Khu nhận diện phòng không: Giấc mơ Trung Hoa thành hay bại?
Xung quanh việc Trung Quốc tự lập khu nhận diện phòng không hôm 23/11 bao gồm gần như tất cả vùng biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa đưa ra thêm một yêu sách phi lý về khu vực này.
Mưu đồ của việc biến không thành có
Ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ cân nhắc hủy vùng nhận diện phòng không mới trên biển Hoa Đông trong vòng 44 năm tới, với điều kiện Nhật Bản phải hủy vùng nhận diện phòng không của Tokyo trên vùng biển này.
“Nhật Bản không có quyền phản đối Trung Quốc thành lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”, tờ South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Dương Vũ Quân.
Bình luận về yêu cầu trên, Dương Vũ Quân cho biết: “Chúng tôi muốn đề nghị Nhật Bản phải rút lại vùng nhận diện phòng không của nước này trên biển Hoa Đông trước, Trung Quốc sau đó sẽ cân nhắc hủy bỏ vùng nhận diện phòng không mới trong vòng 44 năm tới”.
Từ khi thành lập khu nhận diện phòng không, thế giới chỉ nghĩ đến việc Trung Quốc tiếp tục có một hành động đơn phương, bất chấp. Nhưng khi tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này ra đời, thì mưu đồ của Trung Quốc về hành động này đã được lộ rõ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hung hăng tuyên bố “tha” không lập khu nhận diện phòng không trong 44 năm nữa.
Việc yêu cầu Nhật Bản hủy vùng nhận diện hợp pháp của mình (bao gồm 4 đảo chính và nhóm đảo Okinawa) và đồng thời Trung Quốc hủy vùng nhận diện mới dẫn đến việc vùng biển, vùng trời của Senkaku/Điếu Ngư trở thành vùng tự do, không thuộc của riêng quốc gia nào.
Trong khi đó, xét lại quá trình tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này, Trung Quốc luôn muốn coi Senkaku/Điếu Ngư như một quần đảo vô chủ. Trong khi đó, Nhật Bản khẳng định Senkaku là thuộc chủ quyền Nhật Bản bằng cách quốc hữu hóa quần đảo này (9/2012).
Việc ép Nhật Bản hủy đi vùng nhận diện của mình tương đương với việc đưa quần đảo này vào trạng thái tranh chấp, ở trạng thái này, Trung Quốc dễ dàng sử dụng vũ lực nếu muốn mà không bị lên án như một hành động xâm lược, cướp đất lấn biển.
44 năm
Trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có nhắc đến việc hủy khu nhận diện phòng không trong vòng 44 năm. Vì sao là 44 năm, không phải 40 năm, hay 50 năm?
Trước hết, Nhật Bản lập vùng phòng không của mình năm 1969, tính đến nay vừa tròn 44 năm. Trung Quốc muốn cho người láng giềng của mình thấy, các anh đã sở hữu quần đảo này 44 năm, vậy tôi đàng hoàng trả lại cho quần đảo này 44 năm tự do, và sau đó, sẽ đến lượt chúng tôi.
Sự thâm nho của người Trung Quốc đã trở thành thương hiệu, nhưng Trung Quốc vì sao cần đến 44 năm trong khi nước này đã thèm Senkaku/Điếu Ngư, nút thắt ra Thái Bình Dương đến mức nằm mơ cũng thấy Điếu Ngư là của mình?
Xét về chất lượng, kỹ chiến thuật, lực lượng hải quân Nhật Bản nổi trội hơn hẳn so với Trung Quốc
Video đang HOT
Nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin – chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí “Moscow Defence Brief” đã nhận định:
“Tương quan lực lượng hai nước, hiện trên biển, Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì kém xa Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất – cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.”
Còn các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét: “Nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) – Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề”.
Vậy Trung Quốc cần 44 năm để làm gì? Con số vừa để nhắc cho Nhật Bản về quá khứ của Trung Quốc, và cũng là khoảng thời gian mà nước này cho là đủ để có được sức mạnh vượt trội nước Nhật. Trung Quốc mong 44 năm sau, chỉ một cái phất tay đã có thể biến vùng đang tranh chấp trở thành của mình.
Dã tâm này không phải không có cơ sở, thậm chí Trung Quốc còn công khai trên báo chí. Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Cuộc tập trận của Mỹ và Nhật Bản trong vùng biển chủ quyền của Nhật hôm 25/11, đi đầu là tàu sân bay USS George Washington
Dã tâm Đại Trung Hoa: Thành hay bại?
Mưu đồ của Trung Quốc kể trên chỉ là một phần nhỏ trong dã tâm Đại Trung Hoa mà nước này vẫn khao khát. Không có Điếu Ngư, đường ra Thái Bình Dương bị chặn, giấc mơ bá chủ châu lục, bá chủ đại dương sẽ mãi mãi chỉ trong mộng tưởng.
Nhưng giấc mơ này liệu có thành hiện thực? Trung Quốc chắc chắn sẽ tính mọi kế, làm mọi cách. Nhưng đơn thuần với khu nhận diện phòng không này, Trung Quốc đang thành hay bại?
Trước hết, về thái độ mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ dành cho vùng phòng không này của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) đã bay tới bầu trời biển Hoa Đông phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát.
Lực lượng Tuần duyên Nhật (JCG) cũng triển khai máy bay tuần tra tới khu vực này trong ngày 28/11. “Chúng tôi không hề thay đổi hoạt động tuần tra khu vực này kể từ khi Trung Quốc công bố khu vực nhận diện phòng không. Tuy nhiên chúng tôi không hề đối mặt với máy bay nào của Trung Quốc” – người phát ngôn JCG Yasutaka Nonaka nói.
Cùng ngày quân đội Hàn Quốc cũng tuyên bố một máy bay chiến đấu nước này đã bay đến khu vực phía trên bãi đá ngầm Ieodo trên biển Hoa Đông (trong vùng nhận diện) mà không hề thông báo cho phía Trung Quốc. Đây là hoạt động tuần tra quân sự thông thường của phía Hàn Quốc và cũng không vấp phải bất kỳ sự cản trở nào của Trung Quốc.
Tàu tuần duyên Nhật di chuyển ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi nằm trong “vùng phòng không” Trung Quốc đơn phương tuyên bố
Trước đó, hôm 25/11, Mỹ cũng có màn chào hỏi khi đưa hai máy bay B-52 của mình dạo quanh khu vực này mà không xin phép. Mỹ cũng tiến hành cuộc tập trận tác chiến trên biển lớn mang tên AnnualEx2013 với Nhật Bản xung quanh vùng biển chủ quyền của Nhật.
Những động thái này cho thấy, Mỹ và hai mắt xích trong chuỗi đảo thứ nhất cô lập Trung Quốc là Hàn Quốc và Nhật Bản coi thường khu vực nhận diện phòng không mới lập. Vậy với việc yêu cầu Nhật Bản hủy khu vực hợp pháp của mình, chắc chắn là điều không tưởng.
Trung Quốc cần 44 năm để tự tin về sức mạnh hải quân của mình. Nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặc biệt là Mỹ, sẽ không bỏ phí 44 năm đằng đẵng ấy. Từ mưu toan nhỏ không thành, vậy có điều gì đảm bảo sẽ thành công với dã tâm lớn của Trung Quốc?
Theo Đât Viêt
Trung Quốc dùng Liêu Ninh hay lập vùng phòng không Biển Đông?
Một giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc đưa ra lý do chưa lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, nhưng Liêu Ninh đã như một con kền kền phủ bóng tại vùng biển này.
Chưa lập chứ không phải không lập trên Biển Đông
Thời Ân Hoằng, giáo sư đại học Nhân Dân tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã có một cuộc trao đổi ngày 26/11 về lý do vì sao Trung Quốc chưa tuyên bố cái gọi là "vùng nhận diện phòng không" tại Biển Đông như những gì đang diễn ra ở Hoa Đông.
Hiện tại, cả thế giới đều biết Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh thổ gay gắt tại hai vùng biển này, Hoa Đông với Senkaku/Điếu Ngư, Biển Đông với đường 9 đoạn.
Trên thực tế, dù Biển Đông chưa bị Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không nhưng đã có những hình thái tương tự như khu cấm đánh bắt cá, khu cấm tàu lạ ra vào mà không có sự cho phép của Hạm đội Nam Hải.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Hoa Đông là nước cờ mới, thể hiện sự ngang ngược, hống hách, bá quyền với quy mô mới, diện mạo mới. Lý do gì khiến Trung Quốc không một công đôi việc, thiết lập vùng phòng không lên cả hai vùng biển đang có tranh chấp?
Trả lời vấn đề này, vị giáo sư Thời Ân Hoằng kia đã cho rằng: "Bạn phải có một lý do để làm điều này. Lập trường khiêu khích của chính phủ ông Shinzo Abe cho chúng tôi lý do. Nhưng ở biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) không có điều kiện như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines".
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không che giấu việc áp đặt vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông
Vị giáo sư kia chỉ ra rằng Trung Quốc đang thể hiện mình là một nước lớn, chỉ đối phó với những quốc gia ngang tầm, còn với nước yếu, nếu không ngoan ngoãn và tuân phục, Trung Quốc sẽ không chấp nhận và có những hành động thô bạo.
Tuy nhiên, chỉ là Trung Quốc "chưa lập" chứ không phải là "không lập", bởi trong tuyên bố trước đó, hôm Chủ nhật ngày 24/11, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập các "khu vực nhận diện phòng không" bổ sung vào thời điểm "hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết".
Lời tuyên bố này cho thấy Hoa Đông là một dạng thí điểm, một khi thí điểm xong, Trung Quốc sẽ "rút kinh nghiệm" để lần triển khai tiếp theo bài bản hơn. Còn lần triển khai tới, có lẽ Biển Đông sẽ là nạn nhân của thói bá quyền.
Kền kền từ Hoa Đông tới Biển Đông
Một động thái rất đáng chú ý của Trung Quốc khi chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này bắt đầu thay đổi địa bàn hoạt động. Thay vì thường xuyên xuất hiện trong khu vực biển Hoa Đông và vùng biển xa Tây Thái Bình Dương, Liêu Ninh đang có hành trình tới Biển Đông để tiến hành huấn luyện.
Quân đội Trung Quốc cho biết tàu Liêu Ninh cùng với 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm ngày 26/11 đã rời một quân cảng ở thành phố Thanh Đảo, miền Bắc nước này, để tới biển Đông tiến hành các cuộc thử nghiệm và diễn tập. Phía Trung Quốc khẳng định rằng đây là sứ mệnh thường kỳ.
Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đang trên đường tới Biển Đông
Sứ mệnh thường kỳ nhưng Biển Đông chưa từng có bóng dáng của con tàu này trước đó. Còn Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm này là đại diện cho tham vọng của quân đội Trung Quốc. Từ một con tàu nát của Liên Xô trước đây, Trung Quốc tân trang, tô vẽ để nó trở thành Liêu Ninh, đại diện cho sức mạnh không ngừng gia tăng của một quốc gia tự nhận có nền công nghệ quân sự phát triển.
Liêu Ninh hiện đang là đại diện cho khả năng tác chiến xa bờ như cách gọi của Trung Quốc, nhưng dễ hiểu hơn, là khả năng viễn chinh, chinh phạt, đánh chiếm ở các vùng biển xa.
Điều gì xảy ra khi Liêu Ninh đến Biển Đông? Đây không khác gì một cách thị uy mà Trung Quốc trịch thượng dành cho những quốc gia yếu kém hơn mình. Đồng thời cũng nhấn mạnh ý đồ "điều hành" khu vực của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới Biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.
Ông Hernandez nói: "Việc triển khai (tàu Liêu Ninh) làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Quyết định triển khai này không được vi phạm luật quốc tế, trong đó gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển".
Động thái này cũng như một lời nhắc nhở cho việc dù chưa lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, nhưng tương lai, Biển Đông cũng sẽ đón nhận những điều tương tự mà Trung Quốc đã đối xử với Biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez
Nhật Bản có khóa được đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc?
Trước tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không đầy khiêu khích của Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang xem xét mở rộng khu vực này của mình.
Được biết, từ năm 1969, Nhật Bản thành lập khu vực nhận diện phòng không gồm 4 đảo chính và chuỗi đảo Okinawa ở cực Nam nước này, trong đó có Senkaku. Và cho đến nay, khu vực này vẫn được các quốc gia trên thế giới tôn trọng và chấp hành bởi lẽ, Nhật Bản làm điều đó trên lãnh thổ hợp pháp của mình.
Nếu Nhật Bản mở rộng khu vực này, đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc hoàn toàn bị khóa. Trong khi đó, giấc mơ Đại Trung Hoa của Trung Quốc có một mục tiêu tối thiết là giữ vai trò điều khiển Thái Bình Dương.
Theo báo Đất Việt
Mỹ-Trung khẩu chiến vì khu nhận diện phòng không Hoa Đông Mỹ bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" trước việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó Trung Quốc khuyên Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp. Mỹ cực kỳ quan ngại Mỹ và đồng minh Nhật Bản coi việc...