Khung cảnh tan hoang sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng
Khu nhà xảy ra hỏa hoạn được xây dựng bằng vật liệu dễ bắt lửa nên hầu như toàn bộ tài sản đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Ngọn lửa bùng phát dữ dội đã khiến hàng trăm người dân xung quanh hoảng loạn. Các hộ dân sống tại khu tập thể bị cháy chỉ kịp di dời một số tài sản nhỏ gọn và bình gas để tránh phát nổ.
Chùm ảnh PV ANTĐ chụp tại hiện trường:
Hơn chục xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường…
Nhưng ngọn lửa quá dữ dội đã thiêu rụi khu nhà bằng khung, ván gỗ
Nhiều nhà tầng liền kề bị nứt tường, vỡ kính
Video đang HOT
Lo sợ xảy ra cháy lan, người sống dân quanh đã di dời tài sản
Đồ đạc ngổn ngang khắp lối đi
Không có nhiều thời gian, đành di dời tài sản qua lối cửa sổ
Vừa trông giữ tài sản, vừa nóng lòng chờ đợi ngọn lửa được dập tắt
Mọi tài sản có giá trị đều được chuyển gấp ra khỏi nhà
Nhiều người dân hoang mang, khóc lóc khi ngọn lửa thiêu rụi cả khu tập thể
Đã có 1 cụ già bị chết trong vụ hỏa hoạn
Chính quyền địa phương thông báo kê khai tài sản
Theo ANTD
Bầu Kiên: Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng
Nổi danh trong ngành ngành ngân hàng khi sớm kinh doanh trong lĩnh vực này và hiệnnắm giữ nhiều cổ phiếu của các ngân hàng khác nhau nhưng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nổi như cồn khi bước qua lĩnh vực bóng đá.
Về cơ bản, ông Kiên vẫn là một người kín tiếng về kinh doanh và đời tư đời thường ông có một dáng vẻ lầm lũi và đơn giản trong phong cách giao tiếp... Tuy nhiên, mọi người vẫn nhận ra và nể trọng &'bầu Kiên" bởi những quyền uy ẩn phía sau.
Dù không còn giữ "ghế" trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến và xuất hiện với là doanh nhân rất quyền uy trong ngành ngân hàng. Ông là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và là cổ đông sáng lập tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB, Kiên Long...
Khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng sự nổi tiếng của ông chắc không mấy người trong số các "đại gia" tại Việt Nam có thể địch nổi. Với mái đầu bạc trắng, sự nhận diện của ông đã khác biệt hẳn so với đại đa số những người khác. Tuy nhiên, đó không phải là cái làm ông nổi bật.
Điều mà nhiều người biết đến ông nhiều nhất có lẽ là những phát ngôn cực sốc và đầy quyền lực trong lĩnh vực bóng đá và những quan hệ kinh doanh, đầu tư của ông liên quan đến các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Với sự thành công trong lĩnh vực ngân hàng ở độ tuổi vẫn còn khá trẻ như vậy, nhiều người nghĩ rằng ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cực kỳ giàu có trong chính lĩnh vực này. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, ông xuất thân từ gia đình khá bình thường. Thời trẻ, bầu Kiên học tại Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985). Sau đó, trong khoảng thời gian gần một thập kỷ, ông là cán bộ của Tổng công ty Dệt-May.
Tới năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang... sáng lập ra Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Ông Kiên nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ 1994 - 2008 và có 1 thời gian giữ chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng này.
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên "Hội đồng sáng lập" gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó chủ tịch. Mặc dù không trực tiếp đứng trong HĐQT nhưng Hội đồng sáng lập vẫn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng Á châu.
Sau khi một số tờ báo thông tin rằng, ông Nguyễn Đức Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, ông Lê Văn Khải, Tổng giám đốc công ty Dầu nhờn Chevron Việt Nam đã có công văn phủ nhận thông tin này. Ông Khải cho biết đó là thông tin không chính xác vì bầu Kiêny chưa bao giờ là một nhân viên của dầu nhờn Chevron hay dầu nhờn Caltex ở Việt Nam. (Trần Thuỷ) Sự ít nói đáng gờm
Được bạn bè và giới đầu tư mệnh danh là "ông trùm" trong ngành ngân hàng nhưng trên thực tế không mấy ai biết bầu Kiên nắm bao nhiêu cổ phiếu tại các ngân hàng, kể cả ngân hàng ACB. Ông được nhắc đến là một người ít nói và cũng chỉ thực sự nổi danh đình đám sau phát bài phát biểu gây sốc tại lễ tổng kết của VFF năm 2011.
Trước đó, khá nhiều người biết đến ông Kiên với vai trò là chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội ACB nhưng thực sự thông tin về người đàn ông này khá ít ỏi và tên tuổi của bầu Kiên khá "chìm" so với bầu Thắng hay bầu Đức cho dù ông là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá.
Sở dĩ như vậy là do ông này không thích lên tiếng nhiều trên các phương tiện đại chúng và cũng không "làm" bóng đá một cách rầm rộ.
Giới đầu tư và người hâm mộ bóng đá thực sự biết đến cái tên Nguyễn Đức Kiên, hay bầu Kiên kể từ sau buổi nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF sau khi bầu Kiên bất ngờ "cướp diễn đàn" và nói toạc những về bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, của đội ngũ trọng tài...
Cú "đánh" VFF tơi bời và được báo chí giật lên trang nhất cả tháng trời và sau đó là vụ đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, ông chủ của CLB Hà Nội ACB trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
VFF sau đó xuống nước, buộc phải xuống nước và sau đó là sự ra đời của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.
Đầu tư gì và đang nắm giữ gì?
Không chỉ nổi danh với vụ "đả" VFF và "chiến" với AVG, bầu Kiên còn được giới đầu tư bàn tán xôn xao trong vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank. Thực tế đằng sau vụ việc này là gì thì chưa rõ bởi các cơ quan chức năng mới vào cuộc gần đây, nhưng nó cũng cho thấy rằng sự nổi tiếng của ông bầu này ở mức độ như thế nào.
Thực sự, tới thời điểm hiện tại thì bầu Kiên không còn giữ "ghế" nào tại các ngân hàng nhưng đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, bầu Kiên và những người có liên quan nắm giữ gần 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá khoảng gần 2.500 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong tốp 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài số cổ phiếu tại ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cũng tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: "Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia... ".
Còn khi Kiên Long Bank Kiên Giang lên chơi ở giải vô địch quốc gia, bầu Kiên đã tuyên bố bán sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (nhà tài trợ chính cho đội bóng này) để tuân thủ quy chế một ông bầu chỉ có một đội bóng tại một giải đấu.
Bên cạnh 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc... Trước đây, ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam, có "ghế" trong HĐQT của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh (doanh nghiệp từng chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
Theo VNE
Nỗi lòng kiều nữ đâm chết người tình sau ân ái Nhìn ngón tay thon dài xoắn xuýt vào nhau suốt buổi hàn huyên của nữ phạm nhân xinh đẹp, không ai ngờ rằng đôi tay ấy từng xả xuống 11 nhát dao đoạt mạng người tình ngay khi vừa mặn nồng. Sinh ra và lớn lên trên bắc ải Hà Giang, nơi khắc khoải một màu xám lạnh đá tai mèo, Lê Thị...