Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
Cách cách biên giới với Mỹ ở phía Bắc Mexico vài giờ lái xe, có một khu công nghiệp rộng lớn gây chú ý với nhiều logo và biển hiệu phủ đỏ và vàng, những màu may mắn theo truyền thống Trung Quốc, cùng mùi thơm đặc trưng của món vịt quay Bắc Kinh tỏa ra từ căng tin dành cho công nhân.
Một góc Monterrey ở phía Bắc Mexico, nơi nhiều nhà máy mọc lên từ đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Wiki
Với biển báo chỉ đường bằng cả tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha, cùng quốc kỳ Trung Quốc tung bay bên cạnh lá cờ Mexico, đây là một trong nhiều “khu công nghiệp Trung Quốc” được xây dựng trong những năm gần đây xung quanh Monterrey, ở bang Nuevo Leon, Mexico. Những khu công nghiệp như vậy mọc lên biến đất nông nghiệp thành nhà máy và thúc đẩy nền kinh tế địa phương cũng như của Mexico.
Sự đổi mới này xuất phát từ xu hướng “nearshoring” (các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận). Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất sang Mexico để được tiếp cận thị trường Mỹ và miễn thuế, theo Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).
Bên cạnh đó, việc Tổng thống Joe Biden phần lớn vẫn giữ nguyên và mở rộng mức thuế người tiề.n nhiệm Donald Trump áp dụng đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vào Mỹ, đã thúc đẩy động lực này.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đàm phán USMCA với Mexico và Canada trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình nhưng ông đang đ.e dọ.a tăng thuế đối với Mexico và các quốc gia khác.
Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump đang đến gần, các công ty Trung Quốc và “chủ nhà” Mexico đã lên phương án xoay xở, nếu các hạn chế thương mại xảy ra.
Video đang HOT
“Nếu thị trường Mỹ trở nên quá thách thức, chúng tôi sẽ hướng đến Mỹ Latinh và xa hơn nữa”, ông César Santos chia sẻ với kênh CNN (Mỹ). Santos cho biết ông đã sẵn sàng cho nhiều thay đổi hơn nữa nếu cần.
César Santos là người đã thiết lập quan hệ đối tác với hai thực thể Trung Quốc để xây dựng và quản lý khu công nghiệp Hofusan năm 2015. Có 40 công ty Trung Quốc đang vận hành nhà máy tại Hofusan, sản xuất mọi thứ từ đồ điện tử đến nội thất đến phụ tùng ô tô, tất cả đều hướng đến Mỹ.
Santos và nhiều người khác đã được hưởng lợi từ khoản đầu tư tăng vọt của Trung Quốc vào Mexico, tăng từ chỉ 5,5 triệu USD vào năm 2013 lên 570 triệu USD vào năm 2022. Sáu tháng đầu năm 2024, có 235 triệu USD đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đến Mexico.
Theo Bộ Kinh tế Mexico, trong những năm gần đây, nước này đã ghi nhận mức đầu tư phá kỷ lục vào xây dựng công nghiệp và thương mại. Năm 2023, Mexico đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ.
Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát
Giữa rủi ro có thể leo thang thương chiến với Mỹ ở mức độ cao hơn trong thời gian tới, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để giữ ổn định cho nhân dân tệ.
Hôm qua (13.1), tờ South China Morning Post dẫn số liệu từ chính quyền Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại của nước này đạt kỷ lục trong năm 2024.
Thặng dư thương mại gần 1.000 tỉ USD
Cụ thể, nhờ vào xuất khẩu tăng đột biến, đặc biệt là đối với ngành ô tô và chip máy tính, cũng như đạt được thị phần tăng trưởng mạnh trong các nước tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại năm 2024 lên đến 992,2 tỉ USD. So với năm 2023, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 5,9% đạt 3.580 tỉ USD, nhập khẩu tăng 1,1% lên mức 2.590 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu sang thị trường ASEAN - đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh - đã tăng 18,94% trong tháng 12.2024 so với cùng kỳ 2023, tính cả năm 2024 thì tăng 12%.
Trung Quốc đang gặp khó về vấn đề tỷ giá. ẢNH: REUTERS
Tuy nhiên, kết quả trên đặt ra thách thức sắp tới cho Trung Quốc là nước này vẫn chủ yếu lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Kinh tế gia cao cấp Gary Ng (Ngân hàng đầu tư Pháp Natixis) đán.h giá: "Dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi chậm chạp về nhu cầu trong nước. Sự phục hồi trong tâm lý người tiêu dùng và bất động sản vẫn chậm, làm tổn hại đến nhu cầu hàng hóa".
Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với rào cản thương mại ngày càng lớn hơn. Năm 2024, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Phòng vệ thương mại (Bộ Thương mại) của Trung Quốc, có tổng cộng 160 cuộc điều tra thương mại được bắt đầu xúc tiến nhằm vào hàng hóa nước này. Số cuộc điều tra nhiều hơn đáng kể so với số lượng 69 vụ của năm 2023. Rất nhiều cuộc điều tra được bắt đầu trong năm 2024 có thể dẫn đến việc hàng hóa Trung Quốc thời gian tới gặp nhiều rào cản hơn ở nhiều thị trường. Tuy xuất khẩu tổng thể tăng, nhưng tính cả năm 2024 thì xuất khẩu của Trung Quốc sang EU - thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Bắc Kinh - giảm 4,4% trong cả năm. Hiện nay, EU đang xúc tiến nhiều động thái nhằm hướng đến trừng phạt hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là ô tô điện.
Thách thức ngày càng lớn
Trong khi đó, không chỉ riêng gì EU, nhiều nước thuộc thế giới phương nam (phần lớn là các nền kinh tế đang phát triển) cũng bắt đầu đưa ra những biện pháp phòng vệ thương mại nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Thách thức lớn nhất chính là quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức dự kiến vào ngày 20.1 này. Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, đán.h giá quan hệ Mỹ - Trung có thể căng thẳng khó lường, tập trung vào xung đột thương mại, sau khi ông Trump nhậm chức.
Eurasia Group đán.h giá cuộc gặp của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11.2023 tại San Francisco (Mỹ) tuy không giải quyết được bất đồng song phương, nhưng phần nào cũng đã kiềm chế để căng thẳng song phương không trở nên mất kiểm soát. Tuy nhiên, sau khi ông Trump nhậm chức thì quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trước nhiều rủi ro khó lường.
Nhằm tăng nguồn lực cho nền kinh tế, tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) hôm qua (13.1) đưa tin chính quyền nước này vừa nới lỏng chính sách để các doanh nghiệp và định chế tài chính nước nội địa được phép huy động vốn nước ngoài nhiều hơn.
Động thái này có thể giúp Trung Quốc giữ giá nhân dân tệ trong bối cảnh tiề.n tệ này đang mất giá. Đầu tháng 1 vừa qua, nhân dân tệ lần đầu cán mức 7,3 nhân dân tệ đổi 1 USD. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (đóng vai trò ngân hàng trung ương) vẫn áp đặt tỷ giá cố định khoảng 7,1876 nhân dân tệ đổi 1 USD. Theo tờ South China Morning Post dẫn đán.h giá từ Ngân hàng Nomura (Nhật Bản) dự báo trong năm 2025, tỷ giá có thể lên mức 7,6 nhân dân tệ đổi 1 USD.
Việc nhân dân tệ giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên nếu giá giảm quá mức thì nước này có thể bị Mỹ tăng cường trừng phạt dựa vào cáo buộc "thao túng tiề.n tệ" để hưởng lợi xuất khẩu. Tuy nhiên, việc mở rộng cho phép vay nước ngoài đặt ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế Trung Quốc khi tiêu dùng trong nước vẫn còn trì trệ. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì dẫn đến nguy cơ nợ nước ngoài tăng cao.
Chính vì thế, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để điều hành tỷ giá tiề.n tệ giữa bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Kế hoạch áp thuế của ông Trump có thể gặp trở ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngay khi ông nhậm chức vào tháng tới. Tuy nhiên, ông khó có thể thực hiện được cam kết đó một cách tuyệt đối khi hàng chục tỷ USD hàng hóa có thể sẽ không chịu thuế...