Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại khu công nghiệp
Ngày 23/8, đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn có buổi giám sát ‘Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non (GDMN) tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất’ trên địa bàn huyện Việt Yên ( Bắc Giang).
Cùng dự có các đồng chí: Hoàng Thị Hoa, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện lãnh đạo Vụ Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Theo báo cáo của UBND huyện Việt Yên, trên địa bàn hiện có 26 trường mầm non, trong đó có 19 trường công lập và 7 trường tư thục; ngoài ra, còn có 44 cơ sở mầm non độc lập tư thục. Kết quả huy động trẻ em đến trường, lớp mầm non đạt hơn 14,1 nghìn trẻ, trong số này có 10,5 nghìn cháu học tại trường công lập. Trẻ được huy động đến trường là gần 2,4 nghìn cháu, đạt tỷ lệ 31% trong độ tuổi.
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Việt Yên.
Về công tác quy hoạch, UBND huyện đã mở rộng quy mô các trường mầm non công lập; quyết định thành lập 10 trường tư thục, đến nay, đã có 9 trường hoạt động. Tỷ lệ giáo viên đạt 1,8%/lớp, cơ bản đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Việc thực hiện chính sách pháp luật, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đều được quan tâm đầu tư; chất lượng GDMN được bảo đảm, 17/17 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Luxshare ICT Việt Nam (KCN Vân Trung); Trường Mầm non Hoàng Ninh và một số trường mầm non tư thục, cơ sở mầm non trên địa bàn huyện, các thành viên đoàn giám sát đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật với GDMN ở KCN. Trước hết, một số văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư về GDMN, nhất là quy định về chế độ làm việc, phụ cấp với giáo viên bậc học này khi được triển khai đã phát sinh bất cập, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Sau khi sáp nhập, một số trường địa bàn rộng, nhiều điểm lẻ, số lớp đang vượt quá quy định.
Các thành viên trong đoàn tặng quà Trường Mầm non Hoàng Ninh.
Bên cạnh đó, dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng một số công trình chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới, chưa bảo đảm quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thiếu thiết bị dạy học thông minh. Với dân số tăng khoảng 100 nghìn người/năm, tương ứng với bình quân mỗi năm có khoảng 3,1 nghìn trẻ trong độ tuổi mầm non đi học thì quy mô các trường công lập hiện mới chỉ đáp ứng được cơ bản trẻ ở lớp mầm non (3-5 tuổi). Cơ sở vật chất, giáo viên các trường tư thục và cơ sở độc lập tư thục thì mới tiếp nhận được khoảng 60% số trẻ từ 1-2 tuổi.
Theo các đồng chí: Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực; Nguyễn Thị Tuyết Nga, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, với số lượng lao động, nhất là người ngoại tỉnh tăng nhanh như hiện nay, huyện Việt Yên cần khảo sát, đánh giá sát nhu cầu ra lớp mầm non của con em công nhân theo từng năm, từng giao đoạn. Từ đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp trong công tác huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư phát triển GDMN.
Qua khảo sát thực tế, hiện thu nhập, các chế độ chính sách với giáo viên mầm non còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hằng năm, địa phương vẫn phải cân đối để bảo đảm tỷ lệ tinh giản biên chế trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, sẽ rất khó để giữ chân đội ngũ nếu không có giải pháp khuyến khích, chăm lo đời sống, tạo điều kiện giúp họ gắn bó với ngành.
Video đang HOT
Đồng chí Hoàng Thị Hoa trao đổi tại buổi làm việc.
Để đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ trong độ tuổi trên địa bàn, đồng chí Hoàng Thị Hoa đề nghị UBND huyện nghiên cứu, có cơ chế khuyến khích để phát triển cơ sở mầm non độc lập tư thục, song phải quản lý chặt nhằm bảo đảm về cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc trẻ và chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, quan tâm liên kết, kêu gọi các DN đầu tư xây dựng trường mầm non, phục vụ cho chính con em công nhân của họ, giúp thu hút, giữ chân lao động.
Tiếp thu các ý kiến trao đổi của đoàn công tác, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên Nguyễn Đại Lượng khẳng định, địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục, trong đó có bậc học mầm non. Xác định khó khăn trong triển khai nhiệm vụ ở GDMN trước tốc độ tăng dân số cơ học của địa bàn công nghiệp trọng điểm của tỉnh, UBND huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế khuyến khích, chính sách ưu tiên phù hợp với kêu gọi các nguồn xã hôi hóa nhằm phát triển cơ sở vật chất, đáp ứng tối đa nhu cầu của trẻ đến tuổi ra lớp.
Chủ tịch UBND huyện Việt Yên tiếp thu các ý kiến trao đổi của đoàn công tác.
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, nội dung, kết quả đợt giám sát sẽ là căn cứ thực tế quan trọng để Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có những tham mưu, đề xuất phù hợp với Quốc hội về GDMN ở KCN. Từ đó, xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách nhằm phát triển, phát huy hiệu quả của bậc học này.
Ghi nhận những kết quả nổi bật của huyện Việt Yên trong hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng GDMN, đồng chí đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách, huy động các nguồn xã hội hóa và đầu tư phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu gửi con của công nhân, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động; quan tâm triển khai chính sách ưu đãi của nhà nước với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để họ gắn bó, tâm huyết với nghề.
Trường lớp ở khu công nghiệp: Không thể 'bỏ quên' lợi ích an sinh của người lao động
Với gần 70.000 trẻ ra lớp ở khu công nghiệp (KCN), tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tập trung phát triển giáo dục xung quanh các KCN, nhất là bậc mầm non.
Nhiều trường mầm non ở KCN trên địa bàn huyện Việt Yên được đầu tư thêm cơ sở vật chất cho năm học mới.
Qua đó, từng bước gỡ "nút thắt" quá tải trường lớp do dân số cơ học tăng nhanh và nhiều biến động...
Nỗi lo thiếu phòng học
Huyện Việt Yên - nơi có khoảng 175.000 công nhân đang lao động và sinh sống ở các xã Tăng Tiến, Vân Trung, Hồng Thái, Quang Châu, thị trấn Nếnh... là một điển hình cho áp lực về giáo dục ở KCN.
Năm học 2022 - 2023, Trường Mầm non Quang Châu (huyện Việt Yên) vui mừng nhận bàn giao 8 phòng học mới. Đây là những phòng học bị xuống cấp trước đó được xây dựng khép kín có đủ phòng học, phòng ngủ, nhà vệ sinh.
Cô Nguyễn Thị Mến - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đơn vị đóng trên địa bàn có KCN, nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh là công nhân rất cao bởi số trẻ mẫu giáo tăng nhanh hàng năm.
"Năm nay dự kiến có 20 lớp với 500 học sinh. Trong đó, có 5 lớp 5 tuổi, 7 lớp 4 tuổi, 8 lớp 3 tuổi và nhóm trẻ độc lập. Dự kiến số học sinh/lớp từ 20 đến 25 học sinh. Mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới đã sẵn sàng đón trẻ đến trường...", cô Mến chia sẻ.
Tương tự tại Trường Mầm non Hồng Thái (huyện Việt Yên), cô Nguyễn Thị Thắm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những năm qua nhu cầu gửi trẻ là con em công nhân làm ở KCN là rất lớn.
Trước tình hình đó, UBND xã Hồng Thái tăng cường sửa chữa phòng học cho nhà trường, bổ sung cơ sở vật chất cho các nhóm tư thục độc lập (năm học 2021 - 2022 tặng 25 bộ bàn ghế và 45 chiếc chăn cá nhân).
"Xã Hồng Thái tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để xây trường mầm non ra khu đất mới thôn Như Thiết với gần 12.000 m2. Trường mới khang trang hơn sẽ đảm bảo tốt, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, đặc biệt công nhân lao động trong KCN...", cô Thắm bày tỏ.
Theo Bà Đỗ Thị Hương - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Việt Yên, năm học 2021 - 2022, GDMN huyện Việt Yên có 26 trường (19 trường công lập, 7 trường tư thục) tăng 1 trường tư thục so với năm học 2020 - 2021 và 44 cơ sở tư thục độc lập (TTĐL). Tổng số lớp là 532, trong đó số lớp mẫu giáo là 424 lớp, số trẻ em mẫu giáo đến trường là 11.784 đạt 101,6%.
Với trường lớp, học sinh tại các xã, thị trấn thuộc KCN hiện có 11 trường mầm non và 29 nhóm trẻ tư thục độc lập (6 trường công lập là 6; 5 trường tư thục). Tổng số trẻ trong độ tuổi mầm non là 6.413 trẻ, huy động ra nhóm, lớp 4.556 cháu, đạt 71,4%, trong đó có 3.062 trẻ là con công nhân, người lao động.
"Các KCN chưa xây dựng được trường mầm non, khu vui chơi, trung tâm y tế, nhà văn hóa cho công nhân. Qua đó, gây áp lực công tác tuyển sinh trên địa bàn các xã, thị trấn...", bà Hương bày tỏ.
Xây mới những ngôi trường
"Số lượng trẻ mầm non tại huyện Việt Yên tăng nhanh và không ổn định. Hệ thống trường lớp công lập chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc trường lớp tư thục và nhóm trẻ tư thục độc lập thành lập nhanh, nhiều nhóm vượt quá số trẻ theo quy định. Những năm qua, vấn đề thiếu phòng học trở thành mối lo, áp lực cho các xã, thị trấn thuộc khu, cụm công nghiệp khi số lượng học sinh các cấp liên tục tăng nhanh và luôn biến động. Nhu cầu gửi trẻ đặc thù của người lao động tại các KCN có con từ 6 tháng tuổi trong và ngoài giờ của các gia đình này là rất cao..." - bà Đỗ Thị Hương - Trưởng phòng GD&ĐT Việt Yên cho biết.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Việt Yên cũng cho biết, từ thực trạng trên, những năm qua việc đầu tư xây dựng trường mầm non tại KCN nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.
Theo bà Hương, các cấp chính quyền địa phương đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp tích cực, gắn với các tình huống cụ thể của KCN nhằm tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường, lớp mầm non.
Hiện nhiều trường MNTT được quy hoạch và xây dựng trên địa bàn KCN như: Trường MNTT Âu Cơ 2 (thị trấn Nếnh); MNTT Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Nếnh), MNTT Hoa Sen (Quang Châu), MN TT Như Nguyệt (Quang Châu), MNTT VS CHOOL (xã Hồng Thái ) và 29 nhóm, lớp TTĐL...
"Ngành Giáo dục Việt Yên tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn, với các tiêu chí phổ cập để không ngừng nâng cao kết quả phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Các địa phương đã quan tâm quy hoạch, mở rộng mạng lưới trường lớp, thu gom các điểm lẻ.
Bên cạnh đó, rà soát quy hoạch đất đai, dành quỹ đất để xây dựng trường lớp mầm non. Đặc biệt là trường mầm non công lập ở các xã, thị trấn, ban hành các đề án, chính sách địa phương, đầu tư và huy động mọi nguồn lực phát triển GDMN đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân...", bà Hương nhấn mạnh.
Về công tác giáo dục và đào tạo tại KCN, ông Tạ Việt Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh có 366 cơ sở GDMN xung quanh các KCN (108 cơ sở công lập, 258 cơ sở ngoài công lập, 14 trường mầm non tư thục và 244 cơ sở độc lập tư thục). Số lượng trẻ ra lớp ở KCN là 67.432 trẻ.
Trong đó, trẻ nhà trẻ là 8.773 (đạt 19%), trẻ mẫu giáo là 58.659 (đạt 99,74%). Riêng mẫu giáo 5 tuổi là 18.620 trẻ (đạt 100%). Bên cạnh đó, có 11 trường THPT tư thục, trong đó, 10 trường được thành lập trước năm 2010 đã đáp ứng nhu cầu của người học trên địa bàn.
Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN xung quanh các KCN được UBND tỉnh Bắc Giang quan tâm chỉ đạo thực hiện bảo đảm phù hợp với sự phát triển của từng địa phương. Qua đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, huy động và tăng cường công tác xã hội hóa trong giáo dục, cân đối giữa GDMN công lập và ngoài công lập.
Đối với GDMN công lập, đảm bảo mỗi đơn vị xã/phường/thị trấn có ít nhất 1 trường công lập. Đối với GDMN ngoài công lập, hiện tại có 14 trường MN tư thục đang hoạt động trên địa bàn xung quanh các KCN, 10 dự án xây dựng trường MN tư thục đã được chấp thuận và đang trong giai đoạn xây dựng.
"Để nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh Bắc Giang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa (93,5%) và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 đạt 93,7%; mức độ 2 là 16%) của tỉnh nằm trong tốp đầu khu vực trung du, miền núi phía Bắc và toàn quốc...", ông Tạ Việt Hùng thông tin.
Huy động trẻ em 5 tuổi đến trường: Góp sức lớn từ phụ huynh Việc huy động trẻ em mầm non 5 tuổi đến trường không còn khó khăn; thậm chí phụ huynh không những tình nguyện đưa trẻ tới trường, mà còn tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ ở trường. Học sinh Trường Trường Mầm non Minh Trí A (Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: NVCC Kinh nghiệm thực tế Ngoài ra, nhà trường chỉ...