Không thể vào xe Tesla do lỗi máy chủ
Sự cố máy chủ kéo dài nhiều giờ khiến người dùng không thể mở khóa xe Tesla từ xa.
Ngày 20/11, một số người phản ánh ứng dụng Tesla trên smartphone gặp lỗi “ 500 server error”, tình trạng xảy ra khi máy chủ website không thể phản hồi yêu cầu truy cập. Theo CNN, sự cố khiến nhiều chủ xe Tesla trên thế giới không thể mở khóa từ xa.
“Vẫn mắc kẹt tại Seoul”, người dùng Jaehwan Cho viết trên Twitter sau khi ứng dụng Tesla kết nối với chiếc Model 3 của anh gặp trục trặc.
Ứng dụng Tesla cho phép chủ xe mở khóa, nổ máy và điều khiển một số tính năng.
Ứng dụng Tesla trên smartphone cho phép mở khóa, nổ máy, xem thông tin và điều khiển một số tính năng trong xe qua Internet hoặc Bluetooth. Mỗi xe cũng có thẻ mở khóa để dùng trong trường hợp bất khả kháng.
Theo Electrek, những ai chưa ngắt kết nối app vẫn có thể mở khóa xe bằng Bluetooth. Tuy nhiên do dựa vào Internet và không có thẻ, sự cố máy chủ khiến nhiều người không thể mở khóa và khởi động xe.
Video đang HOT
Lỗi máy chủ khiến nhiều chủ xe Tesla không thể mở khóa vào xe.
Sau khoảng 5 tiếng, ứng dụng Tesla trên smartphone hoạt động bình thường. Trên Twitter, CEO Elon Musk thông báo app đã trở lại sau thời gian gặp lỗi máy chủ.
“(Ứng dụng) đã trở lại ngay bây giờ. Có vẻ chúng tôi đã vô tình làm tăng lưu lượng truy cập đến máy chủ”, Musk trả lời dưới đoạn tweet của Cho. Vị tỷ phú cũng xin lỗi người dùng, hứa sẽ không để sự cố tái diễn.
Trên DownDetector, lượng báo lỗi liên quan đến máy chủ Tesla tăng vọt từ rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam) với khoảng 500 lượt báo cáo. Đến khoảng 9h sáng cùng ngày, chỉ còn khoảng 60 lượt báo lỗi trên website. Hiện chưa rõ bao nhiêu chủ xe Tesla bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Zachary Kiefer, người dùng tại Indiana (Mỹ) cũng không thể vào xe Tesla trong 2 tiếng do lỗi app. Trước đó một tháng, Kiefer đã làm mất thẻ mở khóa. Sau khi gọi cho đội cứu hộ đường phố, ứng dụng Tesla hoạt động lại nên Kiefer có thể vào xe bình thường. Chia sẻ với CNN, Kiefer cảm thấy thất vọng do bộ phận hỗ trợ của Tesla “không quan tâm đến vấn đề”.
Sự cố xảy ra vài ngày sau khi Tesla phát hành bản cập nhật cho ứng dụng. Một số nguồn tin cho biết loạt tính năng mới cũng hoạt động không ổn định. Tuy nhiên, chưa rõ lỗi sập máy chủ có liên quan đến bản cập nhật hay không.
Đây không phải lần đầu sự cố máy chủ của Tesla ảnh hưởng đến người dùng. Tháng 9/2020, máy chủ cho khách hàng và hệ thống nội bộ của Tesla cũng gặp lỗi trong nhiều giờ.
Nước đi sai lầm của Elon Musk và Tesla
Sau khi đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin đầu năm nay, Tesla sẽ phải chịu một khoản thiệt hại khổng lồ vì giá trị đồng tiền mã hóa sụt giảm.
Sau ngày 27/6, giá trị của Bitcoin (BTC) dao động quanh mức 33.000 USD, chỉ bằng hơn một nửa so với khi nó chạm đỉnh ở mốc trên 64.000 USD vào tháng 4. Đây là một tin xấu cho các nhà đầu tư tiền mã hóa, đặc biệt là công ty xe điện Tesla. Tesla đã mua vào hơn 1,5 tỷ USD Bitcoin vào quý I/2021.
Vào thời điểm công ty do Elon Musk điều hành tích trữ Bitcoin, đồng tiền mã hóa này có giá khoảng 32.600 USD. Theo ước tính thì Tesla đã mua tổng cộng 46.000 Bitcoin.
Theo Fortune , với mức giá Bitcoin hiện tại, Tesla đang gánh khoản lỗ do đầu tư mạo hiểm vào tiền mã hóa.
Tesla đã có một khoản đầu tư mạo hiểm vào Bitcoin.
Cũng trong quý I, công ty đã bán ra 10% số Bitcoin họ nắm giữ, tương đương với 4.600 BTC lúc nó đang có giá trị là 59.000 USD. Giao dịch này đã đem lại cho Tesla 123 triệu USD.
Theo các tuyên bố của Elon Musk và Giám đốc tài chính Tesla Zach Kirkhorn, họ vẫn chưa bán ra bất kỳ khoản Bitcoin nào khác, như vậy vẫn còn hơn 41.000 Bitcoin trong ngân quỹ.
Nếu Tesla bán ra toàn bộ số coin họ có khi Bitcoin hạ xuống dưới 30.000 USD như ở ngày 22/6, họ sẽ lỗ 2.615 USD cho mỗi đồng với tổng thiệt hại hơn 107 triệu USD. Vậy nên, nếu lấy tổng số tiền Musk đã lỗ trừ đi mức lợi nhuận ông đã có từ việc bán đi 10% số Bitcoin, tổng cộng công ty đã mất đi khoảng 16 triệu USD.
Bitcoin đang trên đà giảm không phanh.
Ngay cả khi đồng tiền này có dấu hiệu tăng trở lại, Tesla vẫn phải chịu một khoản phí "suy giảm" do Hội đồng Tiêu chuẩn Tài chính Kế toán (FASB) đề ra. Phí này sẽ được tính vào mỗi khi giá trị tiền mã hóa của một công ty giảm dưới mức họ mua vào. Dựa vào đó, Tesla phải chịu một khoản lỗ có giá trị tầm 107 triệu USD trước thuế.
Khoản lỗ 107 triệu USD tương đương với 25% doanh thu trước thuế của công ty trong quý IV/2020. Các nhà đầu tư vẫn rất hài lòng về doanh thu bán xe của Tesla, nhưng khoản đầu tư vào Bitcoin vẫn là một rủi ro tiềm tàng đối với họ.
Dữ liệu xe Tesla thu thập sẽ được bảo toàn ở Trung Quốc Hãng xe điện Tesla tiếp tục tìm cách trấn an người dân và chính quyền Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Tesla Sau khi rộ tin Trung Quốc cấm xe Tesla đi vào các khu quân sự, hãng ô tô Mỹ đã có nhiều động thái xoa dịu dư luận. Công ty đăng bài trên mạng xã hội...