Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Ván bài lật ngửa?
Khủng hoảng nợ Hy Lạp đã trở thành “ ván bài lật ngửa”, với việc các cường quốc châu Âu không chỉ muốn Athens “ cúi đầu” mà còn phải thay đổi thể chế.
Hy Lạp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, do hệ quả của 5 năm suy thoái kéo dài. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp đôi, từ mức 10,3% (1999) lên 25,6% trong nửa đầu năm nay. Lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội cũng bị cắt giảm một nửa so với thời kì 2010-2014. Làm mất uy tín của chính phủ Hy Lạp
Mọi diễn tiến về khủng hoảng nợ Hy Lạp vài tuần trở lại đây đều liên quan đến đảng Syriza cánh tả, chính đảng giữ vai trò lãnh đạo trong liên minh cầm quyền ở Athens. Ván bài lật ngửa này dường như đã được lập trình với mục đích chia rẽ, làm mất uy tín của chính phủ Alexis Tsipras.
Thủ tướng Alexis Tsipras kêu gọi cử tri Hy Lạp nói không với chính sách “ thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ áp đặt.
“Gót chân Achilles” của đảng Syriza chính là chỗ đảng này vừa cam kết từ bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng nghiệt ngã, nhưng vẫn muốn tiếp tục ở lại Eurozone. Điều này phản ánh quan điểm chung của cả xã hội Hy Lạp, nhưng thật khó để có thể đạt được một thỏa thuận danh dự với các chủ nợ.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng EU dường như đánh giá sai các bước đi của Hy Lạp. Những nhà chiến lược tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) cho rằng Thủ tướng Tsipras sẽ “đầu hàng”, chấp nhận mọi điều kiện vì núi nợ luôn treo trước cổ. Nhưng họ đã lầm và phải hy vọng vào một trạng thái hỗn đoạn ngay trong lòng Hy Lạp, coi đây là đòn trừng phạt nhằm vào người dân nước này khi không chấp nhận “cải cách”.
Thế nhưng Thủ tướng Tsipras, đảng Syriza cùng với một số lực lượng khác ở Châu Âu thì lại hiểu theo một cách khác: Ở lại Eurozone và thắt lưng buộc bụng ư? Chúng ta chỉ làm giàu cho các nhà tài phiệt tài chính, những người chỉ chiếm 1% dân số Liên minh Châu Âu.Cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 tới đây ngoài đối đầu về kinh tế, còn mang dáng dấp của yếu tố chính trị. EU muốn cảnh báo đảng Potemos cánh tả đang nổi ở Tây Ban Nha cũng như các đảng phái phản đối Eurozone ở Italy và Pháp rằng: Nếu không chịu thắt lưng buộc bụng, “chúng tôi” sẽ gây ra náo loạn, hãy nhìn vào tấm gương Hy Lạp.
EU muốn thay đổi thể chế Hy Lạp
Theo báo Anh The Guardian số ra ngày 1/7, Đức và các cường quốc châu Âu không chỉ muốn Hy Lạp “cúi đầu” mà còn phải thay đổi thể chế.
Video đang HOT
Liên minh Châu Âu và các chủ nợ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn đối với Hy Lạp. Từ Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nói rằng, ông cảm thấy bị chính phủ cánh tả của Thủ tướng Tsipras “lừa dối”, đồng thời kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại chính phủ hiện hành.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại chính phủ hiện hành.
Mới nhất là việc Liên minh Châu Âu (EU) ngày 1/7 từ chối đề xuất mới của Hy Lạp – một đề xuất mà Athens chấp nhận gần như toàn bộ các yêu sách của chủ nợ: Từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận nào cho tới khi Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới vào ngày 5/7 tới.
Mục đích của EU là dồn ép Thủ tướng Tsipras và chính phủ của ông, chuẩn bị cho một sự thay đổi kế tiếp, với một chính quyền dễ điều khiển hơn. Các tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trình ra tại các cuộc gặp gần nhất đều cho thấy, các chủ nợ ai cũng biết rằng núi nợ của Hy Lạp sẽ không ổn định và nước này không thể thoát khỏi thắt lưng buộc bụng cho đến tận năm 2030, đấy là tính theo các kịch bản tốt đẹp nhất.
Yêu sách về chi tiêu khắc khổ nhằm vào Athens chỉ gây ra bùng nổ nợ và thực chất là vì quyền lực, chứ chưa hẳn tiền bạc. Nếu các thế lực bên ngoài thành công trong việc loại bỏ ông Tsipras, một khoản vay mới “ít tàn phá” hơn có thể sẽ được chìa ra cho người kế nhiệm “dễ bảo hơn”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận nào cho tới khi Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 tới.
Đó là lý do mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định dừng bơm tiền khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp ngay sau khi Thủ tướng Tsipras kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về các điều khoản mà ông cho là “tống tiền”. Hệ quả là Athens phải áp dụng biện pháp quản lý vốn, đóng cửa ngân hàng và trở thành nước phát triển đầu tiên vỡ nợ đối với khoản vay của IMF.
Đối với giới chóp bu ở Châu Âu, mối nguy hiểm từ việc Hy Lạp rời Eurozone (hay còn gọi là Grexit) nằm ở chỗ nhiều nước khác sẽ học theo một “Hy Lạp thành công” chống lại thắt chặt chi tiêu. Nếu “ngọn cờ” Syriza gục ngã, thì thất bại này sẽ được dùng như là bài tẩy để dập tắt làn sóng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng đang gia tăng, nhất là những phòng trào do đảng Podemos (Tây Ban Nha) hay Sinn Féin (Ireland) phát động, để rồi quyền lực lại rơi vào tay các nhà “dân túy cánh hữu”. Tương lai của châu Âu vì thế sẽ phụ thuộc vào kết cục của cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Theo Báo Tin tức
Theo_Kiến Thức
Khủng hoảng Hy Lạp: Ván bài đã lật ngửa?
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hối thúc cử tri không chấp nhận các đề xuất về thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ đưa ra, ngay tại thời điểm hàng nghìn người xuống đường tuần hành ủng hộ chính phủ ở thủ đô Athens.
"Chúng tôi yêu cầu mọi người phủ quyết với tất cả sức mạnh trong tâm hồn, với tỉ lệ đi bỏ phiếu lớn nhất ở mức có thể. Số lượng người tham gia càng đông và câu trả lời &'không' càng lớn, chúng ta càng có khả năng để khởi động các cuộc đàm phán theo một lộ trình hợp lý và bền vững", ông Tsipras phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia ERT tối muộn ngày 29/9.
Thủ tướng Alexis Tsipras kêu gọi người dân 'nói không' trước yêu sách của chủ nợ. (Ảnh: AP)
Người đứng đầu chính phủ Hy Lạp nói thẳng rằng, nước này không có khả năng chi trả khoản tiền 1,8 tỉ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày hôm nay (30/6) - cũng trùng với thời điểm gói cứu trợ hết hạn. "Làm sao có chuyện các chủ nợ ngồi chờ khoản tiền trả cho IMF khi các ngân hàng của chúng ta bị bóp nghẹt", ông Tsipras bình luận.
Ít nhất 20.000 người tuần hành bên ngoài tòa nhà quốc hội, biểu thị sự ủng hộ đối với chính phủ liên minh do đảng Syriza theo đường lối cánh tả của ông Tsipras đứng đầu. Họ hưởng ứng lời kêu gọi phản đối yêu sách thắt chặt chi tiêu mà các chủ nợ nêu ra với Athens để đổi lấy gói cứu trợ mới.
Hy Lạp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, do hệ quả của 5 năm suy thoái kéo dài. Tỉ lệ thất nghiệp đã tăng gấp đôi, từ mức 10,3% (1999) lên 25,6% trong nửa đầu năm nay. Lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội cũng bị cắt giảm một nửa so với thời kì 2010 - 2014. Hôm 28/6, chính phủ đã ra tuyên bố áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn, đóng cửa các ngân hàng trong vòng một tuần (29/6-1/7/2015), hạn chế khả năng rút tiền của người dân ở mức 60 euro/ngày.
Ai cao tay hơn?
Liên minh châu Âu và các chủ nợ vẫn tỏ rõ quan điểm cứng rắn đối với Hy Lạp. Từ Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nói rằng, ông cảm thấy bị chính phủ cánh tả của ông Tsipras "lừa dối"; đồng thời kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại chính Thủ tướng Tsipras. "Tôi muốn nói với người dân Hy Lạp là hãy bỏ phiếu &'đồng ý'. Phiếu chống, dù chưa biết câu hỏi đề ra là gì, đồng nghĩa với việc Hy Lạp nói không với châu Âu", ông Juncker bày tỏ.
Người dân Hy Lạp tuần hành ở Athens biểu thị sự ủng hộ đối với chính phủ. (Ảnh: AFP)
Tại Đức, phát biểu tại lễ kỉ niệm 70 năm ra đời đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc cầm quyền, Thủ tướng Angela Merkel chỉ trích đường lối của Athens, nói rằng châu Âu thịnh vượng dựa trên khả năng tìm kiếm thỏa hiệp, ngầm chỉ trích Hy Lạp đã không tôn trọng các nguyên tắc của khối, nhất là về "trách nhiệm riêng và tình đoàn kết chung".
Tuy nhiên, EU lại không "đóng sập" mọi cánh cửa trước Hy Lạp. Trong một diễn biến mới nhất, chủ tịch EC đã đưa ra đề xuất vào phút chót, từng bị ông Tsipras từ chối. Ông Junker yêu cầu Athens phải trả lời bằng văn bản về chấp thuận đề nghị mới nhất của các chủ nợ, để từ đó các Bộ trưởng tài chính EU xem xét khi trước hạn chót về gói cứu trợ mới trong tối ngày 30/6. Còn bà Merkel thì nói các đối tác luôn sẵn lòng nếu Athens muốn nối lại đàm phán sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 5/7 tới.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, phản ứng kiểu nước đôi trên đây xuất phát từ việc EU dường như đánh giá sai các bước đi của Hy Lạp. Những nhà chiến lược tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) lúc đầu cứ mặc định, Thủ tướng Tsipras đơn giản sẽ "quy hàng", chấp nhận mọi điều kiện, vì núi nợ luôn treo trước cổ. Nhưng họ đã lầm và giờ lại phải hy vọng vào một trạng thái hỗn đoạn ngay trong lòng Hy Lạp, coi đây là đòn trừng phạt nhằm vào người dân nước này khi không chấp nhận "cải cách".
Trên thực tế, ít ai có thể ngờ rằng thoát khỏi eurozone lại là toan tính ngay từ đầu của tân chính phủ Hy Lạp, một giả thuyết hoàn toàn có thể xảy ra. Theo đó, đảng Syriza muốn có sự chuyển đồi mang tính cách mạng: Muốn giải phóng Hy Lạp khỏi sự thống trị của các tài phiệt xuất hiện thời hậu chính quyền độc tài quân sự, muốn thoát khỏi chính sách thắt lưng buộc bụng của EU với một ngân hàng Trung ương độc lập về điều hành chính sách. Trong tiến trình đó, Athens đòi hỏi xóa bỏ mọi khoản nợ xấu, không chấp nhận thuyết thắt chặt chi tiêu của IMF và cuối cùng là không chấp nhận gánh trách nhiệm về gói cứu trợ không hiệu quả giai đoạn 2010 - 2012 của chính phủ tiền nhiệm.
Hồi tuần trước, Quốc hội Hy Lạp đã cho công bố báo cáo của Ủy ban Sự thật về nợ (Debt Truth Commission), lý giải tại sao các gói cứu trợ của IMF cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thời kì 2010 - 2012 lại bị coi là "ghê tởm", cũng như vì sao nó không được đưa ra trưng cầu dân ý. Theo đó, dưới ức ép của Mỹ, IMF và ECB buộc phải bơm tiền cho Hy Lạp, Athens dùng số tiền này trả nợ cho các chủ nợ tư nhân. Nhưng muốn làm được điều đó thì phải loại bỏ Thủ tướng George Panpandereou, vì ngày 1/11/2011, ông &'dám" đề xuất trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới của IMF, ECB. Chỉ 2 ngày sau, dưới sức ép của các chủ nợ, ông phải rút lại đề xuất trưng cầu dân ý. Ngày 6/11, ông Panpandereou tuyên bố đống ý "từ chức" - một sự kiện mà nhiều người nói rằng Hy Lạp bị "điều hành" bởi chủ nợ.
Cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 tới đây sẽ lại là một câu chuyện khác, vì ông Tsipras ở vị thế khác. Ngoài cuộc đối đầu về kinh tế, nó còn mang dáng dấp của yếu tố chính trị. EU muốn cảnh báo đảng Potemos cánh tả đang nổi ở Tây Ban Nha cũng như các đảng phái phản đối eurozone ở Italy và Pháp rằng: Nếu không chịu thắt lưng buộc bụng, "chúng tôi" sẽ gây ra náo loạn, hãy nhìn vào tấm gương Hy Lạp. Thế nhưng Thủ tướng Tsipras, đảng Syriza cùng với một số lực lượng khác ở châu Âu thì lại hiểu theo một cách thức khác: Ở lại eurozone ư và thắt lưng buộc bụng ư? Chúng ta chỉ làm giàu cho các nhà tài phiệt tài chính, những người chỉ chiếm 1%.
Theo Hoài Thanh/ICH, DW, Aljazeera
baotintuc.vn
Thất bại trong cuộc đàm phán về thỏa thuận cứu trợ giữa Hy Lạp và châu Âu Hội nghị Bộ trưởng Tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) nhằm tìm kiếm một thỏa thuận về gia hạn chương trình cứu trợ mới cho Hy Lạp đã kết thúc tại thủ đô Brussels của Bỉ ngày 12/2 mà không đạt được kết quả khả quan nào. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis...