Không thể giữ được đà tăng, Phố Wall tiếp tục rung lắc vì virus corona, Dow Jones rớt gần 1.000 điểm
Kết thúc phiên 5/3, chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh, mức tăng mạnh ở phiên trước đã bị xoá bỏ, khi thị trường phản ứng với những thông tin về việc virus corona lây lan ngày càng nhanh.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 969,58 điểm, tương đương 3,5%, xuống mức 26.121,28 điểm dù có lúc tăng gần 1.150 điểm. S&P 500 mất 3,3%, tương đương 106,18 điểm, xuống 3.023,94 và Nasdaq Composite mất 3,1%, tương đương 279,49 điểm, còn 8,738,60 điểm. Tất cả 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 kết thúc phiên trong “sắc đỏ”.
Những lo ngại về coronavirus ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu tiếp tục kìm hãm đà tăng của Phố Wall khi các quốc gia trên thế giới mở rộng hoạt động kiểm dịch và hạn chế đi lại. California ngày hôm qua cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau cái chết liên quan đến coronavirus và 53 trường hợp được xác nhận tại bang này (tính đến ngày 5/3). Số ca nhiễm bệnh ở New York cũng tăng gấp đôi sau 22 ngày khi bang này tăng cường xét nghiệm.
Diễn biến như “tàu lượn siêu tốc” của Dow Jones từ ngày 24/2.
Video đang HOT
Theo đó, nhà đầu tư “nháo nhào” tìm đến các loại tài sản an toàn hơn như vàng và trái phiếu Mỹ. Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tiếp tục rớt xuống mức thấp nhất mọi thời đại, dước mức 0,9%. Cổ phiếu ngành ngân hàng đồng loạt rớt điểm. JPMorgan và Bank of America đều mất khoảng 5%.
Cổ phiếu ngành hàng không cũng chịu “cú đánh” nặng nề, khiến chỉ số trung bình vận tải Dow Jones rơi vào thị trường “gấu” ở phiên này. United Airlines mất 13%, trong khi American Airlines mất tới 13,2%, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2016.
Diễn biến của thị trường trong tuần này được so sánh với “chuyến đi tàu lượn siêu tốc”, khi Dow Jones liên tiếp giảm 1.000 điểm rồi hồi phục mạnh trong 3 ngày qua.
Dẫu vậy, thị trường vẫn đón nhận điểm sáng “le lói” khi số liệu về thị trường lao động được công bố. Số đơn trợ cấp thất nghiệp nhà nước đã giảm 3.000 xuống còn 216.000 trong tuần kết thúc vào ngày 29/2, Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo con số này là 215.000.
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Dow Jones rớt giá kỷ lục giữa lo ngại virus corona
Bán tháo trên sàn chứng khoán Mỹ trong ngày 27/2 giữa lúc lo ngại về nguy cơ đại dịch virus corona gia tăng. Các chỉ số quan trọng đều giảm điểm mạnh.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.191 điểm (4,4%), là mức giảm trong ngày sâu nhất trong lịch sử, theo CNN.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 4,4% và Nasdaq giảm đến 4,6%. Cả Dow Jones và S&P500 đều rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh (correction).
Các chỉ số quan trọng của chứng khoán Mỹ đứng trước nguy cơ có tuần tồi tệ nhất kể từ đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008. Chứng khoán Mỹ dù vậy vẫn chưa rơi vào thị trường giá xuống (bear market), xảy ra khi các loại cổ phiếu giảm liên tục và kéo dài hơn 20% so với đỉnh giá gần nhất.
Giới đầu tư đang chuyển sang những tài sản "an toàn" khác như trái phiếu chính phủ Mỹ hay vàng. Việc chứng khoán Mỹ đồng loạt "tắm máu" diễn ra sau một ngày giao dịch cũng đầy bi quan tại các sàn khác.
Chỉ số FTSE 100 của Anh rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh lần đầu tiên kể từ tháng 12/2018.
Các chỉ số quan trọng của chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh trong ngày 27/2. Đồ họa: CNN.
Trái phiếu chính phủ Mỹ ngày 27/2 tiếp tục tăng giá. Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,28%. Giá dầu Mỹ tiếp tục giảm vì các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu năng lượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
"Cuộc chơi đã thay đổi với Italy và ca nhiễm mới tại California", Keith Buchanan, nhà đầu tư tài chính tại GLOBALT Investments, nhận định về ảnh hưởng của dịch virus corona với thị trường chứng khoán.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát nhanh ở nhiều nước bên ngoài Trung Quốc đại lục, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) dự kiến số ca nhiễm tại Mỹ sẽ tăng trong thời gian tới. Đến nay, hơn 82.000 người trên toàn thế giới nhiễm virus, phần lớn sô ca nhiễm nằm ở Trung Quốc đại lục.
Nhiều tập đoàn Mỹ, trong đó có Microsoft và Apple, cảnh báo họ sẽ không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận quý đầu năm 2020. Ngân hàng Goldman Sachs ngày 27/2 dự đoán các công ty Mỹ có lợi nhuận bằng không trong năm nay.
"Điều đáng lo ngại hơn là các bản tin có vẻ không quá tệ. Hiện nay, chính nỗi sợ về điều sẽ xảy đến, chứ không phải những gì thật sự diễn ra, đang thúc đẩy thị trường", Paul Kickey, nhà phân tích tại Despoke Investment Group, nhận định.
Theo Zing.vn
Có nên 'lướt sóng' khi giá vàng liên tục lập 'đỉnh' mới? Thị trường vàng trong nước và thế giới khép lại tuần giao dịch với những phiên "thăng hoa". Giá vàng thế giới đã vượt xa mốc 1.600 USD/ounce kéo theo giá vàng trong nước chạm ngưỡng 46 triệu đồng/lượng. Câu hỏi lại được đặt ra, liệu vàng có là cơ hội kiếm lời lúc này? Khách hàng giao dịch tại Trung tâm vàng...