‘Không thể phân biệt bệnh nhân Covid-19 nếu chỉ nhìn bên ngoài’
Do không thể phân biệt bệnh nhân và người khỏe mạnh chỉ thông qua các biểu hiện bên ngoài, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng chúng ta cần chủ động hạn chế tiếp xúc.
17h ngày 14/6, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP.HCM ghi nhận số lượng ca mắc mới tăng nhanh (kỷ lục là ngày 13/6 với 95 bệnh nhân). Đặc biệt, dịch đã xâm nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Hạn chế đến bệnh viện nếu chưa thực sự cần thiết
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: “Thực sự bây giờ chúng ta không phân biệt được ai bị bệnh thông qua nhìn bên ngoài”.
Vị lãnh đạo này đánh giá trong 2 tuần qua, người dân cơ bản thực hiện tốt việc giãn cách nhưng vẫn còn sự tiếp xúc. “Chúng tôi tha thiết mong người dân tự hạn chế, chỉ tiếp xúc người trong nhà”, ông nhấn mạnh.
Đồng thời, lãnh đạo cơ quan này thông tin các địa điểm phong tỏa đều được cung cấp trên website. Người dân cần cập nhật các thông tin này để tự đánh giá nguy cơ của bản thân, có từng đến, tiếp xúc trường hợp nghi ngờ hay không, qua đó khai báo y tế.
Video đang HOT
Ông cũng yêu cầu người dân đảm bảo môi trường sống thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu dùng cần để nhiệt độ 27 độ C trở lên).
Đồng thời, lãnh đạo Sở Y tế đề nghị người dân tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của chính quyền. Ông khuyến cáo nếu chưa thực sự cần thiết, người dân nên hạn chế đến cơ sở y tế. Bởi điều đó là nguy cơ, ảnh hưởng việc phòng, chống dịch.
Sự việc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bài học sâu sắc
Liên quan vấn đề lây nhiễm trong cơ sở y tế, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho biết: “Khi dịch xuất hiện trong cộng đồng, người dân trước sau cũng đến cơ sở y tế. Do đó, việc xuất hiện ca nhiễm ở bệnh viện là điều Sở Y tế TP.HCM quan tâm tư những ngày đầu bùng phát dịch”.
Vị lãnh đạo này khẳng định ngay từ đầu, ngành y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám sàng lọc, phân luồng và đưa người nghi ngờ vào phòng cách ly tạm thời để test nhanh và xét nghiệm khẳng định để phát hiện sớm.
Ông đánh giá: “Trong thời gian qua, các cơ sở y tế làm rất tốt điều này. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bài học sâu sắc, từ nhân viên ở bệnh viện lây nhiễm cộng đồng và xâm nhập vào cơ sở y tế, sau đó lây nhiễm cho đồng nghiệp. Ngành y tế cũng rút kinh nghiệm sâu sắt qua các bài học này”.
Vì vậy, Sở Y tế khuyến cáo nhân viên cần tuân thủ biện pháp 5K trong suốt quá trình làm việc, ở nhà sau giờ làm, chỉ ra ngoài trong trường hợp đặc biệt cần thiết.
“Chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ góp phần hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng và bên trong cơ sở y tế”, ông Hưng nhận định.
Trước đó, các bệnh viện cũng thực hiện xét nghiệm định kỳ cho nhân viên y tế nhằm phát hiện kịp thời chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là với những khoa phòng có nguy cơ như nhân viên phục vụ ở phòng Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân nặng, khoa chạy thận. Đây là nơi điều trị bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19.
Sáng nay, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là biến chủng Delta (được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ) gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc (đặc biệt là các tòa nhà văn phòng). Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tỏa rất nhanh, rộng tại thành phố.
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 thêm 14 ngày. Riêng quận Gò Vấp và quận 12 chuyển từ giãn cách theo Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15. Tùy mức độ, một số khu vực có thể chuyển sang Chỉ thị 16 hoặc sang Chỉ thị 19.
Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 người dân tại Landmark 3, nơi sinh sống của 2 ca mắc Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đánh giá lại tổng thể cho thấy mầm bệnh có thể đã xâm nhập vào thành phố từ sau đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sau đó, những ca nhiễm bệnh có thể đã len lỏi trong cộng đồng, chỉ được phát hiện thông qua hoạt động khám sàng lọc. Bên cạnh đó, có thể còn những ca bệnh chưa có triệu chứng trong cộng đồng, ít lây lan, và chưa được phát hiện hết.
“Phát hiện được các ca bệnh này là nhờ chúng ta tăng cường cảnh giác tại các cơ sở khám, chữa bệnh, nhưng cũng cho thấy các ca bệnh vẫn đang âm thầm trong cộng đồng, phát triển song song với chuỗi điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được kiểm soát”, ông Bỉnh nói.
Đoàn y, bác sĩ Đà Nẵng lên đường hỗ trợ Bắc Giang chống dịch COVID-19
Trưa 31/5/2021, với tinh thần quyết thắng, mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh, 10 y, bác sĩ của Bệnh viện thành phố Đà Nẵng đã lên đường chi viện tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, phát biểu động viên, căn dặn đoàn công tác.
Đoàn y, bác sĩ lên đường chi viện cùng lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng thể hiện quyết tâm chiến thắng dịch COVID-19.
Thành viên đoàn công tác tươi cười, vẫy tay chào các y, bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng, sẵn sàng lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch.
Y, bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng vẫy chào Đoàn công tác chi viện tỉnh Bắc Giang.
Y, bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng vẫy chào Đoàn công tác chi viện tỉnh Bắc Giang.
Quốc Oai chưa chốt ngày giờ, nhưng tuần này sẽ công bố kết luận vụ cô Tuất "Ngày, giờ cụ thể thì chưa chốt nhưng sẽ công bố trong tuần này", ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch huyện Quốc Oai trả lời phóng viên thứ Hai (ngày 14/6). Trước thông tin mà phóng viên đã ghi nhận được từ ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai vào hôm thứ Năm (ngày 3/6/2021)...