Không tuyển được sinh viên, 118 giảng viên mất việc
118 giảng viên của một trường cao đẳng tại tỉnh Quảng Nam sắp phải chịu cảnh thất nghiệp bởi trường không tuyển được sinh viên.
Nhiều giảng viên tại CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết, họ hết sức buồn và lo lắng bởi nhà trường thông báo không tiếp tục ký hợp đồng lao động vì không có tiền trả lương.
Đang yên lành, hàng trăm người bị mất việc đồng nghĩa với hàng trăm gia đình có nguy cơ lâm cảnh khó khăn.
“Chúng tôi được nhà trường thông báo sẽ không ký hợp đồng và mong được thông cảm vì trường không có tiền. Cầm lá đơn xin nghỉ việc mà trường đã soạn sẵn, tôi run hết cả người”, một nữ giảng viên tại trường này cho hay.
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam không tuyển được sinh viên nên giảng viên chịu cảnh mất việc. Ảnh: Người Lao Động.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, xác nhận trường vừa ra thông báo cho các giảng viên sẽ không tiếp tục ký hợp đồng trong thời gian tới vì trường gặp khó khăn, không có tiền để trả.
Trong số 118 người nằm trong đề án tinh giản lao động, từ nay đến cuối năm sẽ có 44 giảng viên phải nghỉ việc, năm 2016 có hơn 40 giảng viên và số còn lại sẽ bị cho nghỉ trong năm 2017.
Theo ông Dũng, nhà trường gặp khó khăn bởi tình hình tuyển sinh những năm gần đây liên tục giảm và không ổn định ở các ngành nghề. Đặc biệt, năm 2015, cơ chế tuyển sinh mới của Bộ GD&ĐT quy định điểm đầu vào đại học thấp nên tình hình tuyển sinh bậc CĐ, trung cấp rất khó khăn.
Tính đến thời điểm này, nhà trường mới tuyển được hơn 1.300/3.750 chỉ tiêu. Hiện toàn trường có 3.325 sinh viên trong khi đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của trường lên đến 326 người, dẫn đến tình trạng thừa người thiếu việc.
“Trong số 173 lao động hợp đồng có thời hạn, sẽ có 118 người phải mất việc trong 3 năm tới. Những giảng viên biên chế cũng sẽ được tính đến việc tinh giản hoặc luân chuyển sang các bộ phận khác”, ông Dũng nói.
Ông Lương Văn Vui, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, cho biết, nhà trường đã làm đủ mọi cách, kể cả cử các đoàn về tận các thôn, xã để vận động học sinh, sinh viên nhưng việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, có ngành chỉ tuyển được vài người. Trước tình cảnh đó, trường không còn cách nào khác ngoài việc phải giảm số lượng giảng viên.
Theo ông Vui, mỗi năm trường được UBND tỉnh Quảng Nam cấp 11 tỉ đồng, nguồn thu của trường khoảng 17 tỉ đồng nhưng mỗi tháng phải trả khoảng 1,5 tỉ đồng tiền lương (chưa tính bảo hiểm).
Vì lượng giảng viên đông trong khi HSSV ít nên trong năm 2015, trường bị thâm hụt đến 1,3 tỉ đồng. Với số lượng HSSV như hiện nay, dự kiến trong năm 2016 sẽ bị thâm hụt đến 5,8 tỉ đồng.
Theo Tr. Thường/Người Lao Động
Trường đại học chỉ có ba sinh viên, một giảng viên
Ngôi trường 155 tuổi MR Government Sanskrit College ở huyện Vizianagaram (Ấn Độ) chỉ có ba sinh viên và một giảng viên.
Theo tờ Times of India, trường MR Governmet Sanskrit College là một trong những trường đại học lâu đời nhất và nằm trong số ít những trường ở miền Nam Ấn Độ cấp bằng cử nhân về cổ ngữ Sanskrit (tiếng Phạn). Số lượng sinh viên giảm hàng năm vì không có sinh viên đăng ký học cổ ngữ này.
Ngôi trường được xây vào năm 1860, tọa lạc trong huyện Vizianagaram thuộc bang Andhra Pradesh, đông nam Ấn Độ. Ngôi trường này chỉ có một tầng lại lâu đời nhưng không được tu sửa kể từ năm 2003.
Trường MR Government Sanskrit College (Ấn Độ).
Trường MR Government Sanskrit College cung cấp chương trình cử nhân năm năm về Sanskrit cùng một số ngôn ngữ khác như Telugu và tiếng Anh, với tiêu chí mỗi ngôn ngữ là 30 chỉ tiêu nhưng không có sinh viên đăng ký.
"Mỗi năm, số lượng sinh viên giảm dần. Cách đây một thập niên, có ít nhất 20 sinh viên học Sanskrit nhưng đến năm ngoái con số này giảm còn năm và trong năm nay chỉ còn ba. Hiện nay, chỉ có hai sinh viên năm nhất và một sinh viên chuẩn bị học cử nhân đang học tại trường. Không ai quan tâm đến việc chuyển đổi trường này thành trường đào tạo nhiều ngành khác nhau có đầy đủ sinh viên và giảng viên", tờ Times of India dẫn lời B Rama Rao, cán bộ trường cho biết.
Theo một số nhân viên của trường, do phần lớn học sinh trong huyện Vizianagaram có hoàn cảnh khó khăn nên họ thường chọn những khóa học nghiệp vụ hoặc những ngành giúp họ dễ tìm việc hơn. Trong khi đó, cơ hội tìm việc cho những người học Sanskrit không cao và chỉ khi nào không còn lựa chọn, học sinh mới đăng ký vào một trường Sanskrit.
Lý giải về tình trạng thiếu sinh viên, Swapna Haindavi - Hiệu trưởng của trường từ năm 2004 và cũng là giảng viên duy nhất của trường MR Government Sanskrit College - cho hay: "Chính quyền không hỗ trợ, không cấp học bổng và không tạo cơ hội cũng không có sự công nhận đặc biệt nào cho những sinh viên học cổ ngữ Sanskrit".
Theo Ngọc Như/Pháp Luật TP HCM
Giảng viên đại học có tên độc nhất thế giới Một phụ nữ người Colombia đã mất một năm đấu tranh với chính quyền để nhận được dấu đỏ cho tên mới của cô gồm tất cả 26 chữ trong bảng chữ cái. Chán với tên Ladyzunga Cyborg của mình, giảng viên đại học này quyết định có tên gọi thật khó phát âm. Ladyzunga Cyborg 36 tuổi hiện sống ở Bogota, là...