Không tuyển sinh vượt quá năng lực
Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) chính quy 2020 đã được Bộ GDĐT chính thức ban hành, sau khi công bố kỳ thi THPT 2020 chỉ còn mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp THPT.
Chính vì thế, dù kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chưa diễn ra nhưng nhiều trường ĐH đã công bố các phương án tuyển sinh, trong đó có việc nhận hồ sơ theo phương thức xét tuyển học bạ.
Trước những lo lắng về chất lượng nguồn tuyển đầu vào, Bộ GDĐT cho hay sẽ tuýt còi nếu phát hiện các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực.
Tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ
Năm nay, nhiều trường ĐH thực hiện đồng thời các phương thức xét tuyển, đặc biệt tăng chỉ tiêu ở phương thức xét điểm học bạ. Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào tháng 8, nhưng thời điểm này các trường đã triển khai nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, ở phía Nam nhiều trường ĐH giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh suất vào ĐH bằng hình thức này sẽ gay gắt hơn.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa- nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP Hồ Chí Minh: Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy 2020 thay đổi tác động đến việc tuyển sinh của các trường ĐH, việc đăng ký nguyện vọng và thủ tục xét tuyển vào ĐH của các thí sinh.
Năm nay sẽ có 4 nhóm thí sinh: Thí sinh không dự thi tốt nghiệp THPT, nhóm này sẽ được hiệu trưởng trường THPT cấp giấy chứng nhận. Nhóm thí sinh có đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Nhóm 3 là những thí sinh có dự thi tốt nghiệp nhưng không dùng để đăng ký xét tuyển. Nhóm 4 là những thí sinh tự do, nhóm này sẽ tham gia nhiều phương thức xét tuyển của các trường. Đối với phương thức dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, phải cuối tháng 8 đầu tháng 9, các trường mới có kết quả xét tuyển, đây là phương thức bị tác động nhiều nhất. Hiện tại, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã có hơn 60.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng kết quả này vẫn phải chờ kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp để công bố.
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng thông tin, năm nay dành khoảng 2.400 chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ với mức điểm nhận hồ sơ từ 19,5 điểm trở lên cho các ngành tại TP Hồ Chí Minh và từ 18 điểm các ngành phân hiệu Quảng Ngãi (điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ đầu bậc THPT). Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh năm nay cũng tăng mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, tới 70% tổng chỉ tiêu (tương đương hơn 2.800 thí sinh).
Cũng theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là cơ sở để các trường tuyển sinh, nhưng chỉ thực hiện được khi Bộ GDĐT đưa ra cam kết hỗ trợ đăng ký xét tuyển cho thí sinh, hỗ trợ các trường ĐH cùng lọc ảo. Nếu không có 2 yếu tố này các trường rất khó xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT.
Trước đó, trong tháng 4 vừa qua Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã có văn bản góp ý gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT liên quan đến việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và tuyển sinh ĐH, CĐ. Trong đó, Hiệp hội cho rằng nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì khi chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ, cách xét tuyển như vậy có thể tạo ra sự mất công bằng.
Siết quản lý tuyển sinh bằng phần mềm
Tại cuộc họp về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, nhiều trường ĐH vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển, do đó kỳ thi phải đảm bảo trung thực, an toàn, nghiêm túc. Trong tháng 6, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo các địa phương để thống nhất các công việc liên quan trong tổ chức kỳ thi.
Cùng với đó, liên quan đến công tác tuyển sinh, Bộ GDĐT cũng vừa có công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ năm 2020. Theo đó, Bộ yêu cầu các trường công khai mức điểm nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đối với các tổ hợp xét tuyển khác nhau sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT và các điều kiện khác không trái với Quy chế tuyển sinh.
Bộ GDĐT cũng yêu cầu trong thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT các trường không cập nhật, không công bố thông tin thí sinh ĐKXT vào trường. Các trường phải bố trí bộ phận thường trực gồm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh, nắm vững quy chế để giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác xét tuyển của trường và chế độ ưu tiên trong tuyển sinh.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết: Năm nay Bộ xây dựng phần mềm quản lý chỉ tiêu tuyển sinh để phát hiện và cảnh báo các trường về việc trùng giảng viên, xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực để đảm bảo chất lượng. Do đó, các trường sẽ báo cáo về Bộ GDĐT và công khai đề án tuyển sinh riêng trên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh, xã hội giám sát, cập nhật thông tin.
Bà Thủy cho hay, trong đề án tuyển sinh của các trường, Bộ GDĐT quan tâm rà soát tiêu chí về điều kiện giảng viên, việc đảm bảo căn cứ pháp lý và các tiêu chí trong xác định chỉ tiêu theo quy định. Cụ thể: Tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành/từng ngành đào tạo; diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo (thuộc sở hữu của trường) tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình; yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Đặc biệt trong đó là tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội: cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.
Đưa trường học đến thí sinh 2020: Quy chế mới ảnh hưởng gì đến xét tuyển ĐH?
Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy 2020 thay đổi tác động đến việc tuyển sinh của các trường ĐH và việc đăng ký nguyện vọng và thủ tục xét tuyển vào ĐH của các thí sinh
Sáng 14-5, chương trình tư vấn trực tuyến - truyền hình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 19-2020, do Báo Người Lao Động tổ chức, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phối hợp thực hiện với chủ đề "Quy chế mới và đăng ký xét tuyển ĐH" diễn ra với sự tham dự của các chuyên gia hướng nghiệp nhiều kinh nghiệm. Chương trình được phát sóng trên kênh HTV Key từ 11-12 giờ thứ bảy (16-5), phát lại từ 9-10 giờ chủ nhật (17-5).
Thay đổi số lượng chỉ tiêu
Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức ban hành, sau khi công bố kỳ thi THPT 2020 chỉ còn mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp THPT.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, về cơ bản quy chế năm nay không có thay đổi nhiều so với các năm trước ở một số điểm như sau: quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH được tôn trọng, là kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Luật Giáo dục có hiệu lực, Bộ GD-ĐT vẫn hỗ trợ các trường trong xét tuyển ĐH, quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe vẫn được giữ.
Các chuyên gia tư vấn dự chương trình sáng 14-5 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Song song đó, có điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi và các trường chỉ được gọi thí sinh trúng tuyển khi có xác nhận kết quả tốt nghiệp THPT. Như vậy, năm nay sẽ có 4 nhóm thí sinh: thí sinh không dự thi tốt nghiệp THPT, nhóm này sẽ được hiệu trưởng trường THPT cấp giấy chứng nhận. Nhóm những thí sinh có đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Nhóm 3 là những thí sinh có dự thi tốt nghiệp nhưng không dùng để đăng ký xét tuyển. Nhóm 4 là những thí sinh tự do, nhóm này sẽ tham gia nhiều phương thức xét tuyển của các trường.
"Đối với phương thức dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, phải cuối tháng 8 đầu tháng 9, các trường mới có kết quả xét tuyển, đây là phương thức bị tác động nhiều nhất. Hiện tại, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM đã có hơn 60.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng kết quả này vẫn phải chờ kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp để công bố" - TS Nguyễn Đức Nghĩa thông tin thêm.
Tại Trường ĐH Mở TP HCM năm nay vẫn sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ nhưng chỉ 5 học kỳ. PGS-TS Nguyễn Minh Hà, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường không xét học kỳ II năm học lớp 12 của học sinh năm nay vì ảnh hưởng dịch bệnh dẫn tới việc học tập không được thuận lợi. Năm nay trường có xét tuyển thẳng cho học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi 5 học kỳ. Một số ngành xét tuyển ngoài đủ điều kiện xét học bạ, còn kèm thêm chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 5.0 trở lên, ngành ngôn ngữ Anh thì IELTS từ 6.0 trở lên. Đồng thời, trường sẽ điều chỉnh tỉ lệ xét học bạ và kết quả xét tốt nghiệp THPT. Cụ thể, 70% chỉ tiêu cho học bạ và 30% chỉ tiêu cho tốt nghiệp THPT.
Điều chỉnh phương thức xét tuyển
PGS-TS Nguyễn Minh Hà cũng cho biết thêm trường sẽ không thay đổi tổ hợp môn so với năm 2019 để tránh sự xáo trộn, thí sinh đăng ký vào trường thì vẫn yên tâm với những tổ hợp xét tuyển cũ. Thời gian đăng ký trực tuyến từ ngày 11-5 đến 30-6.
Tương tự, Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM năm nay có 4 phương thức xét tuyển: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển học bạ; xét tuyển theo kỳ thi năng lực ĐHQG TP HCM; xét tuyển thẳng. ThS Trần Ký - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Phó Trưởng Ban tuyển sinh Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM - cho rằng do dịch bệnh nên năm nay trường sẽ hiệu chỉnh phương thức xét tuyển bằng học bạ chỉ lấy 5 kỳ của 3 năm học và hạnh kiểm khá trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển bằng phương thức này.
Đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ThS Trần Hồng Quỳnh, phó trưởng phòng quản lý đào tạo, cho biết phương án tuyển sinh của trường sẽ xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét học bạ trường cũng sẽ xét 3 học kỳ có kết quả cao nhất của 6 học kỳ THPT. Trong tuần sau, trường sẽ công bố đề án tuyển sinh chính thức.
Lưu ý khi đăng ký xét tuyển
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là cơ sở để các trường tuyển sinh nhưng chỉ thực hiện được khi Bộ GD-ĐT đưa ra cam kết hỗ trợ đăng ký xét tuyển cho thí sinh, hỗ trợ các trường ĐH cùng lọc ảo, nếu không có 2 yếu tố này các trường rất khó xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT. Xét tuyển bằng điểm kỳ thi này, các em có thể làm thủ tục vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, đồng thời làm phiếu đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH mong muốn, không giới hạn nguyện vọng.
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020: Lo thiếu trung thực khi giao hết cho địa phương Lãnh đạo các trường ĐH, chuyên gia tuyển sinh tiếp tục đặt vấn đề tính trung thực, nghiêm túc, công bằng của kỳ thi THPT 2020 khi dự thảo quy chế thi giao hết việc làm thi cho địa phương. Một tiết học môn hóa của cô trò lớp 12A10 Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG Không yên...