Khuyến cáo dành cho lái xe đi Tây Bắc khi đường đóng băng
Thời tiết lạnh dưới 0 độ C ở các vùng núi Tây Bắc có thể khiến tài xế ô tô gặp khó, bởi đa phần xe tại Việt Nam thường dùng loại lốp xe cho khí hậu nhiệt đới.
Những ngày này, băng giá và tuyết mỏng đã bắt đầu xuất hiện ở các vùng núi Tây Bắc Việt Nam như Sapa, đèo Ô Quý Hồ… Sáng ngày 11/1, đường ở khu vực này đóng băng mỏng khiến CSGT phải tạm ngăn đường do một số xe bị trượt, mất lái sa xuống rãnh.
Xe sa xuống rãnh thoát nước vì đường trơn ở đèo Ô Quý Hồ. Ảnh: Tavan Dragon House
Theo chuyên gia đào tạo lái xe Nguyễn Hồng Vinh, đa số ô tô ở Việt Nam sẽ gặp khó khi di chuyển ở những nơi mặt đường bị đóng băng. “Câu chuyện không nằm ở loại xe một cầu hay hai cầu, dẫn động bốn bánh mà ở vấn đề lốp. Đa số chủ xe ở Việt Nam dùng loại lốp thông thường, thích hợp khí hậu nhiệt đới và tiết kiệm. Gặp đường trơn mất tiếp xúc cả bốn bánh thì không nên đi tiếp, rất nguy hiểm”, chuyên gia Vinh nói.
Vì vậy, để đi được đường trơn, đóng băng cần thay loại lốp phù hợp. Chuyên gia Vinh cho biết loại lốp phù hợp là lốp gai AT (All Terrain) có nhiều gai, ít rãnh dọc nên có khả năng bám đường tốt hơn. Một số loại lốp dùng 4 mùa cao cấp nhưng giá thường đắt gấp 4 hoặc 5 lần so với lốp thông thường.
Video đang HOT
Lốp AT với ta-lông kiểu hoa khối với sự hiện diện của các khối hình độc lập trên bề mặt lốp giúp tăng độ bám đường, trong khi loại lốp chạy đường nhựa thường có các gân dọc giúp đi êm, ít ồn, tiết kiệm nhiên liệu nhưng sức kéo và chống trượt không thể bằng AT.
Bên cạnh đó, chuyên gia Vinh cho rằng công nghệ cũng góp phần giúp tài xế đi đường trơn trượt, đóng băng tốt hơn. “Các xe có sẵn các trang bị như cân bằng điện tử, hỗ trợ phanh, dẫn động 4 bánh, tính năng lái xe đường trơn tuyết sẽ giúp ích rất nhiều cho tài xế. Tuy nhiên, dù có sẵn công nghệ hỗ trợ, tài xế không nên chạy nhanh”, ông Vinh nói thêm. Một mẹo nhỏ khác dàng cho tài xế dùng lốp thường bị trơn trượt có thể vận dụng là xì bớt hơi bánh xe để tăng độ tiếp xúc mặt đường. Cách này áp dụng cho cả đường cát, sỏi.
Xe có nhiều chế độ lái và hỗ trợ phanh sẽ giúp ích khi đi đường trơn trượt
Ở các nước phương Tây thường xuyên có hình thái mặt đường đóng băng vào mùa đông nên họ thường có các biện pháp khắc phục như rải muối bề mặt đường, thay lốp chuyên dụng chạy băng tuyết. Nhưng vẫn có những nguyên tắc được khuyến cáo chung cho lái xe.
Theo American Automobile Association (Hiệp hội Ôtô Mỹ; viết tắt AAA), điều kiện đường xá tồi tệ là một yếu tố gây ra gần nửa triệu vụ tai nạn và hơn 2.000 ca tử vong trên đường vào mỗi mùa đông ở Mỹ. Tổ chức này khuyến nghị tài xế trước khi lái xe cần kiểm tra kỹ nhiên liệu, luôn giữ ít nhất bình nhiên liệu có mức trên nửa thùng. Lái xe từ từ, tăng và giảm tốc từ từ tránh, hạn chế phanh đột ngột. Tăng khoảng cách với xe phía trước bằng cách cộng thêm 5 hoặc 6 giây so với phản ứng ở thời tiết bình thường.
Bên cạnh kỹ năng lái xe thì việc chuẩn bị phương tiện hoạt động một cách tốt nhất cũng là cách để tránh gặp sự cố khi đi vào đường trơn trượt, mưa tuyết.
Chia sẻ với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch ( Phúc Yên – Vĩnh Phúc) cho biết khi nhiệt độ xuống quá thấp, chủ xe nên để ý phần nước làm mát. “Về lý thuyết, nước làm mát ô tô có mức chịu đông lạnh nhất định nhờ có thành phần pha thêm các chất có nhiệt độ đông lạnh thấp. Tuy nhiên, nhiều chủ xe có thể trong quá trình sử dụng đã pha thêm nước lọc hoặc mua phải nước làm mát giả. Khi gặp thời tiết lạnh đóng băng khiến nhiệm vụ làm mát động cơ mất đi, dễ khiến động cơ gặp sự cố. Vì thế nên kiểm tra kỹ bộ phận này và chỉ thay nước làm mát đúng loại ở nơi uy tín”, kỹ sư Tạch nói.
Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới
Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ bản thân - một người mua ô tô mới ngay từ những ngày sau khi nhận bằng lái.
Những ngày chuẩn bị mua xe ô tô mới tôi nhận được nhiều ý kiến và những lời khuyên. Có người cho rằng tôi nên mua xe cũ, xe giá rẻ tầm 400- 500 triệu để lái cho thuần thục. Vì như thế sẽ tránh được việc đi xe mới, tay lái yếu sẽ thường va quệt và xây xước nên phải sơn sửa tốn kém.
Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ bản thân - một người mua ô tô mới ngay từ những ngày sau khi nhận bằng lái.
Vào tháng 8/2019, tôi mua chiếc xe Honda CRV bản L rất mới. Trên chiếc xe mới màu đen bóng loáng, tôi tự tin lái xe này đưa đón vợ con hàng ngày. Vợ tôi làm ở phố Quảng An - Tây Hồ, nhà tôi thì ở phố Hạ Đình. Trong khoảng thời gian này vợ tôi đang mang bầu bé gái thứ hai. Do đi làm xa nên tôi thường xuyên đưa đón vợ.
Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới
Mang trong mình tâm thế của người có xe mới, lại muốn vợ cảm nhận thật thoải mái và thư giãn khi ngồi xe, nên tôi cài thêm nhạc du dương. Lúc đón vợ từ sảnh sân cơ quan xuống, tôi bật nhạc và chậm chậm đưa xe ra về. Khi hai vợ chồng lên xe cũng là lúc có điện thoại của một người bạn hỏi một số công việc. Cùng với đó là cánh cổng từ của cơ quan nhấc lên.
Tôi một lúc xử lý nhiều tình huống vừa trả lời điện thoại, vừa mở nhạc cho vợ nghe và vừa thả kính để chào các bác bảo vệ. (kiểu sợ người ta nghĩ là xe mới mà bất lịch sự). Bất thình lình khi nhìn lại thì phía trước thì có chiếc Camry đang đón người, vậy là tôi không kịp xử trí, chỉ biết kéo cần số về P (số đỗ). Đầu xe của tôi tông làm bật một góc đuôi xe, tôi rất lo lắng vì cú đâm này và không biết chủ xe kia sẽ trách móc sao. Một hồi phân bua và biết tôi là lái mới nên cả hai bên đã thỏa thuận hài hòa. Tôi bị đền 3 triệu đồng từ sự việc này
Sở dĩ tôi luống cuống vì biết rằng nếu lúc đó mình nhấn chân thì không biết đang để vào chân ga hay chân phanh, nếu vào chân ga thì sẽ gây cú va chạm mạnh. Nên tôi đánh liều đẩy nhanh cần số về P. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do người lái xe hoảng hốt và luống cuống mà nhấn chân ga nhầm sang chân phanh. Tôi rút kinh nghiệm từ đó và nhanh chóng xử lí nên cú và chạm như vậy về cơ bản là nhẹ.
Qua đây tôi cũng đưa ra lời khuyên có các anh lái mới, đó là:
Đừng để ý quá cảm giác của người khác khi dừng đỗ tại cơ quan, công sở, quán ăn, tiệm cafe. Có chậm chạp và tập trung cũng không quá mất thời gian của họ và người ta có nghĩ mình kiêu hay khinh người cũng phải tâm niệm mình đang cần sự an toàn và mình đang cẩn thận.
Thực hành nhuần nhuyễn chân ga và chân phanh , tôi có xem một clip trên mạng về thầy giáo hướng dẫn học sinh giữ chân ga ở một mức ấn định và không lên không xuống, cũng như việc nhấp sang nhấp lại, theo nhịp dạy từ lời nói của giáo viên. Đây là cách giúp những người lái xe làm chủ chiếc xế hộp của mình trong tâm niệm, trong tiềm thức. Vì khi không tập trung, những lúc mải nói chuyện thì đôi chân đã qua lại, sang trái sang phải hàng trăm lần thì sự làm chủ là trong tầm kiểm soát rồi.
Tâm lý mua xe mới của những anh tài mới mang trong mình rất nhiều cảm xúc tự hào, phấn kích và có chút sỹ diện. Những cảm xúc này đan xen làm các anh ngại người khác biết lái kém, lái non nên việc có chút vô tình, phớt lờ và chậm rãi là rất cần cho những người "lái non" khi di chuyển trên đường. Điều này chấp nhận được vì an toàn cho mọi người. Không nhất thiết phải hạ kính chào người quen, vội nghe điện thoại hoặc chú tâm vào con trẻ, người thân khi đi cùng xe.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là chúng ta đón Tết Nguyên đán, rất mong các cánh mày râu mới mua xe mới thực hành nhuần nhuyền trên đường vắng, và làm chủ cảm xúc cũng như giảm độ lâng lâng của cảm giác vợ mới để vững tâm điều khiển chiếc xe mạnh mẽ, bóng đẹp của mình một cách an toàn và thuần thục.
Kinh nghiệm lái xe: Làm thế nào để hết buồn ngủ khi đang lái xe? Ngủ gật sau tay lái mối nguy hiểm cực kỳ nghiêm trọng, bởi chỉ một tích tắc mất kiểm soát cũng để lại những hậu quả ghê gớm. Vậy làm thế nào để hết buồn ngủ khi đang lái xe? Bạn có biết: Biểu hiện của cơn buồn ngủ không đơn thuần là việc bạn muốn nằm xuống đánh một giấc, mà là...