Không xem nhẹ chứng tê tay, tê chân
Chị N.N.Xuân, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, cho biết khoảng 1 năm trước, thỉnh thoảng thấy tê các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác như châm chích, triệu chứng này ngày càng nặng hơn, thường xuyên hơn và lan dần ra cả cánh tay, cẳng chân có khi lại tê luôn cả nửa đầu.
Trong y học, đây có thể là những triệu chứng ban đầu của Xơ vữa động mạch (XVĐM) nhưng nhiều người chủ quan, xem nhẹ và khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim… thì bệnh đã quá nặng.
Nhiều người cho rằng xơ vữa động mạch (XVĐM) là “bệnh độc quyền” của người đứng tuổi, nhưng thực tế, bệnh này không “miễn nhiễm” đối với bất kỳ lứa tuổi nào. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh XVĐM là chứng bệnh của lứa tuổi 20 – 30, thậm chí sớm hơn.
Vậy Xơ vữa động mạch là bệnh như thế nào?
XVĐM là cửa ngõ của mọi bệnh lý về tim mạch, là một bệnh mãn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm. Bệnh là tình trạng động mạch bị xơ cứng, mất đàn hồi và hẹp tắc do sự hiện diện các mảng xơ vữa chứa cholesterol và mỡ xấu (LDL) bên trong lòng động mạch.
Đây là một tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, vì vậy việc phòng bệnh nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch là rất quan trọng, vì khi đã mắc bệnh, khả năng điều trị rất hạn chế. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, máu sẽ bị hoạt hoá và đông cục gây tắc động mạch. Những cục máu đông đó được gọi là huyết khối. Nguyên nhân chủ yếu của XVĐM xuất phát từ sự thụ động trong cuộc sống, ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, stress… hoặc bệnh lý làm gia tăng nguy cơ XVĐM như hút thuốc, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì. Ngoài ra, bệnh cũng có tính di truyền và các yếu tố về tâm lý xã hội, áp lực cuộc sống… cũng dẫn đến XVĐM.
Phòng ngừa và điều trị:
Để phòng XVĐM cũng như chứng tê tay, tê chân,… cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào tất cả các ngày trong tuần.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn cá (hai – ba lần trong một tuần). Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch, có khả năng chống lại sự tạo mảng xơ vữa và giảm cholesterol trong máu.
- Sử dụng thức ăn đạm thực vật: đậu nành, đậu hũ.
- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi, uống nước chè xanh.
- Thịt gà khi ăn nên bỏ da.
- Thay đổi cách chế biến các món ăn: tăng cường hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng phương pháp chế biến hun, quay, nướng, chiên, xào… Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, nhưng không nên ăn nhiều.
Trường hợp đã bị bệnh, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý thì phải uống thuốc thích hợp.
Thuốc được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp này là BỔ KHÍ THÔNG HUYẾT, được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y Dược Học Dân Tộc HCM với 100% thành phần thuốc là thảo dược như hoàng kỳ, đào nhân, hồng hoa, nhân sâm, xuyên khung, đương quy, xích thược, bạch thược,… có tác dụng tăng lưu lượng và chất lượng máu đi nuôi cơ thể, điều hoà huyết áp, tăng chuyển hoá mỡ, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và bảo vệ gan…không chỉ nhanh chóng loại trừ chứng tê tay chân mà còn tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa và điều trị XVĐM. Ngoài ra, thuốc rất an toàn và có thể phối hợp với các thuốc điều trị tim mạch khác, chất lượng thuốc được đảm bảo bởi công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế GMP-WHO.
Bổ khí thông huyết
_ Điều trị chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, tê mỏi tay chân, đau mỏi vai gáy do rối loạn tuần hoàn não, suy tĩnh mạch chi dưới…
_ Phòng ngừa và hỗ trợ điều tri xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, cơ hàm, lưng khi vận động và stress
_ Phòng ngừa tai biến mạch máu não và các di chứng tai biến như: liệt nhẹ, tay chân khó cử động, nói khó hoặc không nói được, miệng méo, lưỡi lệch.
Công ty Cổ phần BV Pharma Bác sĩ tư vấn: 08 629 11459
BS. Trọng Tường
(Nguồn: Công ty Cổ phần BV Pharma)
Theo 24h
Huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng
Huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, đau thắt ngực.. nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.
Hỏi
Thưa bác sĩ, huyết áp thấp có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị căn bệnh này?
Đáp
Huyết áp được gọi là thấp khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmhg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp trước đó. Huyết áp thấp có hai dạng: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát
Mức độ nhẹ của huyết áp thấp bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, da xanh xao... Mức độ nặng có thể có những cơn choáng váng, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu...
Nếu không được điều trị huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não; suy nhược thần kinh; thiểu năng động mạch vành gây đau thắt ngực... rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Do đó, khi xảy ra huyết áp thấp phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trị số bình thường, sau đó cần có biện pháp điều trị duy trì để tránh tái phát. Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ không nên bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết, ăn mặn một chút, uống đủ nước, tích cực tập luyện thể dục thể thao...
Có rất nhiều các bài thuốc và vị thuốc để nâng huyết áp, tuy nhiên cũng như các bệnh khác, bạn cần phải đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc đúng với tình trạng bệnh.
Khi có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp bạn có thể dự phòng bằng việc sử dụng trà gừng, trà linh chi, trà nhân sâm...
Theo Tạp chí Đẹp
Tại sao tay chân hay bị tê như kiến bò? Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng có lần bị tê tay hay tê chân, cảm giác như bị hàng ngàn chiếc kim tí hon châm lên da hoặc cũng có thể miêu tả giống như kiến bò. Tình trạng này thường đến khi chúng ta để tay hoặc chân trong tư thế bất thường. Nhưng tại sao ở các tư...