Không thể lấy kỷ luật Đảng thay thế xử lý bằng pháp luật
Trong phần giải trình việc giữ nguyên quy định về Đảng trong Điều 4 của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý cho biết, không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật…
Liên quan đến khoản 3, Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ông Phan Trung Lý, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, đa số các ý kiến đồng tình với quy định các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
“Điều này có nghĩa là tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm thì không chỉ bị xử lý, kỷ luật theo Điều lệ Đảng mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật. Có ý kiến đề nghị không cần quy định khoản này vì mọi người đều có trách nhiệm thi hành Hiến pháp và pháp luật chứ không riêng gì các tổ chức Đảng và đảng viên” – ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Khẳng định về mặt pháp lý, tổ chức Đảng và đảng viên cũng đều được đối xử như đối với các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) cũng đồng tình với việc nhấn mạnh nghĩa vụ “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” đối với các chủ thể này bởi nó có ý nghĩa nhắc nhở các tổ chức Đảng và từng đảng viên không chủ quan, ỷ vào vai trò lãnh đạo của Đảng; không được có các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, coi thường pháp luật.
“Bên cạnh trách nhiệm đối với Đảng, tổ chức Đảng và từng đảng viên còn phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, qua đó vừa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bản thân, vừa tăng thêm uy tín của Đảng đối với nhân dân, với xã hội” – ông Phan Trung Lý thay mặt Ủy ban DTSĐHP nói rõ thêm.
Không ban hành Luật Đảng
Quá trình lấy ý kiến về Hiến pháp cho thấy, có ý kiên đề nghị làm rõ hơn cơ chế, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có luật về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với Nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.
Về vấn đề này, theo phân tích của Ủy ban DTSĐHP thì “Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo về mặt chính trị thông qua Cương lĩnh, chiên lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình. Cách thức, nội dung lãnh đạo được thê hiên linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt đông trong khuôn khô Hiên pháp và pháp luât hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu.”
Video đang HOT
Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đã đề nghị không đưa vân đê ban hành luật về Đảng vào Hiên pháp.
“Không ai khẳng định nhiều đảng tốt hơn một đảng”
Góp ý cho Điều 4 của Dự thảo Hiến pháp, có ý kiến đề nghị yêu cầu phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập vì như vậy mới bảo đảm dân chủ.
Về vấn đề này, Ủy ban DTSĐHP phân tích: “Về lý luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định với những vấn đề nhất định. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị – nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Vì vậy, không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng”.
Dẫn chứng thực tiễn ở Việt Nam, ông Phan Trung Lý cho biết, không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
“Ở nước ta chỉ có một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn mang tính lịch sử và phù hợp với thực tế, hoàn cảnh xã hội nước ta. Điều đó được thể hiện và được đảm bảo trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp” – ông Phan Trung Lý khẳng định.
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng phân tích sâu thêm về thực tế đa đảng ở các nước khác. Theo đó, trên thế giới, tuy có nhiều nước tuyên bố theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng thực chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản mặc dù các đảng này có thể có các tên gọi khác nhau. Các đảng thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy thế, giữa các đảng phái này cũng luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau (thực chất là sự tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa quyền lợi của các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực) và điều này thường dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị trong nội bộ đất nước, cản trở sự phát triển chung của xã hội.
“Do vậy, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước trong từng xã hội” – Ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Tổng hợp các ý kiến và phân tích từ lý thuyết tới thực tiễn, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý thay mặt Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định “giữ quy định về Đảng ở mức độ như đã thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân”.
Theo vietbao
Chính phủ quyết tâm giữ kinh tế ổn định
Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong báo cáo sẽ được Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại kỳ họp Quốc hội khai mạc sáng nay (20/5).
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn là chủ đề quan tâm của đại biểu Quốc hội và thu hút được sự chú ý của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước. Tại kỳ họp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo trước Quốc hội Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Theo đó, về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 đã có thêm 1 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch là giảm tỷ lệ hộ nghèo. Như vậy, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế hoạch, có 11 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt, còn 4 chỉ tiêu không đạt là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP; chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ che phủ rừng.
Trong khi đó, 4 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế Quý 1 đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Lạm phát được kiềm chế, giá cả thị trường khá ổn định... Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Báo cáo cũng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải pháp, chính sách đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ là: Ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để tăng tổng cầu cho nền kinh tế; Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại; Bảo đảm an sinh xã hội, giảm tai nạn giao thông và thực hiện tốt các biện pháp thông tin tuyên truyền.
Không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại là một trong những mục tiêu được Chính phủ đề ra cho những tháng còn lại của năm 2013
Theo Chương trình kỳ họp, với khoảng thời gian làm việc là 26,5 ngày, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thảo luận về báo cáo nói trên của Chính phủ, đồng thời, sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, trong đó Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Dự án Luật đất đai (sửa đổi) trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 17 gồm 14 chương, 128 điều tập trung sửa đổi các quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai; về quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai và thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với đất đai; về chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về tài chính đất đai và giá đất; về chế độ sử dụng đất; về đấu giá quyền sử dụng đất; về công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch quyền sử dụng đất; về giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Với những nội dung cơ bản nói trên, Dự thảo Luật lần này tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Nhà nước quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng quy định giá đất do Nhà nước quy định phải bảo đảm nguyên tắc theo mục đích sử dụng đất đai tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất đối với trường hợp xác định được thu nhập; cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau thì có mức giá như nhau...
9 Dự án Luật còn lại dự kiến được thông qua trong kỳ họp này là Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, Luật Hòa giải cơ sở, Luật phòng, chống khủng bố, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số dự án luật khác, trong đó có Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp thu, hoàn chỉnh bản Dự thảo Hiến pháp và đưa ra công bố lấy ý kiến của nhân dân.
Theo báo cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, tính đến hết ngày 30/4 đã có hơn 26 triệu lượt góp ý của nhân dân về Dự thảo, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tập hợp, tổng hợp ý kiến của nhân dân, phân loại và hệ thống hóa thành những loại ý kiến, những nhóm vấn đề nổi lên, đề xuất các phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.
Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, Dự thảo trình Quốc hội lần này cơ bản giữ bố cục như Dự thảo đã công bố lấy ý kiến nhân dân, đồng thời đã được tiếp thu, chỉnh sửa cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến trên cơ sở ý kiến của nhân dân ở hầu hết các chương, điều của Dự thảo.
Cùng với việc thông qua hoặc cho ý kiến về các Dự án Luật quan trọng nói trên, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến về công tác giám sát và quyết định một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giải đoạn 2006 - 2012; Báo cáo về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vòng biên giới Việt Nam - Lào.
Theo vietbao
Ban Đối ngoại TW góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Ngày 19/3, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. Các ý kiến đóng góp bày...