Không xét tuyển, vẫn phải nộp lệ phí
Đăng ký xét tuyển trước khi kỳ thi THPT diễn ra sẽ dẫn tới tình trạng không ít thí sinh không đủ điều kiện tham gia xét tuyển ĐH, CĐ vẫn phải nộp lệ phí.
Thí sinh ở TP.HCM đăng ký dự thi THPT năm nay – ĐÀO NGỌC THẠCH
Thu nhưng không trả lại
Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn kinh phí kỳ thi THPT và thu giá dịch vụ tuyển sinh trình độ trung cấp, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trình độ ĐH hệ chính quy năm 2018. Trong đó, mức giá dịch vụ dự tuyển trung cấp, CĐ và ĐH sư phạm hệ chính quy năm 2018 có sử dụng kết quả thi THPT tiếp tục giữ như năm 2017 là 30.000 đồng/nguyện vọng (NV). Số tiền này thí sinh (TS) phải nộp khi làm hồ sơ đăng ký dự thi đồng thời đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định (từ 1 – 20.4).
Tuy nhiên, việc nộp lệ phí này diễn ra trong thời điểm kỳ thi chưa diễn ra, tức sẽ có một bộ phận TS không đủ điều kiện tham gia xét tuyển nhưng vẫn phải nộp số tiền này mà không được hoàn trả.
Điều này đã được nhìn thấy rõ trong năm 2017 – năm đầu tiên Bộ thực hiện hình thức đăng ký xét tuyển trước khi thi. Theo đó, có hơn 100.000 TS đã đóng lệ phí đăng ký xét tuyển nhưng không đủ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và không được hoàn lại tiền dù không thể tiếp tục tham gia xét tuyển.
Video đang HOT
Tính số NV trung bình theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mỗi người đăng ký 4 – 5 NV. Mỗi NV TS phải nộp 30.000 đồng, thì tổng số tiền lệ phí này lên tới 12 – 15 tỉ đồng.
Theo số liệu thống kê từ một Sở GD-ĐT phía nam, năm 2017 địa phương này có trên 6.500 TS đăng ký xét tuyển trong tổng số gần 9.000 TS đăng ký dự thi. Nhưng sau khi công bố kết quả thi và điểm sàn, khoảng 30% TS không đủ điều kiện tham gia xét tuyển bằng kết quả thi (không đủ điểm sàn), tương đương gần 2.000 người. Tính trung bình mỗi TS tỉnh này đăng ký từ 6 – 7 NV, số tiền lệ phí thu được từ TS không tham gia xét tuyển tại địa phương ở mức 360 – 420 triệu đồng.
Đây là số tiền không hề nhỏ và lộ rõ sự bất hợp lý khi những TS không xét tuyển vẫn phải nộp lệ phí. Nếu là lệ phí xét tuyển thì lẽ ra không thu của TS không tham gia xét tuyển, còn đã thu thì phải trả lại cho TS. Hơn nữa, những TS đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đã nộp lệ phí, khi không đủ điểm sàn chuyển qua xét tuyển học bạ lại tiếp tục nộp lệ phí. Vậy những TS này phải nộp lệ phí xét tuyển tới 2 lần.
Sự việc này đã được báo chí phản ánh từ năm ngoái nhưng vẫn tiếp tục được triển khai trong năm nay.
Đăng ký sớm chưa hiệu quả ?
Không chỉ thu lệ phí, việc cho TS đăng ký NV xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TC ngay thời điểm nộp hồ sơ dự thi cũng được một số chuyên gia đặt ra ở tính hiệu quả và có nhiều ý kiến trái chiều.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng việc đăng ký xét tuyển sớm như hiện nay là cần thiết nếu xét về mặt kỹ thuật. Bởi lẽ đây là thời điểm TS phải chọn môn và bài thi. Khi xác định được ngành nghề, việc chọn môn thi sẽ chính xác hơn. Sau khi có điểm thi, TS được quyền điều chỉnh lại NV là hợp lý.
Tuy nhiên tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: “Đăng ký xét tuyển sớm nhằm giúp TS định hướng nghề nghiệp tốt hơn, nhưng thực tế năm 2017 có tới 74% TS phải điều chỉnh NV đã đăng ký. Việc đăng ký mà có tới 3/4 TS phải điều chỉnh lại NV thì không hiệu quả mặc dù việc làm này có giá trị tham khảo nhất định cho các trường và một lần “nháp” với TS”.
Trước bất hợp lý về lệ phí thu nhưng không được trả lại cho TS không đủ điều kiện xét tuyển, trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM đề xuất nên cho TS đăng ký NV nhưng chưa thu tiền. Ở thời điểm điều chỉnh NV, sau khi biết kết quả thi và điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển các trường thì thu lệ phí cũng chưa muộn. Vì hiện nay những TS điều chỉnh tăng NV xét tuyển vẫn phải nộp lệ phí bổ sung tại các điểm đăng ký.
Theo thanhnien.vn
Đã có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT) là học sinh có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên; Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;
Ảnh minh họa/internet
Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.
Cũng theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phương thức tuyển sinh của nhà trường là kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Cụ thể: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển đối với nhóm 1 - ngành Báo chí. Môn thi tuyển: Năng khiếu báo chí - tổ chức thi tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xét tuyển căn cứ kết quả thi Năng khiếu báo chí kết hợp với kết quả kỳ thi THPT quốc gia của 2 môn khác (theo từng tổ hợp).
Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia đối với nhóm 2, 3, 4. Nhóm 2 gồm các ngành: Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước;
Nhóm 3: Ngành Lịch sử; Nhóm 4 gồm các ngành: Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.
Xét tuyển theo học bạ tối đa 30% chỉ tiêu của từng ngành/chuyên ngành đối với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu (Danh sách các trường chuyên/năng khiếu xem Phụ lục), đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT. Thí sinh thuộc đối tượng này đăng ký xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) mới đủ điều kiện xét tuyển.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM: Tối đa 3 nguyện vọng xét tuyển Năm 2018, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm một phương thức xét tuyển mới từ kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tự tổ chức. Giờ thực hành tại Trường ĐH Quốc tế BẢO HÂN Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh...