Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là di tích Quốc gia
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu) trở thành di tích Quốc gia.
Nhạc sĩ-soạn giả Cao Văn Lầu
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) là người đã sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng. Ban đầu, bản nhạc chỉ có 20 câu, sau mỗi giai đoạn phát triển đã trở nên hay hơn và chuyển dần thành nhiều nhịp. Và cứ mỗi lần phát triển, bài “Dạ cổ hoài lang” không dừng lại ở nguyên bản như các bài nhạc cổ khác, mà dần biến đổi hình thức, làm thay đổi một phần bộ mặt nền nghệ thuật cải lương. Rõ nét nhất là từ thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu đã tạo nên mối lương duyên kỳ lạ, kết hợp Tân nhạc vào Vọng cổ cho ra đời bản Tân cổ giao duyên, thu hút được khán thính giả tân và cổ nhạc. Trước khi được công nhận Di tích Quốc gia, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1997.
Theo ANTD
"Hoa sim biên giới" vẫn vẹn màu
Tên tuổi nhạc sĩ Minh Quang gắn liền với "Hoa sim biên giới" và một loạt tác phẩm nổi tiếng viết về người lính như "Hoa Ban", "Sông Lô chiều cuối năm", "Cây đàn ghita một dây", "Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara", mà những người từng trải qua những ngày bom lửa không ai không thuộc.
Giai điệu tâm hồn
Nhạc sĩ Minh Quang nhớ lại, những tháng ngày diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thanh niên đều háo hức muốn được lên đường. Nhạc sĩ Minh Quang cũng vậy. Hồi đó nhạc sĩ là ca sĩ của Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị - Bộ quốc phòng, thường xuyên cùng đoàn văn công theo chân bộ đội biên giới hát và cổ vũ tinh thần cho anh em. Từ những chuyến đi đó, nhạc sĩ Minh Quang hiểu hơn về tâm tư, nỗi khó khăn cũng như có những cảm nhận đặc biệt riêng về những người lính. Ông cảm thấy cần phải viết gì đó về họ. Và từ đó, hàng loạt tác phẩm về người lính đã ra đời.
Cho tới nay, "Hoa sim biên giới" vẫn được coi là sáng tác về người lính biên cương được nhiều người biết tới nhất của ông. Năm 1979, Minh Quang đang theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia) và được theo đoàn thực hiện chuyến lưu diễn phục vụ quân và dân ở biên giới phía Bắc. Trong những ngày tháng ở đây, ông tận mắt thấy sự khốc liệt của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới. Có những hôm cả một tiểu đoàn tham gia chiến đấu không còn ai sống sót, có những người chết không tìm được xác. Sự đau thương đó làm bật lên hình ảnh những người lính tuy trẻ tuổi nhưng hết sức dũng cảm, gan góc, đồng thời cũng ấn chứa một tâm hồn đẹp vô cùng.
Video đang HOT
Nhạc sĩ Minh Quang chụp ảnh chung với chiến sĩ biên cương
Ông nhớ lại: "Vào chiều hôm ấy, khi biên giới ngơi tiếng súng, không gian yên lặng, tôi đứng nhìn từ ngọn đồi này qua ngọn đồi kia, ở giữa hai ngọn đồi ấy là một thảm hoa sim tím ngắt. Hoa sim trên biên giới rất nhiều, nhưng không hiểu sao vào chiều hôm ấy, sắc hoa lại tím đẹp như vậy. Tôi chợt thấy, sắc hoa tím ngắt kia đúng như nỗi nhớ da diết của người lính về gia đình, về quê hương... những nơi cho những người lính sức mạnh để họ có thể vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh cho Tổ Quốc". Và "Hoa sim biên giới" đã ra đời.
Ngay khi sáng tác còn chưa hoàn thiện, nhạc sĩ Minh Quang đã biểu diễn cho những người lính nghe và họ ngay lập tức đón nhận, coi đây đúng là những tâm tư tình cảm họ mong muốn bày tỏ với quê nhà:
"Nếu em lên biên giới, em sẽ gặp bạt ngàn hoa
Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương trong lòng người lính trẻ
Chờ ai nên tím ngắt bồi hồi giữa biên cương...".
"Hoa sim biên giới" vẫn vẹn màu
Sẽ tiếp tục viết về người lính
Sau "Hoa sim biên giới", nhạc sĩ Minh Quang viết thêm nhiều ca khúc về người lính. Bài hát "Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara" được viết trong chuyến đi biểu diễn phục vụ bộ đội tình nguyện ở Campuchia, nói về tình đoàn kết của hai dân tộc đã kề vai sát cánh chống lại bọn diệt chủng Pôn Pốt... Bài "Sông Lô chiều cuối năm" với những lời ca da diết, hồi tưởng lại cuộc chiến ở Điện Biên:
"Sông Lô chiều cuối năm
Bất chợt gặp câu thơ
Ai bỏ quên giữa dòng
Câu thơ nói về một người con gái
Bao năm tháng chờ đợi người lính ấy
Sao mãi không về....".
Bài hát "Hoa ban" với những lời ca đầy da diết:
"Cho tôi mơ, cho tôi sống những ngày Điện Biên năm xưa
Cho tôi yêu, cho tôi hát những lời Điện Biên hôm nay".
Nhạc sĩ Minh Quang tự biểu diễn tác phẩm của mình
Bài "Cây đàn ghita một dây" - bài hát gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ ngoài hải đảo được ông viết trong một chuyến ra đảo, bắt gặp những người lính đang say sưa biểu diễn với cây đàn không còn nguyên vẹn. Hiểu được sự vất vả nhưng vẫn lạc quan của những người lính, người nhạc sĩ này đã "chắp" thêm những sợi dây tình cảm của mình, và từ đó, giai điệu vui tươi của bài hát ra đời:
"Chỉ lính đảo xa mới có
Đàn ghita một dây
Chỉ lính đảo xa mới hát
Đàn ghita một dây...".
Ngoài những tác phẩm trên, nhạc sĩ Minh Quang cũng đã có nhiều khúc tráng ca về người lính cũng như những bản hợp xướng nổi tiếng về quê hương, đất nước.
Nhạc sĩ Minh Quang cho biết, ông sẽ vấn tiếp tục sáng tác về người lính
35 năm đã trôi qua nhưng đối với nhạc sĩ, đại tá quân đội Minh Quang, nhắm mắt lại ông vẫn nhớ từng con đèo, thuộc từng trận địa ngày ấy, và dĩ nhiên, tình cảm của người nghệ sĩ đối với người chiến sĩ vẫn ghi đậm trong ông. Đến nay, dù đã nhận được khá nhiều giải thưởng về sáng tác, nhưng ông cho biết, ông sẽ tiếp tục sáng tác những bài hát về quê hương, về Tổ quốc và về người lính. Bởi đối với ông, chỉ đơn giản: "Tôi là một người lính!".
Theo ANTD
Lần đầu công bố hai nhạc phẩm trong di cảo của nhạc sĩ Văn Cao Lần đầu tiên hai nhạc phẩm sáng tác thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của cố nhạc sĩ Văn Cao sẽ được công bố tại đêm nhạc kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông do chính gia đình nhạc sĩ Văn Cao tổ chức tại Hà Nội với sự tài trợ của Vietcombank. Theo lời nhà thơ, họa sĩ Văn Thao -...