nghệ, triển khai nhiều hoạt động liên quan đến đọc sách ngày một đều đặn hơn.
Giám đốc Thư viện tỉnh Nguyễn Ngọc Thành khẳng định, xã hội hóa hoạt động của thư viện sẽ là việc làm thường xuyên, lâu dài, được Thư viện tỉnh quan tâm. Thư viện tỉnh mong muốn và kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp chung tay với hệ thống thư viện, tiếp tục ủng hộ sách và cơ sở vật chất, thiết bị..., đưa sách đến gần hơn với bạn đọc. Qua đó, đáp ứng nhu cầu đọc sách, giải trí của bạn đọc trong tỉnh, để văn hóa đọc trong cộng đồng ngày càng lan rộng và đạt hiệu quả.
Tìm hướng đi cho ngành xuất bản Ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cho rằng nâng cao tỷ lệ đọc sách cho người dân là giải pháp mấu chốt quyết định sự phát triển của toàn ngành. Năm 2021, cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành xuất bản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Trong hoàn cảnh đó, các đơn vị...