Khu vực Nam Sahara sẽ có 600 triệu thuê bao di động vào năm 2025
Với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 4,6%/năm giai đoạn 2019-2025, khu vực châu Phi phía Nam Sahara là một trong những khu vực có tốc độ phát triển thuê bao điện thoại không dây lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: pctechmag.com)
Theo Hiệp hội Di động thế giới (GSMA), số thuê bao di động tại khu vực châu Phi phía Nam Sahara được dự báo sẽ tăng từ con số hiện tại 456 triệu lên 600 triệu vào năm 2025 – tương đương khoảng một nửa số dân trong khu vực bao gồm 46 quốc gia này.
Báo cáo hôm 16/7 của GSMA cho biết với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 4,6%/năm trong giai đoạn 2019-2025, khu vực châu Phi phía Nam Sahara được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độ phát triển thuê bao điện thoại không dây lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, công nghệ di động thế hệ thứ 3 (3G) được dự báo sẽ cơ bản thay thế công nghệ 2G tại khu vực này trong năm 2019.
Video đang HOT
Trong các quốc gia châu Phi phía Nam Sahara, GSMA dự báo Nigeria và Ethiopia – hai quốc gia có số dân đông nhất châu Phi – sẽ có tốc độ tăng trưởng thuê bao di động nhanh nhất với tỷ lệ lần lượt là 19% và 11%, nhờ vào cơ cấu dân số trẻ với số lượng người bắt đầu sử dụng di động liên tục tăng trong những năm tới.
Theo GSMA, đây chính là lực lượng sẽ góp phần định hình tương lai ngành viễn thông di động tại khu vực này.
Tuy nhiên, tổ chức gồm 800 nhà mạng thành viên trên khắp thế giới này cho biết diện phủ sóng 4G tại khu vực châu Phi phía Nam Sahara hiện tại chỉ nằm trong khoảng 7%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình 44% của thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do giá bán điện thoại hoạt động trên mạng 4G cũng như cước thuê bao 4G hiện còn quá cao so với thu nhập trung bình của người dân tại đây.
Ngoài ra, việc chính phủ một số quốc gia chậm trễ trong việc cấp tần số 4G cũng đã khiến các nhà mạng chưa thể triển khai cung cấp dịch vụ dữ liệu không dây tốc độ cao này.
Theo GSMA, với xu hướng giảm giá điện thoại 4G cùng việc một số quốc gia đã cam kết cung cấp tần số 4G trong thời gian tới, số thuê bao 4G được dự báo sẽ bắt đầu thay thế dần 3G và 2G trong năm 2023 và đến năm 2025 sẽ chiếm khoảng 25% tổng số thuê bao di động.
Hiện tại, doanh thu từ mảng di động và các dịch vụ liên quan chiếm 8,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia châu Phi phía Nam Sahara./.
Theo viet nam plus
Đại lý bán SIM điện thoại kích hoạt sẵn có thể bị phạt tới 40 triệu đồng
Các điểm bán SIM sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, nếu bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu; bán SIM điện thoại đã được nhập sẵn thông tin thuê bao.
Kích hoạt dịch vụ di động trả trước; giả mạo giấy tờ của người khác để ký hợp đồng sử dụng thuê bao di động.
Bộ TT&TT đang mạnh tay xử lý tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn bán tràn lan trên thị trường.
Theo nguồn tin từ Cục Viễn thông, các cửa hàng, điểm bán SIM sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, nếu vi phạm một trong các hành vi sau: Bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt dịch vụ di động trả trước.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, và xử lý nghiêm một số đại lý, điểm bán SIM vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hành vi như bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đều là những hành vi vi phạm pháp luật, bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi bị phát hiện.
Để kiểm tra xem thông tin của mình có bị lợi dụng để đăng ký, giao kết sử dụng một số thuê bao mà mình không sử dụng hay không, người sử dụng có thể tự kiểm tra được thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của nhà mạng, hoặc nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi tới 1414, sẽ nhận được bản tin thông báo về họ tên, ngày sinh, số, nơi cấp giấy tờ tùy thân, danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với các thuê bao là cá nhân); hoặc tên tổ chức, giấy chứng nhận pháp nhân (đối với các thuê bao là tổ chức). Các cá nhân, tổ chức chỉ kiểm tra được thông tin của số thuê bao của mình, không kiểm tra được thông tin của các thuê bao khác.
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng và triển khai hệ thống đảm bảo khi người sử dụng nhắn tin với cú pháp TTTB gửi 1414 hoặc truy cập vào trang thông tin điện tử của doanh nghiệp để tra cứu thông tin thuê bao thì trong bản tin trả về phải có danh sách các thuê bao mà cá nhân đang sử dụng. Trường hợp phát hiện thông tin cá nhân của mình đang được sử dụng bởi người khác, người sử dụng có quyền yêu cầu doanh nghiệp viễn thông chấm dứt hợp đồng sử dụng với số thuê bao đó.
Theo ICTNews
Sử dụng SIM di động không chính chủ có thể bị xử phạt lên đến 500.000 đồng Theo nguồn tin từ Cục Viễn thông, tổng số thuê bao di động ở Việt Nam đã đạt hơn 130 triệu, Việt Nam được đánh giá là nước có mật độ thuê bao viễn thông trên 100 dân cao nhất thế giới. Nhưng nghiêm trọng hơn là nước ta đã xuất hiện nhiều đối tượng dùng SIM di động để thực hiện các...