Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an?

Theo dõi VGT trên

Không khó để nhận ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama luôn lớn tiếng, vẻ mặt lo lắng khi phát biểu lên án, phản đối Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lại luôn giữ vẻ bình thản và đôi khi còn mỉm cười. Vậy rốt cuộc điều gì đang xảy ra?

Tờ Tiếng nói nước Nga cho rằng, công khai đối đầu với Nga vì Ukraine, khủng hoảng không phải do Nga gây ra, mà là do phương Tây, bởi vậy, Tổng thống Obama và các đồng minh phương Tây phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.

Đơn cử như vụ tai nạn máy bay “Boeing” của Hàng không Malaysia.

Tờ này cho rằng, buộc tội một cách vô căn cứ Nga và phe ly khai” ở miền Đông Ukraine, được cho là Nga hỗ trợ, là một sự vi phạm chuẩn mực của Mỹ và Bỉ. Họ thổi phồng một vụ bê bối lớn, công bố rằng tiêu diệt “Boeing” là tội ác khủng khiếp, các thủ phạm cần bị trừng phạt nặng nề bằng hình thức trừng phạt và dọa đưa ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy “Boeing” bị dân phòng bắn hạ.

Xét theo tính chất dấu vết trên thân máy bay “Boeing”, phương án máy bay Malaysia bị Su-25 của quân đội Ukraine bắn rơi là rất thuyết phục. Nếu kết quả giải mã “hộp đen” và các cuộc giám định chuyên môn khác chứng minh quân đội Ukraine là kẻ tội đồ, Washington và Brussels sẽ lâm vào tình huống không hề dễ chịu chút nào. Họ buộc phải xin lỗi Nga vì đã buộc tội vô cớ, và thể theo lời kêu gọi của chính nước Mỹ, phải đưa những kẻ có tội là các nhà lãnh đạo của Ukraine ra trước pháp luật.

Đối với Tổng thống Obama, vụ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông. Tiếng nói nước Nga nhận định đó chính là lí do khiến ông chủ Nhà Trắng luôn mang vẻ mặt lo âu.

Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an? - Hình 1

Putin bình thản, trong khi Obama lại luôn bất an?

Tình hình các biện pháp trừng phạt cũng không khá hơn, tờ này tiếp tục.

Mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố một câu khá bí hiểm: “Chúng tôi không biết lệnh trừng phạt đang được thực hiện như thế nào, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các lệnh đó đã gây áp lực lên nước Nga”.

Tờ báo nước Nga nhận định liệu rằng có phải Tổng thống Obama thực sự không biết hay là không tin tưởng. Trong thực tế, ông Obama có thể đã biết rằng, các biện pháp trừng phạt không hề gây ra hoảng loạn ở Nga, không thể chia rẽ trong các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng, không ai đòi ông Putin lùi bước trong quan điểm về Ukraine và Crimea. Ngược lại, tầng lớp lãnh đạo đoàn kết với nhau, còn nhân dân thì hứng khởi.

Có thể nói về tâm trạng hứng khởi đó như sau: các biện pháp trừng phạt phương Tây rốt cuộc đã buộc Nga phải bắt đầu giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém.

Hầu hết người dân Nga hài lòng với việc chính phủ áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Cuối cùng, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, có cơ hội để người Nga tiêu dùng hàng hóa thực phẩm do Nga sản xuất, lấy lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!

Ông Obama cũng không thể hài lòng với các báo cáo quân sự từ chiến trường, nơi giao tranh giữa quân đội Ukraine, quân đội của các nhà lãnh đạo thân phương Tây Ukraine, lính phương Tây đánh thuê cho Kiev với các lực lượng dân phòng khu vực Đông Nam.

Theo Kiev, từ 5000 quân tinh nhuệ Ukraine tham gia chiến dịch, hơn 3.500 người đã mất tích, rất có thể những người đó được coi là đã chết. Những người may mắn thoát khỏi chiến trường, hoặc chạy trốn sang Nga thì đang ở trong tâm trạng rất chán nản và không muốn quay trở lại chiến tranh. Lực lượng dân phòng thu được hàng chục xe bọc thép hạng nặng, nhiều bệ phóng tên lửa và xe tải của quân đội Ukraine. Hy vọng có thể dễ dàng khống chế quân ly khai của chính quyền Kiev đang nhanh chóng tan thành mây khói.

Nhưng ngay cả khi chuyện này xảy ra, cứ cho là Kiev sẽ tiến hành tổng động viên toàn quốc và huy động tất cả thiết bị kỹ thuật quân sự, cái giá tổn thất to lớn để ngăn chặn sự kháng cự của khu vực Đông Nam sẽ rất lớn, mà thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Trong tay của Kiev khi đó sẽ là khu vực Đông Nam bị tàn phá, muốn phục hồi sẽ cần khoản chi phí nhiều tỷ đô la mà Ukraine không hề có. Nhân dân sẽ căm ghét chính quyền Kiev vì những tội ác chống người dân ở miền Đông Nam. Khi đó, Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã gây ra sau khi can thiệp vào Ukraine, và những điều đó khiến Tổng thống Barack Obama không thể không cảm thấy bất an, Tiếng nói nước Nga kết luận.

Theo_Thể Thao Việt Nam

Biển Đông và "ván cờ" của các siêu cường

Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin lên tiếng về mối quan hệ với Bắc Kinh sau cuộc tập trận...cho thấy Biển Đông đang trở thành "ván cờ chiến lược" của các siêu cường.

Trong giai đoạn hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm chiến lược quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một tổ chức quốc gia khu vực rất đặc thù và gợi lên sự quan tâm đặc biệt. Vị trí địa chính trị ASEAN đang nằm trong tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của người hàng xóm gần nhất - Trung Quốc, cũng như chịu ảnh hưởng rất lớn của đối tác rất xa về địa lý - Hoa Kỳ.

Các thành viên trong hiệp hội thể hiện sự độc lập và tự chủ trong phát triển đất nước những vẫn giữ cam kết "chủ nghĩa đa nguyên nội bộ" tôn trọng sự lựa chọn về ý thức hệ và xu hướng phát triên kinh tế của mỗi thành viên. Tuy nhiên, để có được sự hài hòa trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN thì tương lai vẫn còn rất xa.

Video đang HOT

ASEAN và chiến lược của Trung Quốc

Mối quan hệ đối ngoại chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN đang trở lên căng thẳng và nặng nề, chất chứa nhiều sự nghi ngờ và lo lắng là hậu quả của những đòi hỏi chủ quyền vùng nước và hơn 100 hòn đảo trên biển Đông của Trung Quốc đối với nhiều nước thuộc khu vực.

Trong khi đó, những vấn đề cơ bản của địa chính trị khu vực giữa Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á - quá trình hội nhập mạnh mẽ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc, khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, các dự án thương mại và đầu tư....dần dần lui vào bóng mây đen của sự căng thẳng gia tăng.

Cơ sở căn bản cho sự nóng lên tình hình trong khu vực, thật sự có nguyên nhân chính là Trung Quốc và các chính sách đối ngoại đề ra cho khu vực. Đối với phản ứng mạnh mẽ của các nước có tranh chấp với Trung Quốc, cũng hoàn toàn là phản ứng tự nhiên.

Theo nhận định của các chuyên gia phương Tây, đây là phản ứng tự vệ của các nước trong khu vực Đông Nam Á chống lại sự gia tăng những đòi hỏi phi lý, không dựa trên luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 1

Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự hậu thuẫn cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý..

Cũng phải thẳng thắn nói rằng, phản ứng mạnh mẽ đối với những đòi hỏi của Trung Quốc không phải là tất cả các nước trong ASEAN, mà là các nước liên quan đến các vùng tranh chấp và đòi hỏi của đại lục. Dưới áp lực từ phía Trung Quốc và từ phía Mỹ, trong khối ASEAN cũng có sự phân cực chính trị. Một nhóm các nước quyết liệt phản đối những chính sách đối ngoại của Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Theo dự báo từ những phân tích của Hãng Stratfor, một công ty nghiên cứu, phân tích dự báo tính hình địa chính trị nổi tiếng của Mỹ thì trong năm 2013, Việt Nam và Philipines là những nước đấu tranh mạnh mẽ nhất với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đồng thời cũng bị thúc đẩy bởi áp lực kinh tế và sự hiện diện quân sự trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Đến thời điểm này, dự báo có lẽ đã được minh chứng cụ thể. Nhưng từ một quan điểm khác, vẫn có một số nước giữ thái độ ôn hòa trước chính sách của Trung Quốc, đó là Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar. Ngoài ra còn có Indonesia và Singapore, hai nước này cho đến nay vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng về tư duy chính trị thì ngả nhiều hơn về phía những nước phản đối chính sách đối ngoại Biển Đông của Bắc Kình.

Cũng phải nói thêm rằng, trong dự báo của Hãng Stratfor về năm 2013, có sự chú ý đặc biệt đến Myanmar. Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá rằng ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc đối với Myanmar vào năm 2013 sẽ bị thay thế bằng ảnh hưởng của Mỹ, làm sâu sắc thêm cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng tại Myanmar giữa Mỹ và Trung Quốc, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống căng thẳng sắc tộc dọc biên giới Trung Quốc - Myanmar.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 2

Myanmar đang từng bước thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ, báo hiệu một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc tại quốc gia giàu tiềm năng này..

Trong khái niệm "thân Trung Quốc" và "thân Mỹ" hoặc " những người bạn cũ" có những lý do về lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế. Đó là nhưng vấn đề hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia. Nhưng nói chung, những quan điểm "thân" "gần gũi" trong thời gian ngắn hoặc thời gian không dài cũng là một yếu tố, ảnh hưởng đến tình hình của Đông Nam Á.

"Lợi ích cốt lõi" và sai lầm của Trung Quốc

Tính chất chính trị mới của Đông Nam Á được hình thành bởi ảnh hưởng ngày càng mạnh trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, đã thúc đẩy sự xuất hiện của phản ứng đáp trả của chính khu vực. Có lẽ tầng lớp lãnh đạo của Trung Quốc thế hệ trước đã không tính được quy mô của phản ứng khu vực trước áp lực của đại lục.

Ví dụ, Giáo sư Xiang Lanxin của Đại học Phúc Đán đã nhận định rằng: Trung Quốc đã thực hiện một sai lầm chiến thuật, khi khẳng định rằng chủ quyền trên Biển Đông là "lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".

Điều này giúp cho các lực lượng không có thiện cảm đối với chính sách đối ngoại của đại lục có thể giải thích lời nói của các chính trị gia Trung Quốc như một tham vọng muốn dành quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông và tăng cường ảnh hưởng của mình xuống phía nam của ASEAN.

Chính vì vậy, chính quyền hiện nay của Trung Quốc đã vô tình trở thành "con tin" trong chính sách đối ngoại chính trị khu vực của chính Trung Quốc giai đoạn trước. Một số những chuyên gia còn khẳng định, do buộc phải duy trì đường lối chính trị của thế hệ lãnh đạo trước.

Bộ máy chính trị hiện nay của Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy "trung thành với đường lối chính trị đối ngoại" cứng rắn tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo đang tranh chấp trên Biển Đông và tự nhiên, tiếp tục gia tăng phản ứng mạnh mẽ phản đối chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các nước ASEAN.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 3

Hải quân PLA thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo trong thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực..

Sẽ rất khó để nói rằng, có sự hiện diện hay không một cái "bẫy" chiến lược trên Biển Đông, nhưng một loạt những sự kiện đã khẳng định tính "kiên quyết đi theo đường lối" "bảo vệ lợi ích cốt lõi...".

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, như đã biết, tuyên bố về sự sẵn sàng của Trung Quốc cho các cuộc chiến tranh khu vực, sự cấp thiết phải xây dựng đất nước trở thành một cường quốc quân sự hải dương đã gián tiếp chỉ ra sự kiên định theo đuổi "lợi ích cốt lõi" trong khu vực Đông Nam Á.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 4

Tàu chiến trang bị trực thăng thuộc hạm đội Nam Hải của PLA tập trận ở Biển Đông.

Tuy nhiên, những chính sách đối ngoại kiểu 'pháo hạm' của Trung Quốc đã có những kết quả không như mong muốn. Ngược lại vào năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton đã đưa ra tuyên bố cứng rắn: "Mỹ có những lợi ích quốc gia trên biển Đông" và người Mỹ mong muốn rằng các ứng viên cho quyền khai thác tài nguyên khoáng sản và lợi ích kinh tế biển sẽ tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết những vấn đề tranh chấp theo luật pháp quốc tế." Một điều mà Trung Quốc hoàn toàn không chờ đợi và nó hứa hẹn một sự gia tăng không ngừng của những phiên lưu tài chính.

Trung Quốc - ASEAN và chiến lược 'bó đũa'

Vấn đề quan trọng mà các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc hiện nay thực hiện hoàn toàn không phải là " bước lùi " trước những vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo, mà là dịch chuyển "sự tranh chấp" sang một vùng đối ngoại khác.

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một cơ chế đối ngoại và điều kiện chính trị để song song cùng thực hiện hai ý đồ chiến lược - giải quyết các vấn đề mâu thuẫn về chủ quyền và phát triển các quan hệ đối tác trong khuôn khổ " Trung Quốc - ASEAN".

Tình hình tranh chấp và đấu tranh chủ quyền trên Biển Đông đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Trong lịch sử xung đột Biển Đông bao gồm cả những cuộc tấn công chiếm lĩnh các đảo, quần đảo có chủ quyền.

Thời điểm hiện nay, xung đột biển đảo đã dẫn đến tình huống Philippines đưa vấn đề ra trước Tòa án Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Những phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và Philippines trong phiên họp thường niên của ASEAN tại Campuchia với nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự đã bị nước chủ tịch Campuchia và một vài thành viên khác phủ quyết vấn đề này.

Lần đầu tiên trong suốt 45 năm lịch sử của Hiệp hội ASEAN đã không có được Tuyên bố chung. Nguyên nhân là sự không đồng thuận với vấn đề chính trị đối ngoại của Trung Quốc trong khu vực.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 5

Philippines quyết định đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa quốc tế, đồng thời siết chặt quan hệ đồng minh với Mỹ...

Nhìn nhận thấy những yếu điểm trong chính sách đối ngoại của mình, kế hoạch quan trọng bậc nhất có tính nguyên tắc của Bắc Kinh là giải quyết định hướng bình thường hóa quan hệ đối tác về kinh tế, một quan điểm mà Trung Quốc cần thực hiện bằng mọi nguồn lực như một định hướng chiến lược có tính chính thống của chính sách đối ngoại Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các dự án hội nhập và phát triển kinh tế có sự tham gia của Trung Quốc trong ASEAN, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức khác hiện có và cơ chế đối thoại.

Ngoài những đòn bẩy kinh tế và chính trị, để thực hiện định hướng chính trị mới của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng đến nguồn lực là cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Cộng đồng người Hoa hải ngoại ở các nước ASEAN rất đông đảo, chiếm khoảng 25 triệu người, trong đó Indonesia - 7,3 triệu, Thái Lan là 5.7 triệu (10% dân số), v.v..

Những lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông

Khu vực ASEAN đối với Trung Quốc và Mỹ càng ngày càng trở thành khu vực hứa hẹn nhiều lợi ích về kinh tế và phát triển công nghiệp quân sự. Nếu tính sự phát triển của kinh tế, về quân sự - chính trị, mặt bằng trí thức hạ tầng của khu vực và những nhu cầu cấp thiết của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó có một ngày, toàn bộ khu vực ASEAN có thể nằm dưới sự ảnh hưởng của một siêu cường quốc. Điều đó không xảy ra trong mọi tình huống kinh tế chính trị thế giới.

Diễn tập quân sự chung Mỹ và Philiphines tháng 6 năm 2011

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 6

Diễn tập quân sự chung Mỹ và Philippines tháng 6/2011. .

Liên quan đến sự đối đầu giữa hai lực lượng chính trị của hai cường quốc, có thể giả định được sự cân bằng lực lượng trong khu vực sẽ phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Chúng ta, hoặc con cái chúng ta sẽ là những người chứng kiến sự hình thành một cụm các quốc gia Đông Nam Á, có xu hướng ủng hộ những đường lối chính trị của Mỹ.

Các nước này, thấy rõ được tầm ảnh hưởng của Mỹ trong tiến trình phát triển kinh tế chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và các nước quanh Trung Quốc nói riêng, sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong các thỏa thuận song phương và đa phương vì lợi ích của quốc gia và sự phát triển chung của khu vực.

Tiến trình quay trở lại Đông Nam Á ngày hôm nay có thể nhìn thấy rất rõ. Nhiều nước trong khu vực không những chào đón sự hiện diện của Mỹ, mà còn bằng mọi cách thúc đẩy sự tham gia tích cực của Washington trong các hoạt động chính trị của khu vực, củng cố và phát triển các liên minh quân sự - chính trị đã tồn tại từ trước đây đồng thời hình thành những mối quan hệ mới trên tầm chiến lược.

Kết quả này xuất phát từ việc, mọi nỗ lực của các nước khối ASEAN trong quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc từ đầu năm 2000 trở về đây không đem lại những kết quả tích cực. Mối quan hệ gần gũi và sâu sắc hơn trước đây với Bắc Kinh chỉ đem lại những nghi ngờ và lo lắng về tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng và quản lý của Trung Quốc trong khu vực.

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 7

Mỹ đã tuyên bố chiến lược xoay trục và tăng cường sự hiện tại Biển Đông cũng như khu vực Đông Nam Á..

Ngược lại, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đe dọa trực tiếp lợi ích của Mỹ, vốn có nguồn gốc sâu xa từ trước đại chiến thế giới lần thứ II.

Những sự quan tâm và chính sách chính trị đối ngoại của nước Mỹ, cũng như những can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông không đem lại những kết quả mong muốn ngoại trừ sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố trực tiếp vào nước Mỹ, chi phí quân sự ngày càng cao đồng thời các khu vực của thế giới A rập càng trở lên hỗn loạn, sự kiện bất ổn chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn gần đây là một minh chứng cho hậu quả của chính sách can thiệp cũ.

Mỹ cần có thời gian để củng cố vị thế siêu cường của mình, có được một hậu phương mang tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế và duy trì tiềm lực quân sự mà không phải đối phó với làn sóng suy thoái kinh tế trong nước.

Đường lối chính trị đối ngoại của Trung Quốc đã cho Mỹ một cơ hội bằng vàng. Washington không bỏ qua cơ hội đó, gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á, củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế - quân sự song phương, đa phương với các nước quanh biển Đông, Mỹ đạt được nhiều lợi ích quan trọng như đầu tư phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quân sự mà không phải đưa quân đội tham chiến, khối quân sự NATO có được những điều kiện thuận lợi để quay trở lại châu Á với sứ mệnh mới. Một chính sách mạng lại nhiều lợi ích, và Mỹ có cơ hội để ngăn chặn đại lục chia xẻ quyền lợi trên Thái Bình Dương.

Một trong những ví dụ điển hình của xu hướng nâng tầm quan hệ với Mỹ là Philippines, quốc gia này trong thời gian trước đây đã nỗ lực đấu tranh để đạt được mục đích đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ và rút quân đội Mỹ khỏi lãnh thổ nước mình.

Nhưng sự xuất hiện của các tàu tuần tiễu Trung Quốc trên vùng nước Philiphines đã làm thay đổi tất cả. Philippines mong muốn củng cố lại và phát triển mối quan hệ quân sự với Mỹ, dựa trên cơ sở của hiệp ước phòng thủ chung đã ký từ năm 1951, mặc dù hiệp ước này đã từng bị sự chỉ trích dữ dội từ phía người Philippines (theo hiệp ước phòng thủ chung, người Mỹ phải ủng hộ và giúp đỡ Philippines trong trường hợp Philippines bị xâm lược).

Biển Đông và ván cờ của các siêu cường - Hình 8

Quân đội Mỹ và Philippines đang có cuộc tập trận tại khu vực Biển Đông, gần khu vực bãi cạn Scaborough..

Chiến lược "Quay trở lại châu Á" của tổng thống Mỹ Obama đã được sự ủng hộ và ca ngợi của Quốc hội Mỹ và mang lại những kết quả khả quan. Trong một thời gian ngắn, Washington đã tăng cường được mối quan hệ chính trị quân sự với Philippines và Thái Lan, xích lại gần hơn với Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia, mở rộng sự tham gia của mình vào những tổ chức đa phương và tăng cường hợp tác với ASEAN trên nhiều lĩnh vực.

Trên thực tế, Mỹ đã trực tiếp can thiệp vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, đồng thời cũng trực tiếp tác động đến những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Cùng với những sự kiện nóng bỏng đã nêu, cái mà thế giới tạm gọi là hedge policy (chính trị phòng ngừa), có nghĩa là xu hướng chính trị của các nước có biên giới đất liền và biển với Trung Quốc liên kết lại với nhau trong mỗi quan hệ hợp tác với Mỹ, với những định hướng của Washington đã mang lại hiệu quả trong những năm gần đây và sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Sự bền vững và hiệu quả các quan hệ này sẽ được phát triển trên cơ sở những chính sách đối ngoại mà Trung Quốc đang thể hiện trên tờ báo Hoàn Cầu.

Người Mỹ không cần tiến hành các chiến dịch truyền thông ồn ào, cũng không cần áp đặt mình với các đối tác ở Đông Nam Á. Các nước trong khối châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, không chỉ có Philippines, lo lắng trước những tuyên bố mang tính răn đe với chủ quyền và lợi ích của mình, sẽ chủ động tiến tới một mối quan hệ giao thương và hợp tác đối thoại tốt hơn với Mỹ.

Và Hoa Kỳ, dù đang yếu đi trong các cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, cũng đã tìm được khu vực để duy trì và phát triển sức mạnh của mình.

Theo Tấm gương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?
13:45:54 22/01/2025
"Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0""Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0"
13:00:55 22/01/2025
Thi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt NamThi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt Nam
12:59:57 22/01/2025
Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
Triệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phúTriệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phú
13:49:47 22/01/2025
Gil Lê - Xoài Non bị antifan tấn côngGil Lê - Xoài Non bị antifan tấn công
13:53:04 22/01/2025
Thêm 1 cảnh nóng phim cổ trang Hàn khiến khán giả phát sốt, bóng lưng nữ chính quyến rũ tới mê hồnThêm 1 cảnh nóng phim cổ trang Hàn khiến khán giả phát sốt, bóng lưng nữ chính quyến rũ tới mê hồn
13:56:27 22/01/2025

Tin mới nhất

Quan chức hàng không Hàn Quốc tự tử sau vụ tai nạn máy bay Jeju Air

Quan chức hàng không Hàn Quốc tự tử sau vụ tai nạn máy bay Jeju Air

17:23:23 22/01/2025
Quyết định được đưa ra sau khi xem xét các cấu trúc chứa ăng-ten hướng dẫn hạ cánh tại các sân bay trên khắp cả nước, được gọi là Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS).
Ông Putin và ông Tập Cận Bình vừa điện đàm, họ nói gì?

Ông Putin và ông Tập Cận Bình vừa điện đàm, họ nói gì?

17:12:09 22/01/2025
Tại buổi điện đàm, ông Putin cảm ơn sự ủng hộ của ông Tập cho Nga trong vai trò chủ tịch khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO

Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO

16:46:37 22/01/2025
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như Bộ Y tế Đức đã có phản ứng về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

16:36:00 22/01/2025
The Kyiv Independent dẫn lời ông Syrskyi mô tả tên lửa Oreshnik mới của Nga là mối đe dọa mà hiện tại chỉ một số ít hệ thống phòng không trên thế giới có thể đánh chặn được , đồng thời thừa nhận Ukraine chưa sở hữu vũ khí nào như vậy.
Thủ tướng Campuchia lên tiếng về vụ cựu nghị sĩ đối lập bị bắn chết

Thủ tướng Campuchia lên tiếng về vụ cựu nghị sĩ đối lập bị bắn chết

16:32:05 22/01/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có bình luận chính thức đầu tiên về vụ cựu nghị sĩ đối lập Lim Kimya bị bắn chết ở Thái Lan.
Ông Trump khoe bức thư được ông Biden gửi lại

Ông Trump khoe bức thư được ông Biden gửi lại

16:29:42 22/01/2025
Đài Fox News ngày 20.1 đưa tin khi đang ký một loạt sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ông Trump đã phát hiện bức thư được người tiền nhiệm để lại
Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

12:59:44 22/01/2025
Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza hoàn tất đợt trao trả con tin và tù nhân đầu tiên trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.
5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

10:54:02 22/01/2025
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm...
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

08:34:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký lệnh ân xá cho khoảng 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

08:29:46 22/01/2025
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành đụng mặt sao nữ Vbiz vướng nghi vấn nghỉ chơi, 1 chi tiết nói lên mối quan hệ hiện tại

Trấn Thành đụng mặt sao nữ Vbiz vướng nghi vấn nghỉ chơi, 1 chi tiết nói lên mối quan hệ hiện tại

Sao việt

18:39:49 22/01/2025
Sự xuất hiện của Thu Trang trên thảm đỏ ra mắt phim của Trấn Thành cho thấy mối quan hệ giữa cả hoàn toàn không như lời đồn.
Hóa công chúa ngọt ngào hết nấc với chiếc váy dài

Hóa công chúa ngọt ngào hết nấc với chiếc váy dài

Thời trang

18:33:16 22/01/2025
Cuối cùng, chìa khóa để trở thành nàng công chúa ngọt ngào không phải chỉ ở chiếc váy dài, mà chính là sự tự tin và thái độ. Cho dù bạn chọn phong cách dịu dàng, lãng mạn hay quyến rũ, sự tự tin sẽ là yếu tố giúp bạn luôn tỏa sáng.
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường

Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường

Netizen

18:20:37 22/01/2025
Sau khi tông gây trầy xước xe ô tô đậu ven đường, nam sinh viết lời xin lỗi kèm 200 nghìn đồng dán vào xe khiến cộng đồng mạng xúc động.
Vụ Garnacho rời MU tiến triển nhanh

Vụ Garnacho rời MU tiến triển nhanh

Sao thể thao

17:59:53 22/01/2025
Manchester United đang dần hạ mức giá yêu cầu để thúc đẩy việc bán Alejandro Garnacho ngay trong kỳ chuyển nhượng tháng 1.
Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng

Tin nổi bật

17:38:40 22/01/2025
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu đang ở trên cầu hẹp có một làn đường, tài xế ô tô không được phép vượt. Tài xế vi phạm sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.
Lên mạng báo chốt CSGT, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu đồng

Lên mạng báo chốt CSGT, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu đồng

Pháp luật

17:35:51 22/01/2025
Chị H. đăng công khai dòng trạng thái có nội dung thông báo chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn của cảnh sát giao thông để người dùng mạng xã hội biết
MXH Weibo dậy sóng trước 3 tín hiệu kêu cứu của Triệu Lộ Tư, nghi đang bị thế lực ngầm khống chế

MXH Weibo dậy sóng trước 3 tín hiệu kêu cứu của Triệu Lộ Tư, nghi đang bị thế lực ngầm khống chế

Sao châu á

17:03:01 22/01/2025
Triệu Lộ Tư được cho là phải phục tùng mệnh lệnh tái xuất showbiz dù sức khỏe chưa phục hồi của công ty quản lý để tránh bị đóng băng sự nghiệp
Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Trắc nghiệm

16:43:01 22/01/2025
Vào ngày 23 tháng Chạp 2025, ngày Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, các gia đình đều làm lễ cúng ông Công ông Táo và khấn vái ông Táo trình báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Hậu trường phim

15:04:40 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đang nhận được sự quan tâm của khán giả khi xuất hiện trong phim Tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành.