‘Không thỏa thuận được học phí online, phụ huynh có thể kiện trường’

Theo dõi VGT trên

Một số luật sư cho rằng trong trường hợp phụ huynh và nhà trường không có tiếng nói chung về việc thu học phí online, hai bên có thể đưa vụ việc ra tòa để giải quyết.

Học phí trực tuyến ở khối trường ngoài công lập, nhất là các trường quốc tế, đang là vấn đề nóng, được nhiều phụ huynh quan tâm.

Bộ GD&ĐT khẳng định việc hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình chính khóa. Phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và không thu thêm học phí.

Thực tế, nhiều phụ huynh sẵn sàng chia sẻ một phần, hỗ trợ nhà trường trong thời điểm dịch bệnh tác động xấu đến xã hội. Tuy nhiên, nếu không đạt được thỏa thuận với nhà trường, phụ huynh phải làm gì?

Không thỏa thuận được học phí online, phụ huynh có thể kiện trường - Hình 1

Việc thu học phí dạy học trực tuyến ở một số trường vấp phải sự phản đối của phụ huynh. Ảnh minh họa: T.M.

“Thu 100% học phí lúc này chưa phù hợp”

Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Phó giám đốc Công ty luật TAT Law Firm (Hà Nội), cho biết việc thu học phí được thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Nghị định này quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Theo quy định, các trường quốc tế, tư thục có quyền tự quyết định mức thu học phí. Việc thu học phí được thực hiện theo thỏa thuận từ trước với phụ huynh, thông báo công khai từ đầu năm, khóa học cho từng năm và cả lộ trình.

Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng khi học sinh nghỉ thời gian dài vì dịch bệnh, việc thu học phí sẽ có những thay đổi nhất định, phù hợp tình hình thực tế.

Thông báo hướng dẫn về thu học phí trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19 của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề cập trong thời gian xảy ra dịch, các trường công lập, ngoài công lập chỉ thu học phí và các khoản khác trong thời gian thực học. Học phí không được quá 9 tháng đối với cơ sở giáo dục phổ thông.

Riêng với cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh các khoản thu phát sinh phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Phó giám đốc Công ty luật TAT Law Firm cho rằng các trường không được thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ để phòng tránh dịch Covid-19. Thay vào đó, trường thu học phí đối với tháng đi học bù, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác giữa phụ huynh và nhà trường.

Dẫn vụ việc trường quốc tế ở TP.HCM thông báo thu 100% học phí còn lại của năm học, gây bức xúc, luật sư Thảo nhận định cách thu của trường không đúng về cả lý và tình.

“Trong khi học phí của học phần trước đã được phụ huynh đóng đầy đủ nhưng chưa được sử dụng hết do học sinh nghỉ, trường vẫn thu cho học phần tiếp theo là không phù hợp. Việc học trực tuyến, dù đã được công nhận kết quả, chỉ là giải pháp tạm thời. Hơn nữa, dạy học trực tuyến cũng chỉ áp dụng với một số môn chính, không thể thay thế cho việc học ở trường”, luật sư Thảo nói.

Video đang HOT

Luật sư Huỳnh Hiệp, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng giáo dục là dịch vụ đặc biệt, không nên đặt lên bàn cân để thêm bớt, đong đếm. Thời gian học sinh nghỉ, phụ huynh nên chia sẻ với trường, nhưng đóng góp ở mức nào thì ông không nêu cụ thể.

Theo ông Hiệp, Bộ GD&ĐT nên có chế tài hoặc hướng dẫn cụ thể cho các trường, bởi đại dịch xảy ra ảnh hưởng toàn xã hội, trong đó có giáo dục là sự việc chưa có tiền lệ nên chắc chắn cả phụ huynh và nhà trường đều lúng túng.

Bước cuối cùng là khởi kiện

Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), vấn đề học phí online hoặc bồi hoàn học phí chênh lệch giữa học online và trực tiếp là phát sinh khi thực hiện hợp đồng dân sự.

Bản chất của hợp đồng là bình đẳng về địa vị và tự do ý chí của các bên. Trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai hoặc điều kiện thực hiện hợp đồng thay đổi, phát sinh những vấn đề khác, hai bên sẽ giải quyết trên tinh thần thỏa thuận.

Do đó, nhà trường và phụ huynh phải thỏa thuận một phương án khác. Nếu trường tự ý thực hiện yêu cầu mới là hoàn toàn sai.

Theo ông, trường hợp vì dịch bệnh, các trường phải chuyển từ dạy trực tiếp sang online, dẫn đến phát sinh vấn đề thay đổi mức học phí, có thể áp dụng điều 420, Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.

“Luật quy định rõ trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận được trong thời gian hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền, lợi ích giữa các bên”, thạc sĩ Quang nêu.

Tương tự, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, phân tích phụ huynh hoàn toàn có thể kiện nhà trường ra tòa, nếu không thỏa thuận được mức thu học phí trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến điều kiện dạy học.

Tuy nhiên, ông Hậu khuyên phụ huynh nên khiếu nại vấn đề này đến thanh tra ngành giáo dục, trước khi tiến hành khởi kiện.

Trường hợp hai bên phải đưa ra tòa để giải quyết, tòa sẽ yêu cầu nhà trường giải trình tổng chi phí trả cho giáo viên, phần mềm, tài liệu, cơ sở vật chất, đường truyền… chia trên số học sinh để có mức phí đúng.

“Nhưng tòa án cũng rất khó phân xử vì đây là thỏa thuận của hai bên. Nếu không đồng tình với nhau, phụ huynh không sử dụng dịch vụ của trường hoặc trường từ chối cung cấp dịch vụ cho phụ huynh. Tốt nhất hai bên nên đi đến thống nhất một phương án, vì đây là vấn đề giáo dục con em mình, làm không khéo sẽ ảnh hưởng các em”, luật sư Hiệp nói.

Điều 420, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:

1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Minh Nhật

Học trực tuyến tại ĐBSCL: Khó trăm bề, công nghệ yếu

Việc học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn. Địa phương, nhà trường bị động, phụ huynh, học sinh thì thiếu thiết bị để có thể học.

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo chương trình học cũng như kiến thức cho học sinh, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có hướng dẫn để các địa phương thực hiện tinh giản kiến thức và tiến hành dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, tại ĐBSCL khi triển khai thực hiện, các tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Các địa phương, nhà trường thì bị động trong việc triển khai do quá gấp; còn phụ huynh, học sinh thì thiếu trình độ công nghệ thông tin, thiếu thiết bị để đảm bảo có thể học.

Học trực tuyến tại ĐBSCL: Khó trăm bề, công nghệ yếu - Hình 1

Nhiều học sinh vùng sâu vùng xa tại các tỉnh ĐBSCL không đủ điều kiện để có thể học trực tuyến.

Sau hơn hai tháng nhà trường cho nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, chị Nguyễn Thị Dung (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) ngày nào cũng nhắc con mình là em Trần Út Xiếu (học sinh lớp 6A, Trường THCS Khánh Bình Tây) mang bài ra ôn tập. Vợ chồng chị học hành hạn chế nên không thể giúp con trong việc học.

Vừa qua, cô giáo có liên hệ với gia đình, hướng dẫn lên ứng dụng Edu để tải tài liệu và bài tập về cho Xiếu ôn tập. Chị có điện thoại thông minh nhưng ứng dụng là cái gì thì chị không biết. Chị nhờ người em cài đặt dùm, rồi mấy lần liên hệ nhờ cô giáo hỗ trợ đăng nhập nhưng nhớ trước quên sau, đến bây giờ chị vẫn chưa tiếp cận được nội dung cô giáo gửi.

Gia đình chị làm nghề biển, khi chồng vào bờ cũng là lúc chị đi chợ bán "chiếm lợi phẩm". Trước khi đi, không lần nào chị Nguyễn Thị Dung quên dặn con phải học bài nhưng khổ nỗi các em mê chơi hơn mê học nên không chắc là bé sẽ nghe lời.

"Dễ gì hiểu được. Ngày xưa cha mẹ học có tới lớp 4, lớp 5 hà. Bây giờ em nó học lớp 6, mà kiến thức bây giờ rộng hơn nhiều nên không biết đường dạy. Nghe nói lên mạng, lên internet gì cũng không biết đường để cháu vào học. Nọ nay mò mẫm hoài mà chưa bấm được, không biết đường cho các cháu học", chị Dung nói.

Học trực tuyến tại ĐBSCL: Khó trăm bề, công nghệ yếu - Hình 2

Nhiều địa phương, trường học không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để dạy trên nền tảng Internet.

Khó khăn của gia đình chị Dung trong việc tiếp cận với việc học trực tuyến cũng rất phổ biến ở những nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Còn tại tỉnh có đông đồng bào Khmer như Sóc Trăng thì tình hình còn khó hơn.

Như gia đình ông Trần Sảnh (ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) thậm chí còn không có điện thoại thông minh hay máy vi tính để cháu mình tiếp cận với công nghệ thông tin. Ông Trần Sảnh cho biết, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Nhà chỉ có nửa công rẫy nên hai con ông phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.

Gia đình thiếu thốn đủ bề nên việc có thiết bị để cháu Thạch Thương (học sinh lớp 9/2, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mỹ Xuyên) học trực tuyến là rất khó: "Học tại trường thì đi học được, nếu học từ xa thì không có gì để học, cháu thì không có điện thoại, không có wifi, khó khăn lắm".

Tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mỹ Xuyên, có hơn 260 học sinh thì có khoảng 30% các em thông báo: "không có thiết bị để tham gia học trên mạng". Số liệu tổng hợp ban đầu từ Sở Giáo dục - Đào tạo Sóc Trăng cho thấy, toàn tỉnh có 40-50% các em không thể tham gia phương pháp học trực tuyến.

Học trực tuyến tại ĐBSCL: Khó trăm bề, công nghệ yếu - Hình 3

Các buổi học trực tuyến thường vắng nhiều học sinh.

Nguyên nhân do không có công nghệ như máy vi tính, điện thoại thông minh, đường truyền Internet. Ngoài ra, việc học ở nhà có một sự tự do nhất định, nên việc đảm bảo các em lên lớp đủ cũng là bài toán khó giải. Đặc biệt, tại tỉnh Sóc Trăng, nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tỷ lệ thuận với đó là số phụ huynh "tha hương cầu thực" và họ không có điều kiện quan tâm con cái.

"Đa số học sinh của trường thì các em nằm rải rác ở các xã, điều kiện gia đình cũng khó khăn, có một số em thì nhà không có hệ thống mạng, công nghệ thông tin để trực tuyến, một số em thì cha mẹ phải đi làm ăn xa, chỉ còn ở nhà với ông, bà việc giám sát học tập của các em cũng còn gặp nhiều khó khăn", thầy Lý Hoàng Thông, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mỹ Xuyên cho biết.

Ông Võ Quốc Thống, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho rằng, việc triển khai học trực tuyến không chỉ đang là khó khăn của phụ huynh, học sinh mà các trường, các địa phương cũng đang bị động về thời gian và đảm bảo trang thiết bị cho cả việc dạy và học.

"Bộ giáo dục chỉ đạo dạy trực tuyến nhưng điều kiện của mình không đảm bảo. Thứ nhất, là triển khai quá gấp. Đây là vấn đề mới, cần tập huấn cho giáo viên nhưng gặp khó do đang tiến hành cách ly xã hội. Thứ hai, thiết bị của mình không đảm bảo. Với lại, mình muốn dạy trực tuyến thì học sinh phải có điều kiện tiếp nhận. Ở nông thôn thì đâu phải nhà nào cũng có điện thoại thông minh, máy tính. Trong các khó khăn đó thì huyện đã báo cáo để cấp trên quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ...", ông Thống cho hay.

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc thực hiện dạy và học trực tuyến là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ những vấn đề đã nêu, rất dễ dẫn đến việc "dạy cho có, học cho qua" ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Bên cạnh việc, các địa phương chủ động tìm giải pháp khắc phục, Bộ Giáo dục - đào tạo cũng cần kịp thời quan tâm, tháo gỡ cho các địa phương./.

Thạch Hồng-Trần Hiếu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

Thế giới

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"

Góc tâm tình

08:01:45 08/11/2024
Một buổi ra mắt tưởng chừng đơn giản, hóa ra lại trở thành cơn ác mộng khi tôi nhận ra mẹ của người yêu chính là bác sĩ từng khám thai cho mình trong quá khứ.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng

Sao việt

07:55:40 08/11/2024
Nghệ sĩ Trường Giang đăng ảnh bên quý tử bụ bẫm, Thanh Hằng tình tứ bên ông xã nhạc trưởng khi được hộ tống đi làm.

Quần đảo Cát Bà được phát sóng trên kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ

Du lịch

07:52:12 08/11/2024
Những hình ảnh đẹp, độc đáo, ấn tượng, mô tả khái quát nhất những giá trị nổi bật toàn cầu của Quần đảo Cát Bà sẽ chính thức được phát sóng trên CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

Tin nổi bật

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Dũng "kính" của phim Độc đạo khoe ảnh bên vợ đẹp, con xinh

Hậu trường phim

06:41:28 08/11/2024
Trước khi kết thúc vai Dũng kính trong phim Độc đạo Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt cùng vợ con để làm kỷ niệm.

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.