Khủng hoảng ngành sư phạm
Vài năm gần đây, bên cạnh tuyển sinh khó khăn, ngành sư phạm cũng gặp nhiều vấn đề ‘ảm đạm’ như điểm đầu vào thấp, giáo viên bị sa thải ở nhiều địa phương, sinh viên không có việc làm…
Trước thực trạng này, 2 năm qua, Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp (chỉ ở phần ngọn) kiểm soát điểm sàn để đảm bảo chất lượng, nhưng xem ra không hiệu quả.
Nhiều vấn đề bất cập
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 113 cơ sở đào tạo giáo viên. Ngoài ra, còn có 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non. Nếu tính trung bình, mỗi tỉnh thành hiện có từ 2 – 4 cơ sở đào tạo giáo viên, dẫn đến tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, bùng nổ số lượng giáo viên không đảm bảo chất lượng, đào tạo vượt xa nhu cầu sử dụng…
Thực tế các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) rất thiếu giảng viên có trình độ cao. Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ chỉ chiếm trung bình 4,82%. Trong đó, những trường không có tiến sĩ như CĐSP Vĩnh Long, hoặc tỷ lệ rất thấp như CĐSP Lạng Sơn (1,3%). Riêng các trường đại học sư phạm (ĐHSP), tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ (tính cả ngành ngoài sư phạm) cũng không cao như ĐH Vinh chỉ trên 29%, ĐH Sư phạm TPHCM và ĐH Cần Thơ mới hơn 32%.
Chính vì vậy, nhiều trường CĐSP chưa thu hút thí sinh, như Trường CĐSP Nam Định, tại Khoa Tự nhiên, năm học 2018-2019 có 16 giáo viên, nhưng chỉ đào tạo… 30 sinh viên; hay ở Khoa Xã hội, lớp Văn – Giáo dục công dân K39, chỉ có 5 sinh viên theo học; lớp Văn – Giáo dục công dân K40 có 2 sinh viên; lớp Âm nhạc chỉ 1 sinh viên.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển vào Trường ĐHSP TPHCM
Video đang HOT
Kết quả tuyển sinh mới đây của Trường CĐSP Nam Định cũng rất đáng buồn, khi hàng loạt ngành có số thí sinh trúng tuyển chỉ bằng không hoặc nhiều lắm cũng chỉ 1-5 sinh viên. Hay như Trường CĐSP Gia Lai trong xét tuyển đợt 1, phải “đóng cửa” 3 ngành SP Toán học, SP Ngữ văn và SP Tiếng Anh do số lượng thí sinh đăng ký quá ít.
Trường CĐSP Đắk Lắk có 200/315 chỉ tiêu ở 9 ngành SP phải tuyển đợt 2 với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1 (bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT). Dù điểm chuẩn chỉ 16 điểm ở tất cả ngành nhưng xét tuyển đợt 1, nhiều ngành SP chỉ có 1 – 3 thí sinh đăng ký như: SP Toán, SP Vật lý, SP Ngữ văn, SP Địa lý, SP Tiếng Anh. Tuyển sinh năm 2019, Trường CĐ Đà Lạt (Lâm Đồng) có đến 5 ngành “trắng” thí sinh, gồm: SP Toán học, SP Tin học, SP Vật lý, SP Hóa học, Giáo dục thể chất.
Tương tự, các ngành sư phạm ở nhiều trường ĐH địa phương cũng… đìu hiu. Trường ĐH Đồng Tháp năm học rồi rất nhiều ngành không có thí sinh trúng tuyển gồm SP Vật lý, SP Tin học, SP Sinh học, SP Mỹ thuật. Những ngành khác như SP Địa lý, SP Hóa học, SP Âm nhạc, SP Lịch sử, dù chỉ tiêu mỗi ngành là 20, nhưng chỉ có 5 – 7 thí sinh trúng tuyển.
Trong năm 2019, nhiều ngành SP vẫn tiếp tục đăng ký tuyển sinh và kết quả cũng không khá hơn. Năm 2018, dù nhiều ngành có số thí sinh trúng tuyển là 0, nhưng năm 2019, Trường ĐH Đồng Nai vẫn tuyển sinh và tiếp tục nhận… trái đắng. Cụ thể, các ngành SP: Sinh học, Lịch sử, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật không có thí sinh trúng tuyển.
Cần chính sách giải cứu
Trong dự thảo đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm”, Bộ GD-ĐT đặt ra mục tiêu giai đoạn 2020-2025 hình thành được 2 trường sư phạm trọng điểm quốc gia ở Hà Nội và TPHCM trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP TPHCM và một số trường ĐHSP khác.
Đồng thời, xây dựng mạng lưới “vệ tinh” là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương. Giai đoạn 2026-2030, hình thành thêm 1 trường sư phạm trọng điểm quốc gia tại khu vực miền Trung trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường ĐHSP trên địa bàn và một số tỉnh thành lân cận.
Theo PGS-TS Mỵ Giang Sơn, nguyên Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, trong 3 năm gần đây, Bộ GD-ĐT giữ quyền công bố điểm sàn nên các trường phải cắt giảm chỉ tiêu rất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề căn cơ nhất lại nằm ở việc làm và thu nhập của sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Do đó, cần thiết phải có giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, trong đó vấn đề việc làm và tiền lương cho ngành sư phạm phải được cải thiện đáng kể, để không thiếu người giỏi theo học.
Ông Lê Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương TPHCM, chia sẻ cần bỏ chính sách miễn học phí nhưng phải có lộ trình và đi kèm là có chính sách tăng lương giáo viên. “Tôi cam đoan, trong số 100 giáo viên chỉ có vài ba người tâm huyết, sẵn sàng hy sinh vì nghề. Bản thân tôi từng là người có một thời say mê với nghề dạy, nhưng tôi không thể sống với đồng lương tiến sĩ chỉ 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng”, ông Lê Văn Tiến trăn trở.
PGS-TS Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), cho rằng việc cấp bù kinh phí đang có nhiều vấn đề… khiến các trường phải bù lỗ. Nếu việc cấp bù đủ cho chi phí đào tạo, các trường sư phạm sẽ không phải bù lỗ, đủ điều kiện để nâng cao chất lượng thì chắc chắn không ai muốn bỏ chính sách này.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, phân tích không thể giữ mức học phí như hiện nay. Việc bỏ chính sách miễn, giảm học phí phải kèm theo giải pháp và chính sách phù hợp, vì thực tế khảo sát hiện nay, tỷ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm đang cao hơn rất nhiều so với sinh viên nông thôn vào trường khác.
Do đó, muốn đánh giá việc miễn, giảm học phí có thật sự thu hút được sinh viên giỏi vào học sư phạm hay không, cần phải chứng minh một cách khoa học, rồi xóa bỏ cũng chưa muộn. Nếu các trường sư phạm tăng học phí lên gấp 3 lần như hiện nay thì giải pháp kèm theo là Nhà nước chấp nhận rủi ro cho sinh viên sư phạm vay tiền để học, sau khi ra trường, nếu làm trong lĩnh vực giáo dục thì được xóa nợ.
Mặt khác, nếu sau khi ra trường sinh viên có thu nhập khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng và sau 35 năm làm việc có thu nhập từ 30 – 35 triệu đồng/tháng thì chắc chắn ngành sư phạm có sức hút lớn.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Điểm sàn Trường đại học Sư phạm TP.HCM đồng loạt tăng
Sư phạm toán, sư phạm hóa và sư phạm tiếng Anh là ba ngành có điểm sàn cao nhất của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, với 21 điểm.
Ngày 21-7, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã chính thức thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2019.
Theo đó, điểm sàn các ngành của trường dao động từ 18 đến 21 điểm, hầu hết các ngành đều có điểm sàn tăng hơn năm ngoái và cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT đưa ra trước đó một ngày.
Mức điểm này là tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển thi THPT Quốc gia (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Trong đó, ba ngành có điểm sàn cao nhất là sư phạm toán, sư phạm hóa và sư phạm tiếng Anh, với 21 điểm
Điểm sàn từng ngành cụ thể như sau:
Theo PLO
Đã có điểm sàn ngành đào tạo giáo viên năm 2019 Theo đó, điểm sàn được chia thành mức phân theo trình độ: đại học - cao đẳng - trung cấp lần lượt là 18, 16 và 14 điểm. Chiều nay 20/7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 (Đại...