Khuyến khích giáo viên nêu gương ‘Trường học không khói thuốc’
Nhiều trường phổ thông, đại học nói không với các loại thuốc lá thông qua mô hình ‘Trường học không khói thuốc’.
Tất cả các khu vực như giảng đường của Trường ĐH Mở Hà Nội đều được dán biển “Không hút thuốc”. Ảnh: NVCC.
Đa dạng hình thức tuyên truyền
Cô Hà Thị Thu – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Bá Thước (Thanh Hóa) – chia sẻ, hàng năm nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá, quyết tâm xây dựng “”.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin liên quan đến công tác phòng, chống tác hại thuốc lá cho đội ngũ giáo viên, học sinh dưới nhiều hình thức đa dạng. Chẳng hạn như, đăng tải thông tin trên Website của trường.
Đồng thời, chú trọng xây dựng tài liệu, thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá vào một số môn học như: sinh học, giáo dục công dân và các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp…
Cùng với đó, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Qua đó, lồng ghép tư vấn và trang bị cho học sinh kỹ năng từ chối khi bị người khác rủ rê, lôi kéo hút thuốc lá.
“Chúng tôi giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, xây dựng nội quy lớp học và phổ biến tới học sinh quy định cấm hút thuốc lá, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Đồng thời, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu gương trong việc không hút thuốc lá, xây dựng trường học không khói thuốc…” – cô Thu chia sẻ.
Trường THCS & THPT Bá Thước tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, trong đó có phòng chống tác hại của các loại thuốc lá. Ảnh: NTCC.
Tại Trường ĐH Mở Hà Nội, ThS Lương Tuấn Long – Trưởng phòng Công tác chính trị và Sinh viên – cho biết: Tất cả các khu vực như giảng đường đều được dán biển “Không hút thuốc”.
“Ngoài ra, chúng tôi phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống thuốc lá thông qua các hoạt động như: tổ chức tọa đàm, sinh hoạt ngoại khóa” – ThS Lương Tuấn Long chia sẻ.
Video đang HOT
Ngay trong tuần sinh hoạt công dân năm học 2022 – 2023, nhà trường đã lồng ghép tuyên truyền cho sinh viên về tác hại của các loại thuốc lá; từ đó các em chủ động nói không với thuốc lá. Hiện nay, 100% sinh viên của Trường ĐH Mở Hà Nội hoàn toàn không hút thuốc lá trên giảng đường.
Nói không với thuốc lá
Theo ThS Lương Tuấn Long, khi bị mời hút thuốc lá, để từ chối các bạn nên trả lời ngắn gọn là: Không, cảm ơn! Hoặc thẳng thắn nói: Tôi không có nhu cầu; Tôi không hút; Tôi không hợp với thứ đó; Tôi bị dị ứng….
“Tất cả những kỹ năng từ chối đều nhà trường lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt chuyên đề giúp sinh viên biết cách tránh xa với khói thuốc lá…” – ThS Lương Tuấn Long nhấn mạnh.
Lê Huỳnh Tâm – sinh viên năm cuối Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) tham gia các hoạt động tình nguyện. Ảnh: NVCC
Từng có một vài lần được mời hút thuốc lá nhưng Lê Huỳnh Tâm – sinh viên Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh đều từ chối và thẳng thắn trao đổi lại với đối phương là: hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
Huỳnh Tâm cho hay, hầu như sinh viên y dược đều nắm rõ được tác hại khi sử dụng thuốc lá qua các bài học lâm sàng. Vì thế, các bạn luôn chủ động hạn chế tiếp xúc với thuốc lá.
“Nếu mọi người đọc, hiểu rõ tác hại của việc hút thuốc lá qua các bài báo và nếu được chứng kiến những trường hợp lâm sàng về phổi thì chắc chắn sẽ tránh xa với các loại thuốc lá – một trong những nguyên nhân có nguy cơ tử vong rất cao” – Huỳnh Tâm chia sẻ.
Cô Hà Thị Thu cho hay, nhà trường lắp camera ở các vị trí mà học sinh có thể trốn ra để hút thuốc, nhằm kịp thời phát hiện và sớm can thiệp để các em không tham gia vào hút thuốc. Với những học sinh có nguy cơ bị rủ rê, lôi kéo, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp với gia đình để giáo dục, uốn nắn các em không hút các loại thuốc gây nguy hại cho sức khỏe.
Vượt hơn 1.000 sáng kiến, cô giáo Nghệ An đạt giải Nhì toàn quốc 'Gặp gỡ giáo viên lớp 1'
Vượt lên hơn 1.000 sáng kiến của giáo viên trong cả nước, giải pháp của cô giáo Nguyễn Thị Nhung - giáo viên Trường Tiểu học Hưng Đông (TP. Vinh) vừa được Ban Giám khảo giải thưởng Gặp gỡ giáo viên lớp 1 trao giải Nhì. Đây là thành quả xứng đáng dành cho một giáo viên yêu nghề, trách nhiệm với nghề.
Lễ trao giải thưởng được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, vì dịch bệnh cô giáo Nguyễn Thị Nhung không có điều kiện trực tiếp nhận giải nhưng điều đó vẫn không giảm đi niềm vui và sự háo hức của chị với giải thưởng đặc biệt này.
Nhiệt huyết với nghề
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1980 và đã có gần 20 năm gắn bó với nghề. Trong quãng thời gian đó, hơn 10 năm chị gửi tình yêu nghề và cả tuổi thanh xuân cho các học trò nghèo ở Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 và Trường Tiểu học Na Loi, huyện Kỳ Sơn. Đó cũng là thời gian hết sức vất vả bởi chị phải gửi con ở Hưng Nguyên cho chồng và bố mẹ chồng. Hơn một thập kỷ cắm bản cũng là chừng ấy thời gian chị chưa một lần được dự lễ khai giảng cùng con, không có điều kiện để chăm cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ. Quãng đường xa, việc đi lại vất vả, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị trong những năm xa nhà đó là "nhớ con đến xơ xác".
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung đã có nhiều năm cắm bản ở huyện miền núi Kỳ Sơn. Ảnh: P.V
Kể thêm về điều này chị cho biết: Tôi vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm là xung phong lên Kỳ Sơn để dạy học. Khi ấy chỉ biết đó là huyện miền núi cao nhưng chưa hình dung được sự gian khổ, thiếu thốn. Nơi tôi đến cũng là nơi khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn, mỗi lần từ thị trấn vào đến trường đi xe ôm cũng mất hết một buổi sáng nếu đi đường bộ. Nếu đi đường thủy cũng mất gần 1 ngày trời. Vào mùa Đông, mưa lạnh, vào được đến trường người rét run vì ướt sũng...
Những năm tháng khó khăn, thiếu thốn nhưng chưa một lần nào cô giáo Nguyễn Thị Nhung nản chí. Ngược lại, chính tình yêu trò, yêu nghề lại càng thôi thúc chị không ngừng cố gắng và phấn đấu đạt được nhiều danh hiệu như giáo viên dạy giỏi của trường, của huyện, làm tổ trưởng tổ chuyên môn, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đồng nghiệp đánh giá cao.
"Dạy học ở vùng sâu, vùng xa, điều tôi trân trọng nhất chính là tình cảm của học trò và của phụ huynh học sinh. Lúc chúng tôi mới ra trường, gặp nhiều khó khăn, phụ huynh như người thân của mình, sẵn sàng chia sẻ rau, củ, thực phẩm và cả ngôi nhà của mình cho thầy giáo, cô giáo. Chính tình cảm của bà con dân bản cũng đã níu chân nhiều giáo viên vùng xuôi, làm động lực để các giáo viên vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ".
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung
Vì hoàn cảnh riêng, nên so với đồng nghiệp khác chị Nhung lập gia đình muộn. Thế nhưng, dù hai con nhỏ, chồng làm công nhân thường xuyên phải tăng ca, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, gần 40 tuổi cô giáo Nguyễn Thị Nhung mới chuyển từ Kỳ Sơn về công tác tại Trường Tiểu học Hưng Đông, thành phố Vinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung và các học trò. Ảnh: P.V
Việc chuyển trường, chuyển môi trường công tác ở độ tuổi không còn trẻ cũng là một áp lực lớn đối với chị bởi "so với các trường miền núi, trường ở thành phố học sinh đông nên lúc đầu tôi thực sự chưa quen, ngày nào đi dạy về cũng phải dùng thuốc để đỡ đau họng. Hơn nữa, phụ huynh ở thành phố cũng yêu cầu rất lớn đối với các thầy giáo, cô giáo. Do đó, nếu mình không cố gắng, thường xuyên trau dồi chuyên môn thì sẽ tụt hậu, không theo được yêu cầu đặt ra của chương trình mới".
Từ suy nghĩ này nên dù về trường chỉ chưa đến 5 năm nhưng điều mà ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đều ghi nhận ở cô giáo Nguyễn Thị Nhung đó là sự nhiệt tình, tận tâm, tận tụy với nghề.
Cô giáo Trần Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Đông nói thêm: Tôi rất yên tâm bởi trong trường có những cô giáo như cô Nguyễn Thị Nhung. Cô là một giáo viên rất có trách nhiệm và ham học hỏi. Nhà cô ở Hưng Nguyên, xa trường nhưng rất nhiều buổi học sau khi dạy xong cô ở lại trường để rút kinh nghiệm cho các bài học đến 7 - 8 giờ đêm mới về.
Sáng kiến thú vị
Cũng chính vì tình yêu nghề và nhiệt huyết với công việc nên khi toàn ngành Giáo dục triển khai chương trình thay sách giáo khoa mới với học sinh lớp 1, cô giáo Nguyễn Thị Nhung đã được nhà trường tin tưởng giao trách nhiệm phụ trách lớp 1 và là một trong những giáo viên đầu tiên được tham gia tập huấn chương trình thay sách.
Năm đầu tiên triển khai, dù chương trình sách giáo khoa mới có nhiều ý kiến trái chiều, quá trình dạy học nảy sinh những bất cập nhưng với sự chủ động và trách nhiệm cô và các đồng nghiệp đã từng bước điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng học trò, đem lại hiệu quả trong công tác dạy học.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung và các đồng nghiệp cùng dạy lớp 1 ở trường. Ảnh: P.V
Những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực tế cũng chính là động lực để chị tham dự giải thưởng "Gặp gỡ giáo viên lớp 1" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai với sáng kiến khá thú vị, đó là vận dụng các trò chơi trong việc tổ chức dạy học.
"Với học sinh lớp 1, việc tiếp thu các bài học còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, có những bài học lại khá trừu tượng khiến các em khó hiểu như bài học "nhớ vị trí trong không gian". Thế nên, khi xây dựng bài học này tôi cho các em chơi trò chơi trái, phải, trên, dưới thông qua các hoạt động tay chân sẽ giúp các em hiểu được vị trí ở trong không gian và tiếp thu bài học một cách dễ dàng".
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung chia sẻ về sáng kiến của mình
Để tham dự cuộc thi này, cô giáo Nguyễn Thị Nhung cũng nhận được sự góp ý và hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp khác trong tổ giáo viên lớp 1. Đặc biệt, cuộc thi được triển khai theo hình thức trực tuyến nên quá trình quay, dựng clip cho bài học các cô gặp không ít khó khăn và phải thực hiện lại không ít lần. Ngoài gửi clip tham dự, cô giáo Nguyễn Thị Nhung cũng rất hào hứng bởi quá trình tham dự cuộc thi nhiều phần thi giáo viên được trực tiếp tương tác với ban giám khảo với nhiều tình huống khác nhau giúp giáo viên có cơ hội được thể hiện năng lực của mình.
Với những nỗ lực cố gắng, bài dự thi của cô giáo Nguyễn Thị Nhung được Ban tổ chức đánh giá cao và vượt qua hơn 1.000 sáng kiến khác để được trao giải Nhì chung cuộc. Những kinh nghiệm trong quá trình tham gia cuộc thi cũng là những bài học quý để sau này chị áp dụng vào trong thực tế, nhất là trong năm học này, phần lớn thời gian học sinh lớp 1 phải học bằng hình thức trực tuyến.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Hưng Đông. Ảnh: P.V
Giải thưởng của cuộc thi "Gặp gỡ giáo viên lớp 1" cũng là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Nhung vượt qua khó khăn và tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chị cũng là tấm gương sáng về sự kiên trì, tận tụy với nghề, tận tâm với học trò, là một giáo viên gương mẫu, đi đầu trong đổi mới dạy học và thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới.
Giải thưởng "Gặp gỡ giáo viên lớp 1" nhằm động viên giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 chủ động tiếp cận yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai giảng dạy, trong quản lý và giảng dạy, chăm sóc học sinh. Nội dung của giải thưởng là những giải pháp, sáng kiến của giáo viên, cán bộ quản lý về phương pháp dạy các môn học lớp 1, trong đó đã giải quyết, tháo gỡ những vấn đề được giáo viên cho là khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới. Sản phẩm được thuyết minh bằng 1 bản báo cáo và 1 video về quá trình thực hiện giải pháp, sáng kiến đó.
Năm nay, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba và 14 giải Khuyến khích cho các cá nhân có bài dự thi xuất sắc. Ở giải thưởng này, Nghệ An có 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích.
Rà soát, sửa đổi các Thông tư liên quan tới bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông Bộ sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư liên quan tới bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cũng như hoàn thiện, điều chỉnh các Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông... đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) thông tin...