Khuyến cáo vận động viên Olympic không ôm nhau trên bục nhận huy chương
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) yêu cầu các vận động viên không ôm nhau trên bục nhận huy chương do hành động mang tính mừng chiến thắng này vi phạm luật phòng chống COVID-19 tại Olympic Tokyo 2020.
Hai vận động viên bơi lội người Mỹ Jay Litherland và Chase Kalisz ôm nhau sau khi hoàn thành chặng cá nhân 400m nam. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Guardian, toàn bộ 12 vận động viên bơi lợi thuộc đội tuyển Australia, Canada và Mỹ chiến thắng cuộc thi tiếp sức hỗn hợp 4×100m ngày 25/7 đều đã ôm chầm lấy nhau. Nhà vô địch cự ly 400m cá nhân Chase Kalisz và người đồng hương Mỹ Jay Literland cũng không thể kiềm chế cảm xúc và làm hành động tương tự.
Trong một biện pháp can thiệp mạnh mẽ, IOC cảnh báo các vận động viên phải đứng nghiêm túc trên bục nhận huy chương và giữ khoảng cách với các vận động viên giành huy chương khác. Người phát ngôn của IOC Mark Adams cho biết: “Chúng tôi yêu cầu mọi người tuân theo các quy tắc. Chúng tôi hiểu rõ niềm hứng khởi của các vận động viên song chúng tôi vẫn lấy làm tiếc khi phải siết chặt quy tắc hơn nữa. Đó là vì lợi ích của chúng ta và tất cả mọi người”.
Video đang HOT
Cùng ngày, ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 thông báo phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên sau khi tham gia thi đấu. Đó là vận động viên thuộc đội chèo thuyền của Hà Lan Finn Florijn. Vận động viên 21 tuổi này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2sau khi hoàn thành nội dung thi trong ngày 23/7. Florijn đã được cách ly ở một địa điểm riêng.
Trong thông báo trước đó, ban tổ chức cho biết Florijin sẽ không thể tiếp tục thi đấu vì lý do y tế. Ban tổ chức đang cố gắng xác định những người có tiếp xúc gần với vận động viên này. Trước đó, một thành viên (không phải vận động viên) trong đoàn Hà Lan tham gia môn đua thuyền cũng được xác định dương tính với SARS-CoV-2 hôm 22/7.
Như vậy, trong ngày 25/7, ban tổ chức Olympic thông báo tổng cộng 10 trường hợp nhiễm COVID-19 có liên quan đến Olympic, nâng tổng số ca mắc trong nhóm đối tượng này từ đầu tháng 7 đến nay lên 132 ca.
Mặt khác, thời tiết xấu và nắng nóng tiếp tục là chủ đề được bàn luận trong những ngày đầu của kỳ thế vận hội này. Ngày 25/7, cuộc thi chèo thuyền tại Olympic đã bị hoãn sang ngày hôm sau do mối đe dọa từ cơn bão nhiệt đới Nepartak có thể đổ bộ vào Tokyo vào đầu tuần sau.
Thủ tướng Nhật Bản: Không coi việc tổ chức Olympic là ưu tiên hàng đầu
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 10/5 khẳng định ông không bao giờ "đặt vấn đề đăng cai Olympic làm ưu tiên hàng đầu". Tuyên bố của ông Suga được đưa ra trong bối cảnh kết quả một cuộc thăm dò dư luận công bố cùng ngày cho thấy gần 60% người dân Nhật Bản muốn hủy tổ chức Olympic Tokyo.
Linh vật Olympic 2020 Miraitowa (phải) và biểu tượng Olympic tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Khi được hỏi về khả năng tổ chức Olympic Tokyo nếu số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Nhật Bản gia tăng đột biến, Thủ tướng Suga nêu rõ: "Tôi chưa bao giờ đặt Olympic lên hàng đầu. Ưu tiên của tôi là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân Nhật Bản. Trước tiên, chúng ta phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh".
Mặc dù vậy, Thủ tướng Suga cũng một lần nữa nhắc lại rằng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) sẽ là nơi đưa ra quyết định cuối cùng về số phận của Olympic Tokyo và nhiệm vụ của Chính phủ Nhật Bản là thực hiện các bước để sự kiện này có thể được tổ chức một cách an toàn.
Nhật Bản đã gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cho đến cuối tháng này, đồng thời đang vật lộn để kìm hãm sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, qua đó làm dấy lên quan ngại về việc liệu có nên tổ chức Olympic hay không. Tỷ lệ tiêm chủng tại Nhật Bản hiện thấp nhất trong số các quốc gia phát triển.
Giới chức IOC, Ủy ban Olympic Nhật Bản và bản thân Thủ tướng Suga khẳng định Olympic Tokyo sẽ được tổ chức một cách "an toàn và an ninh". Các nhà tổ chức hồi tháng trước đã ban hành sách hướng dẫn (playbook) với các quy định phòng dịch COVID-19 khắt khe hơn. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát dư luận do nhật báo Yomiuri Shimbun thực hiện trong 3 ngày từ 7-9/5 cho thấy có tới 59% số người được hỏi mong muốn hủy tổ chức Olympic, trong khi chỉ có 39% ý kiến ủng hộ sự kiện này diễn ra.
Một cuộc thăm dò khác do TBS News tiến hành vào cuối tuần qua cho thấy 65% số người được hỏi muốn Olympic Tokyo bị hủy hoặc hoãn lại, với 37% số người được hỏi cho rằng nên hủy bỏ sự kiện hoàn toàn và 28% kêu gọi hoãn tổ chức. Chỉ trong vòng 5 ngày, hơn 300.000 người đã cùng ký tên vào đơn yêu cầu hủy bỏ Olympic Tokyo.
Olympic Tokyo dự kiến khai mạc vào cuối tháng 7 tới sau một năm trì hoãn vì dịch bệnh. Hãng truyền thông Fuji News Network ngày 5/10 đưa tin chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch IOC Thomas Bach sẽ được lùi lại tới tháng 6, thay vì diễn ra vào tháng 5 theo như kế hoạch ban đầu.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản cho biết ông Bach sẽ tham dự sự kiện rước đuốc ở thành phố Hiroshima vào ngày 17/5. Theo Fuji News Network, nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn trên là do Nhật Bản đang áp đặt tình trạng khẩn cấp để kìm hãm sự lây lan của của đại dịch COVID-19.
Thế giới tuần qua: Khai mạc Olympic Tokyo 2020; Đông Nam Á chạy đua với biến thể Delta Khai mạc kỳ Thế vận hội mùa hè đặc biệt nhất trong lịch sử cùng với việc biến thể Delta châm ngòi cho cao điểm về lây nhiễm COVID-19 tại Đông Nam Á là hai sự kiện nổi bật trong tuần. Pháo hoa thắp sáng bầu trời tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN...