Không tổ chức lễ tri ân – trưởng thành phô trương, tốn kém
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường không tổ chức lễ tri ân – trưởng thành dành cho học sinh các lớp cuối cấp một cách phô trương, hình thức gây tốn kém cho phụ huynh và học sinh.
Học sinh một trường tại TP.HCM thổi nến trưởng thành tuổi 18 tại buổi lễ trưởng thànhvà tri ân do trường tổ chức – Ảnh website nhà trường
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu thực hiện lễ tri ân – trưởng thành dành cho học sinh các lớp cuối cấp.
Theo đó, các trường tổ chức chương trình bằng nhiều hình thức vui tươi, sinh động nhằm tri ân công ơn nuôi day cua ông ba, cha me, thầy cô đối với sự trưởng thành về mặt tri thức và nhân cách của học sinh.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng lưu ý các trường không tổ chức lễ một cách phô trương, hình thức gây tốn kém cho phụ huynh và học sinh; cần thông tin rộng rãi đến cha mẹ học sinh, mời gọi họ cùng tham gia lễ và ghi nhận sự trưởng thành của con em mình.
Video đang HOT
Theo tuoitre.vn
Mỗi năm thêm 126.000 người Việt phát hiện bị ung thư
Phần lớn người bệnh ung thư tại nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 20/4, tại diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Ước tính mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị càng khó khăn và tốn kém.
Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, nữ khoảng 40%, trong khi ở nhiều nước phát triển tỷ lệ này lên tới 70-80%. Nguyên nhân tới 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: R.D.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư. Ước tính các bệnh không lây nhiễm chiếm 2/3 gánh nặng bệnh tật và tử vong cả nước. Năm 2012, khoảng 73% ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm, trong số này đến 18% bị ung thư.
Ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác cũng góp phần dẫn đến quá tải bệnh viện, bởi lượng bệnh nhân quá đông. Tiến sĩ Phu cho biết, trước kia tại Hà Nội chỉ một bệnh viện ung thư là Bệnh viện K, nay đến ba viện chữa ung thư, thêm nhiều bệnh viện ung bướu tuyến tỉnh nhưng sự quá tải vẫn xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí, giảm năng suất lao động...
Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho bệnh ung thư cao gấp nhiều lần các bệnh khác vì đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, điều trị lâu, có nhiều biến chứng. Theo một nghiên cứu năm 2012, tổng chi phí trực tiếp cho 6 bệnh ung thư phổ biến tại nước ta là hơn một tỷ USD.
"Bệnh ung thư có chung yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực. Ngoài ra còn yếu tố khác như môi trường, sinh học, nhiễm khuẩn... Vì thế giải quyết các yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Để phòng bệnh ung thư, lưu ý:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Gìn giữ môi trường trong sạch.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Tiêm văcxin phòng viêm gan B, HPV.
- Rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
40 tuổi tôi vẫn hạnh phúc vì được đón Tết theo cách truyền thống Tôi sẽ không chọn cách trốn Tết, vì như thế chẳng khác nào từ chối món quà vô giá thiên nhiên và tổ tiên đã trao tặng. Tôi 40 tuổi, gia đình gốc Bắc nhưng định cư ở Sài Gòn từ năm 1980, còn gia đình chồng vẫn ở ngoài Bắc. Sau khi lập gia đình, chúng tôi sinh sống ở Hà Nội...