Khủng hoảng năng lượng khiến mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu mong manh hơn
Một số quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Mỹ và các nước thành viên EU, đã gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch do nguồn cung năng lượng đứt gẫy bởi xung đột Nga – Ukraine khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt.
Theo Chủ tịch COP27, các nước giàu có đang tụt hậu trong cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry phát biểu tại Khóa họp 77 Đại Hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 24/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry – Chủ tịch được chỉ định của Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) – cảnh báo rằng mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C đang trở nên “mong manh hơn”.
Ông Sameh Shoukry cho rằng việc tạo dựng thỏa thuận khí hậu tại Hội nghị COP27 ở thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập trong tháng tới sẽ gặp trở ngại hơn bất kỳ cuộc đàm phán nào trước đây, do nền kinh tế toàn cầu đang bị “chấn động” do căng thẳng địa chính trị liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Theo ông Sameh Shoukry, thỏa thuận đạt được tại COP26 ở Glasgow (Vương quốc Anh) năm ngoái đã bị lu mờ bởi những sự kiện gần đây, khiến cho việc đi tới một thỏa thuận khí hậu ở COP27 “trở nên mong manh hơn”. Bối cảnh của COP27 đang khá khó khăn so với các sự kiện COP tại Paris hoặc ở Glasgow về thách thức và tác động kinh tế cũng như vấn đề địa chính trị. Tuy nhiên, ông khẳng định là nước chủ nhà COP27, Ai Cập “luôn giữ hy vọng và sự tập trung, đồng thời cố gắng tách tiến trình đàm phán khí hậu khỏi một số vấn đề bên ngoài” không liên quan tới biến đổi khí hậu.
Ông Shoukry cảnh báo rằng các nước giàu đang đánh mất lòng tin của thế giới đang phát triển vì họ đang tụt hậu trong các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cung cấp tài chính khí hậu cho các nước nghèo.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh thêm nếu các quốc gia lùi bước hoặc đi chệch hướng so với những cam kết nỗ lực duy trì các thỏa thuận và hiểu biết đã đạt được ở Paris và ở Glasgow, thì thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức trên 2 độ C và có thể lên đến 3,6 độ C, theo những dự báo khoa học gần đây. Ông Shoukry nhấn mạnh đây là những mâu thuẫn mà thế giới phải nghiêm túc giải quyết.
Một số quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Mỹ và các nước thành viên EU, đã gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt. Theo ông Shoukry, việc này đi ngược lại các mục đích trước đây và đặt thế giới vào tình thế nguy hiểm. Ông cho rằng các nước giàu cần phải làm gương trong quá trình chuyển đổi giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Ngoại trưởng Ai Cập nhấn mạnh “khuyến khích tất cả các bên kiềm chế đi thụt lùi vì phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch”.
Các cuộc đàm phán tại COP26 năm ngoái ở Glasgow đã kết thúc với việc các quốc gia cam kết hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, dựa trên các đánh giá khoa học toàn diện cho rằng nếu vượt quá mức này, các tác động của khủng hoảng khí hậu sẽ trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều không đặt ra được các mục tiêu về cắt giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với giới hạn 1,5 độ C ở Glasgow, hoặc đưa ra các chính sách cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu này.
Ông Shoukry cho biết việc các nước phát triển không đạt được mục tiêu giảm phát thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Ông kêu gọi cần phải duy trì động lực được tạo ra ở Paris và Glasgow bằng cách xây dựng niềm tin nhằm đạt được tiến bộ trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông cho rằng niềm tin sẽ có được từ việc các nước phát triển thực hiện các cam kết về phát thải và cung cấp tài chính cho những nước nghèo.
Ngoại trưởng Ai Cập bày tỏ hy vọng tại COP27 các nước không chỉ đưa ra cam kết mà còn thể hiện nỗ lực thực hiện cam kết bằng những hành động cụ thể.
Thỏa thuận lãnh hải Israel - Liban có thể làm thay đổi thị trường khí đốt toàn cầu
Ngày 27/10, Tổng thống Liban Michel Aoun đã ký văn kiện thông qua thỏa thuận phân định lãnh hải với Israel.
Văn phòng Thủ tướng Israel Yair Lapid thông báo Israel đã thông qua thỏa thuận này. Chuyên gia đánh giá thỏa thuận Israel - Liban có tầm quan trọng với thị trường khí đốt toàn cầu.
Tàu hải quân Liban tuần tra tại vùng biển ngoài khơi Naqoura trên Địa Trung Hải ngày 27/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com, thỏa thuận giữa hai nước nói trên là một bước đi lịch sử trong ngoại giao, sẽ giúp tăng sản lượng khí đốt tự nhiên của cả hai nước.
Khi thế giới đang thiếu khí đốt dùng trong những tháng mùa đông sắp tới, thỏa thuận này mang lại tia hy vọng cho các thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lai.
Các cuộc đàm phán gần đây nhất, do Mỹ dẫn đầu, đã diễn ra trong vài tháng. Quá trình này bắt đầu vào năm 2020.
Theo Thủ tướng Israel Yair Lapid, thỏa thuận nói trên sẽ tăng cường an ninh của Israel, bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế và đảm bảo ổn định ở biên giới phía bắc. Trong khi đó, Tổng thống Liban tuyên bố rằng thỏa thuận đã thỏa mãn Liban, đáp ứng các yêu cầu và bảo vệ các quyền về tài nguyên thiên nhiên.
Israel hiện có thể sản xuất khí đốt tự nhiên từ hồ chứa trên biển Karish. Hồ chứa này và mỏ Tanin chứa từ 56 đến 85 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và 44 triệu thùng dạng chất lỏng.
Thỏa thuận nói trên là một thay đổi, vì Liban trước đây đã tuyên bố chủ quyền đối với một phần của mỏ Karish. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đang mong muốn Israel bắt đầu sản xuất tại mỏ này, nhằm giảm bớt áp lực của tình trạng thiếu khí đốt toàn cầu. Trong khi đó, Liban sẽ khai thác mỏ Qana gần đó. Một số đại diện của TotalEnergies đã đến Beirut để thảo luận về thăm dò và phát triển mỏ khí đốt này ngay lập tức.
Ông Maha Yahya, Gám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie tại Beirut, bày tỏ hy vọng về thỏa thuận này: "Thỏa thuận có nghĩa là cả hai quốc gia hiện nay đều có lợi ích kinh tế trong duy trì hòa bình dọc các khu vực biên giới chung".
Mặc dù thỏa thuận đánh dấu những tiến bộ đáng kể trong quan hệ giữa hai nước, nhưng các chuyên gia đã nhanh chóng chỉ trích thỏa thuận do một số điều khoản chưa được xác định rõ ràng. Mặc dù Liban sẽ được trao quyền sản xuất ở mỏ Qana, nhưng Israel vẫn sẽ được hưởng một phần tiền thuê mỏ này thông qua một thỏa thuận với TotalEnergies, do mỏ này nằm trên cả vùng biển của Israel.
Thỏa thuận không quy định tỷ lệ phân chia lợi nhuận mà Israel sẽ nhận được từ mỏ Qana, có thể dẫn đến những bất đồng tiếp theo trong tương lai.
Về cơ bản, để Liban phát triển mỏ Qana, Israel phải đạt được thỏa thuận với TotalEnergies trước khi có thể tiến hành. Điều này xảy ra vào thời điểm Liban đang thiếu năng lượng trầm trọng dẫn đến thời gian mất điện kéo dài trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn.
Tóm lại, thỏa thuận lãnh hải giữa Israel và Liban đã cho phép hai nước thiết lập ranh giới rõ ràng và hiểu rõ hơn về tiềm năng của ngành năng lượng trong tương lai. Mặc dù Israel có thể là bên hưởng lợi hơn trong ngắn hạn, nhưng thỏa thuận giúp Liban có lộ trình tốt hơn cho ngành khí đốt và mang tới tiềm năng đầu tư nước ngoài lớn hơn.
Tập đoàn năng lượng Đức phá hủy tuabin điện gió để khai thác mỏ than Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Đức đã gây áp lực buộc nhà cung cấp điện địa phương phải phá bỏ một số tuabin gió để nhường chỗ cho việc mở rộng một mỏ than lộ thiên. Tuabin gió ở Herne, Đức. Ảnh: AFP Theo đài RT (Nga), quyết định đầy nghịch lý này đi ngược lại với chính sách...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn

Nhà Trắng có thêm sắc lệnh hành pháp

Thương chiến Mỹ - Trung đang hạ nhiệt?

Iran và Mỹ kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 3 về vấn đề hạt nhân

Ông Trump gia tăng sức ép lên Nga lẫn Ukraine ?

Ukraine lên tiếng trước tuyên bố kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kursk của Nga
Có thể bạn quan tâm

Loạt xe gầm cao cỡ B dù bán chạy cũng đua giảm giá dịp 30/4-1/5
Ôtô
11:55:01 27/04/2025
Tử vi ngày mới 27/4: Top 3 con giáp được Thần Tài điểm danh, công việc có tin vui, tình cảm cũng viên mãn
Trắc nghiệm
11:53:11 27/04/2025
Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải Phòng
Tin nổi bật
11:51:36 27/04/2025
Bé gái 13 tuổi ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'
Sức khỏe
11:49:12 27/04/2025
Bắt giữ 5 đối tượng điều hành đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
11:45:50 27/04/2025
'Điểm danh' 15 khối diễu binh ở TP.HCM bằng sắc phục
Netizen
11:35:40 27/04/2025
Chinh phục mọi ánh nhìn với những chiếc váy tiệc chuẩn xu hướng
Thời trang
11:33:45 27/04/2025
Những mâm cơm gia đình mát lành cho mùa hè, đãi khách bất ngờ khỏi lo vội vã
Ẩm thực
11:23:18 27/04/2025
Rashford nguy cơ nghỉ hết mùa
Sao thể thao
11:17:33 27/04/2025
Chỉ tốn 2.000 đồng, tôi đã "cứu" chiếc tủ lạnh khỏi mùi tanh hôi, cả nhà phải hỏi: "Sao nay tủ thơm thế?"
Sáng tạo
11:09:20 27/04/2025