Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa trong dạy tiếng Anh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản 4088/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023.
Trong đó có yêu cầu một số nhiệm vụ cụ thể, điểm nhấn là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tổ chức học tiếng Anh…
Ảnh minh họa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, lên kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch theo quy định đảm bảo cuối năm học, học sinh phải đạt được yêu cầu cần đạt.
Khi xây dựng kế hoạch năm học 2022- 2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới, những kiến thức, kỹ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giản nội dung của năm học trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19.
Các cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, 2, 3 theo văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ ban hành; đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp
Thực hiện dạy học các môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo chương trình mới; tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tổ chức học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện tổ chức học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định, cơ sở giáo dục chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú có nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh; tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh.
Video đang HOT
Bộ đề nghị tiếp tục triển khai chương trình môn tiếng Anh tự chọn; tổ chức học tiếng Anh, Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3; khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy tiếng Anh để tăng cường thời lượng môn học này; dạy tiếng Anh qua các chủ đề môn Toán-Khoa học, dạy một số môn bằng tiếng Anh; tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp.
Các cơ sở chú trọng dạy học nội dung giáo dục địa phương, triển khai giáo dục Stem; nâng cao hiệu quả, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá học sinh.
Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019, vì vậy khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp tiểu học cần phải gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và nhu cầu, điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Khi thực hiện quy hoạch, dồn ghép trường lớp cần ưu tiên thực hiện dồn ghép các trường tiểu học có quy mô nhỏ với nhau đảm bảo thực hiện đúng quy định của Điều lệ; có thể bố trí điểm trường để tạo điều kiện thuận lợi cho người học; có thể thành lập các trường tiểu học liên xã, liên phường, không thành lập trường liên cấp mầm non-tiểu học.
Đối với các trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó đặc biệt quan tâm đến khối phòng học tập, khối phụ trợ cần bố trí thành phân khu riêng biệt cho từng cấp học; trong đó các phòng học bộ môn cần được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng có thể dùng chung cho một số môn học.
Quảng Nam, Quảng Ngãi tuyển dụng GV theo NĐ 140 chủ yếu phân bổ về trường chuyên
Với mục đích 'trải thảm đỏ đón nhân tài', Quảng Nam là một trong những địa phương thường xuyên tuyển dụng giáo viên theo Nghị định 140 của Chính phủ.
Sau khi được tuyển dụng và phân bổ về giảng dạy tại các trường, những giáo viên này đã phát huy khả năng, kiến thức, trở thành đội ngũ chủ lực trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Trải thảm đỏ đón "nhân tài"
Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức giáo viên trung học phổ thông công lập theo Nghị định số 140 của Chính phủ đối với 7/10 thí sinh.
Quảng Nam trao quyết định tuyển dụng giáo viên là sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm loại xuất sắc theo Nghị định 140. Ảnh: CTV
Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng của người trúng tuyển và ban hành quyết định tuyển dụng viên chức theo thẩm quyền. Những giáo viên này sẽ được phân bổ về các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, đây không phải là lần đầu tiên địa phương này tuyển dụng nguồn giáo viên theo Nghị định 140 mà trước đó đã có nhiều năm triển khai.
"Nghị định 140 đưa ra các quy chuẩn, đòi hỏi rất cao nên trong các năm học vừa qua, số lượng giáo viên được tuyển dụng theo chính sách này không nhiều.
Tuy nhiên, với mong muốn "trải thảm đỏ để đón nhân tài" vào công tác tại ngành giáo dục nên Quảng Nam thường xuyên tuyển dụng theo Nghị định này", ông Nguyễn Công Thành - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Lật lại hồ sơ của những giáo viên được tuyển dụng theo Nghị định 140 lần này của Quảng Nam thì hầu hết các thí sinh đều có thành tích học tập "khủng".
Điển hình như trường hợp thí sinh Nguyễn Việt Cường (sinh năm 1993), tốt nghiệp chuyên ngành Toán của Trường Đại học sư phạm (Đại học Đà Nẵng) loại xuất sắc. Trong những năm học trung học phổ thông, Cường luôn đạt học sinh giỏi và đạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Hay như trường hợp của thí sinh Nguyễn Thị Ly Na (sinh năm 1997), tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành sư phạm Hóa học của Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế). Ly Na từng giành giải ba Olympic sinh viên toàn quốc.
"Ngoài tuyển dụng những sinh viên sư phạm xuất sắc có quê quán ở Quảng Nam thì ngành giáo dục còn thu hút các thí sinh từ ngoại tỉnh về. Miễn là các em này giỏi và đạt đủ các tiêu chuẩn đặt ra", ông Thành nói thêm.
Chủ yếu phân bổ về các trường chuyên
Theo ông Thành thì sau khi được tuyển dụng thì những thí sinh này sẽ được đưa về giảng dạy tại các trường chuyên trên địa bàn tỉnh như: trường trung học phổ thông chuyên Trần Thành Tông và trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
"Ngoài việc bố trí các trường hợp này về công tác tại trường chuyên thì chúng tôi cũng phân bổ nguồn lực giáo viên giỏi này về các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn nếu có yêu cầu.
Tuy nhiên, với số lượng tuyển được hàng năm khá ít ỏi thì vẫn ưu tiên nhiều hơn cho hai trường chuyên của tỉnh. Qua quá trình công tác, giảng dạy thì những trường hợp này đều phát huy tốt khả năng của mình, có nhiều đóng góp cho nhà trường trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ", ông Thành cho hay.
Cũng theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam thì hàng năm, ngành giáo dục địa phương nhận được rất nhiều hồ sơ ứng tuyển của thí sinh theo Nghị định 140.
Tuy nhiên, qua sàng lọc, đối chiếu các quy chuẩn đặt ra thì số lượng số thí sinh đáp ứng được không nhiều. "Năm nhiều nhất thì Quảng Nam cũng chỉ tuyển được 15-20 em theo Nghị định 140", đại diện Sở Giáo dục Quảng Nam thông tin.
Tại Quảng Ngãi, năm học 2022-2023, địa phương này cũng lần đầu tuyển dụng giáo viên theo Nghị định 140. Tuy nhiên, với yêu cầu đặt ra khá cao, tỉnh này dự kiến chỉ nhận 16 trường hợp về phân bổ cho Trường trung học phổ thông chuyên Lê Khiết.
Ông Nguyễn Ngọc Thái - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi cho biết, trong những năm trước đây thì địa phương này có cơ chế, chính sách riêng để thu hút đội ngũ giáo viên giỏi về tỉnh giảng dạy.
Tuy nhiên, sau khi những chính sách này hết hiệu lực thì Quảng Ngãi chuyển sang thu hút giáo viên giỏi theo Nghị định 140.
"Năm học này, ngành giáo dục Quảng Ngãi tuyển dụng 1.053 chỉ tiêu giáo viên cho các cơ sở giáo dục. Trong đó, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên tuyển dụng giáo viên theo chính sách thu hút tại Nghị định số 140/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Khi nào không tuyển dụng được nhân lực theo Nghị định này mới tổ chức thi tuyển giáo viên theo phương thức như các năm trước đây", ông Thái nói.
Nghị định 140/2017/NĐ-CP quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ làm việc tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.
Đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ gồm: sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:
Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;
Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;
Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Olympic thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận...
10 nhiệm vụ với giáo dục tiểu học năm học 2022 -2023 Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 4088 hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học bằng 5 nhiệm vụ chung, 5 nhiệm vụ cụ thể. Giáo dục Tiểu học bước vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ. Ảnh minh họa 5 nhiệm vụ chung: Tổ chức triển khai thực...