Khuyến nghị chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội
Ngày 1/9, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã gửi đến Chính phủ, các cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương bản báo cáo khuyến nghị chính sách khẩn cấp (mang tính ngắn hạn) nhằm tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường.
Người dân mua hàng hóa tại siêu thị Vinmart. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Với vai trò là cơ quan nghiên cứu tư vấn chiến lược và chính sách kinh tế xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập hợp các nhà khoa học của Trường để đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng bản báo cáo khuyến nghị này.
Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay, biện pháp kiểm soát lưu thông và quan niệm “hàng thiết yếu” ở các địa phương khác nhau đã gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến chế tạo như điện, điện tử, máy móc thiết bị… bị đứt gãy cung lao động và nguyên vật liệu. Chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản và nông sản đứt gãy lao động, thị trường, vận chuyển. Chuỗi cung ứng hàng dệt may đứt gãy do lao động bị giãn cách, chi phí đáp ứng điều kiện sản xuất quá cao.
Về thực trạng an sinh xã hội, việc thực thi các chính sách an sinh xã hội cho người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và niềm tin của nhân dân. Nhiều lao động buộc phải nghỉ việc hoặc phải thỏa thuận ngừng việc, giãn việc… nhưng không được hưởng chế độ kịp thời do các quy định hành chính không thể thực hiện khi bị phong tỏa, cách ly.
Nhiều lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ hoặc có tham gia nhưng doanh nghiệp vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội nên không được coi là đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 7/1/2021 và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021. Nhiều lao động phi chính thức đã hoàn toàn mất sinh kế khi các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 nhưng họ không là đối tượng trong các quy định hỗ trợ hiện nay… Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị các chính sách nhằm tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội.
Cụ thể, để tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng, khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 16, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường; đặc biệt, các lao động tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có không gian độc lập tách rời khu dân cư. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc tiêm vaccine, tiến đến miễn dịch cộng đồng đối với nhân lực logistics, nhân lực sản xuất, dân cư toàn xã hội.
Báo cáo khuyến nghị nêu rõ: Chính phủ nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành; thay thế cơ chế “luồng xanh” bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính (tuyến đường xanh) nhưng quản lý chặt lái xe (phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) không được đỗ, dừng và xuống hàng tùy tiện tại địa phương; không bắt buộc các phương tiện vận tải phải dừng để kiểm tra khi các trạm kiểm tra, kiểm soát phòng dịch có thể nhận diện ra các phương tiện an toàn đi qua bằng các phương pháp nhận diện tự động.
Mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ; đảm bảo không cho hạ tải hoặc luân chuyển hàng hóa ngoài khu vực quy định. Tại các trạm tiếp liệu xăng dầu, phải có khu xét nghiệm nhanh, cách ly lái xe khi tiếp liệu, quy định rõ các điểm dừng nghỉ, kể cả cung đường đi và về; xây dựng ứng dụng điện tử “Nguồn lao động an toàn mùa dịch” nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố giúp cho các lao động “vùng xanh” có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn.
Chính phủ, chính quyền địa phương tăng cường đối thoại chính sách và quy định với các bên liên quan, đặc biệt là các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng từ giãn cách do dịch COVID-19.
Đối với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, khuyến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương mời đại diện doanh nghiệp tham gia Tổ tư vấn phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch. Khi địa phương tiến hành phong tỏa địa bàn, cần báo cáo với Chính phủ cũng như thông tin tới các tỉnh, thành phố khác để cùng có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Video đang HOT
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác hỗ trợ giảm giá điện cũng như giá nước, viễn thông… Bên cạnh đó, xử lý tình trạng khẩn cấp bằng việc tạm thời sử dụng các quỹ an sinh xã hội đang kết dư (như quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ Công đoàn…) để hỗ trợ các đối tượng cần. Xem xét nâng mức hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm khi giãn cách xã hội kéo dài.
Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố, cần có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp trong Tổ tư vấn phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch ở các địa phương; tiếp tục rà soát toàn bộ lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động tự do, người di cư không có chỗ ở ổn định để kịp thời hỗ trợ về chỗ ăn, ở…; triển khai rộng rãi các “siêu thị 0 đồng” trong các khu cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của người dân.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét triển khai hỗ trợ tư vấn tâm lý cho lao động đang thực hiện “ba tại chỗ” tại các doanh nghiệp qua hệ thống công tác xã hội ở địa phương và trong hệ thống y tế; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, chăm sóc tại nhà cho người dân có nguy cơ hoặc bị mắc COVID-19; triển khai rộng hơn, hiệu quả hơn mạng lưới bác sỹ gia đình.
Cùng với đó, khuyến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép tính số giờ làm thêm theo năm thay vì quy định chặt theo ngày hoặc tháng hiện nay; phối hợp cùng chính quyền các địa phương tiếp tục rà soát lao động tự do trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ về chỗ ăn, ở… ; tăng cường sử dụng mã số định danh cá nhân (theo thẻ căn cước công dân) để tự đăng ký nhận gói an sinh theo các ứng dụng công nghệ phổ biến để vừa xác định đúng đối tượng, vừa thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả.
Bộ Tài chính, các Sở Tài chính nên giảm, miễn thuế đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú, cho thuê căn hộ… tham gia vào việc bố trí chỗ ăn ở cho người lao động, người bị lưu lại trên địa bàn mà không có nơi ở ổn định (như lao động tự do, sinh viên…) thông qua giảm tiền thuê nhà, căn hộ.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố kết hợp với chính quyền địa phương rà soát và tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho người lao động được tiếp cận kịp thời với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23. Bên cạnh đó, giải quyết nhanh thanh toán bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng tham gia khi khám, chữa bệnh liên quan tới COVID-19…
Vì sao gói hỗ trợ ở TP.HCM chậm đến tay người dân?
"Quá trình làm chính sách, TP không hình dung được mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, danh sách hỗ trợ vì thế phải cập nhật liên tục nên dẫn đến triển khai chậm", ông Võ Văn Hoan nói.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ như trên trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 1/9. Đây là lần đầu tiên sau 7 số phát sóng, chương trình có khách mời là lãnh đạo TP lên đối thoại trực tiếp với người dân.
Với chủ đề an sinh xã hội, ông Hoan đã tiếp nhận và trả lời nhiều câu hỏi của người dân liên quan đến việc thụ hưởng gói hỗ trợ, túi an sinh cùng những bức xúc khi việc hỗ trợ ở nhiều địa phương triển khai chậm trễ.
Đại bộ phận người dân khó khăn
Theo ông Võ Văn Hoan, TP.HCM đã và đang triển khai 2 gói hỗ trợ về an sinh xã hội đến người dân gặp khó khăn. Gói 1 được thực hiện theo Nghị quyết 09 của HĐND TP và chỉ dành cho nhóm lao động tự do. Gói này đã giải ngân hết cuối tháng 7.
Tháng 8, TP có gói thứ 2 cũng hỗ trợ cho lao động tự do nhưng cộng thêm một số đối tượng mới là hộ nghèo, cận nghèo và lao động gặp khó khăn. Quá trình triển khai gói này, TP nhận thấy việc hỗ trợ chưa phủ hết được đối tượng cần, do đó tiếp tục bổ sung thêm gói "2 " với nhóm thụ hưởng là tất cả hộ gia đình gặp khó khăn do dịch bệnh.
Theo ông Hoan, khi gói 1 triển khai thì chỉ có 180.000 lao động tự do trong nhóm thụ hưởng, đến gói 2 cũng là 180.000 người. Nhưng đến gói "2 ", số đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ lên đến 1,3 triệu hộ dân, tương ứng khoảng 4,5 triệu người.
"TP kéo dài giãn cách dẫn đến tình trạng người nghèo thì càng nghèo, người khó ban đầu thì càng trở nên khó hơn và đến giờ, có thể nói rằng đại bộ phận người dân của chúng ta đều gặp khó. Như vậy, quyết sách thì nhanh, tiếp cận với thực tế nhưng quá trình từ chính sách đến thực hiện có một khoảng cách", ông Hoan nói.
Lý giải về việc gói hỗ trợ triển khai còn chậm, nhiều người chưa tiếp cận được, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết để có danh sách đối tượng thụ hưởng, cán bộ cơ sở buộc phải tiếp cận với người dân. Nếu tiếp cận chưa được, cán bộ phải ngồi lại xem xét, tiếp tục rà soát và bổ sung vào danh sách hưởng. Do việc rà soát này nên quá trình tổ chức còn chậm.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trả lời các thắc mắc của người dân về gói hỗ trợ an sinh xã hội tối 1/9. Ảnh: HCM.
Trả lời câu hỏi liên quan đến mức hỗ trợ, ông Hoan cho biết trước đó, TP triển khai hình thức là hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hộ cùng gói an sinh 300.000 đồng. Tuy nhiên, khi đối tượng thụ hưởng mở rộng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM không thể chi thêm cho gói an sinh, TP đã quyết định bù ngân sách vào. Do đó, người dân nhận đợt sau sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ.
"Người dân gặp nhiều khúc mắc khi có người nhận được cả tiền và cả gói an sinh, có người chỉ nhận được tiền. Nhưng suy cho cùng, tất cả gói hỗ trợ cùng giá trị, chỉ có chia thành nhóm có nhận quà và nhóm nhận tiền", ông Hoan lý giải.
"TP.HCM còn phải làm công tác an sinh 3-4 tháng tới"
Trong chương trình, MC Quyền Linh đặt câu hỏi về việc làm cách nào để đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, khi nhiều người dân phản ánh việc không thể làm thủ tục hỗ trợ trong thời điểm dịch bệnh này.
Ông Hoan cho biết thực tế, TP không có yêu cầu gì tới người dân mà chỉ yêu cầu chính quyền cơ sở gặp dân, ghi nhận hiện trạng cuộc sống và đưa vào danh sách, do đó người dân không cần phải báo cáo hay nộp đơn.
Theo ông Hoan, thủ tục rất đơn giản do gói hỗ trợ "2 " đã phủ kín mọi đối tượng nên không còn sự phân biệt. Lúc này, chính quyền cơ sở chỉ cần rà soát, thống kê, cập nhật và triển khai thực hiện. Việc không kiểm tra kịp thời là lỗi chính quyền địa phương và lãnh đạo TP sẽ kiểm tra lại việc này.
"Để làm nhanh, chúng ta phải làm 2 chiều. Chiều thứ nhất rất quan trọng là chính quyền địa phương cơ sở phải có trách nhiệm xuống trực tiếp, thông qua cơ chế vận hành khu phố, tổ dân phố để nắm sát tình hình của dân. Mặt khác, bà con trong diện khó khăn nhưng chưa được lập danh sách thì cũng thông tin lại với chính quyền để được bổ sung", ông Hoan nói.
Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết ngày 6/9 là thời hạn TP đặt ra để hoàn thành việc chi gói hỗ trợ đợt 2. Trong khi đó, tính hết ngày 1/9, tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức mới hoàn thành 46% tiến độ. Do đó, sau nghỉ lễ 2/9, các địa phương phải khẩn trương hoàn thành số còn lại.
TP.HCM đang triển khai gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ và túi an sinh đến người dân gặp khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: Phạm Ngôn.
Sau khi Phó chủ tịch UBND TP.HCM trả lời nội dung trên, có người dân đặt ra vấn đề việc xác định hộ nào là khó khăn quá cảm tính nên gây khó khăn, khúc mắc giữa cán bộ rà soát và người dân.
Ông Hoan cho biết TP đã thống nhất đối tượng thụ hưởng là người khó khăn, do đó người dân sẽ được hỗ trợ nếu có đủ 3 yếu tố: Mất việc làm, không thu nhập và ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
"Tôi đã nói rất nhiều với cán bộ cơ sở là phải làm cho nhanh, không rườm rà, không phức tạp để giải quyết tốt cho 1,3 triệu hộ khó khăn tương đương 4,5 triệu người. Do đó, chính quyền địa phương phải xác định là bây giờ người nào cũng khó khăn. Tôi sẽ chấn chỉnh lại trong buổi họp giao ban tới", Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói.
Về kế hoạch sau ngày 15/9, ông Võ Văn Hoan cho biết TP.HCM đang xây dựng kịch bản cho mốc thời gian này, dựa theo 3 tình huống về dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay cả kịch bản tích cực nhất là kiểm soát được dịch bệnh, TP dự kiến vẫn phải làm công tác an sinh xã hội 3-4 tháng tới.
"Để TP khởi động, hồi phục lại kinh tế thì phải có độ trễ. Doanh nghiệp phải chuẩn bị máy móc, thiết bị, vật tư, nhân lực và thậm chí là yêu cầu sản xuất an toàn, đảm bảo không lây lan dịch trong doanh nghiệp. Trước khi làm được việc đó, TP vẫn phải lo cho người dân", ông Hoan nói.
Theo đó, lãnh đạo TP.HCM cho biết chính sách hỗ trợ sắp tới có một số thay đổi cơ bản so với các chính sách trước. Thứ nhất, TP không xác định đối tượng thụ hưởng mà chỉ cần là lao động mất thu nhập và gặp khó khăn do dịch bệnh. Thứ hai, không phân biệt người già, trẻ, gái, trai hay trẻ em sơ sinh, tất cả có mức hỗ trợ phù hợp. Và thứ ba, TP không hỗ trợ theo hộ gia đình mà hỗ trợ theo đầu người.
Theo ông Hoan, sắp tới, sau khi Mặt trận Tổ quốc TP.HCM giải ngân hết 2 triệu túi an sinh, TP sẽ chi ngân sách để lo cho 2 triệu gói tiếp theo nhằm giải quyết tình huống cấp bách, đồng thời không phân biệt số lần người dân nhận gói này.
"Tinh thần là thế, còn giá trị như thế nào thì chúng tôi đang cân nhắc ngân sách của TP. Nếu làm được việc này, chúng ta sẽ giải quyết được hết các khúc mắc hiện có. Hiện, đối tượng còn chồng lấn và người dân hiểu chưa đúng, gói hỗ trợ sắp tới của TP sẽ khắc phục việc này", ông Võ Văn Hoan khẳng định.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: 'TP.HCM không thể thực hiện Chỉ thị 16 mãi' "Không thể TP.HCM cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được, nhưng cũng chưa thể nới rộng khi chúng ta chưa đủ điều kiện" - Bí thư Thành ủy TP.HCM nói tại hội nghị Thành ủy mở rộng cuối chiều 30-8 Phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM mở rộng chiều 30-8, Bí thư...