Không thể đẩy hết trách nhiệm cho giáo viên
Vừa rồi, tại một cuộc họp với phụ huynh, tôi nhận được một phản ảnh hết sức thời sự của người mẹ là con của họ đang nghiện game online quá đà. Thực ra đây không phải là vấn đề mới nhưng dường như nó chưa bao giờ nguội.
Ảnh minh họa
Điều tôi quan tâm ở đây là từ sự việc này, một người cha đã đứng lên đổ lỗi trách nhiệm cho nhà trường, cho giáo viên về việc không quản lý, không giám sát học sinh ở trường dẫn đến rất nhiều trẻ nghiện game online, bỏ bê việc học.
Tôi rất cảm thông cho nỗi lòng phụ huynh về vấn đề này, vì quá lo cho con nên mới phản ứng như thế. Đồng thời tôi cũng trăn trở về nghề nghiệp của mình khi mà không hoàn thành sứ mệnh giáo dục, cũng như việc phụ huynh không cảm thông với nhà trường,
giáo viên.
Video đang HOT
Tôi đã bình tĩnh giải thích cho phụ huynh hiểu, cũng như quy trách nhiệm của bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Nhà trường rất sẵn sàng phối hợp với phụ huynh giám sát, giáo dục trẻ trong các hoạt động vui chơi, giải trí ngay cả khi ra khỏi trường nếu như có sự tương tác từ phía phụ huynh.
Nếu trong quá trình học tập ở trường, học sinh hư hỏng thì trách nhiệm có thể là ở nhà trường, giáo viên. Đằng này việc chơi game của con diễn ra trước giờ vào lớp và sau giờ tan học thì không thể quy lỗi cho phía nhà trường được. Các em tan học, phụ huynh đến rước, nếu không rước thì các em tự đạp xe về nhà. Khoảng thời gian ấy các em có thể ghé vào các quán net chơi game (hoặc đi bất cứ nơi đâu), làm sao nhà trường quan tâm cho xuể. Thấy con lâu về, cha mẹ cần phải liên lạc với nhà trường ngay để phối hợp tìm rõ nguồn gốc hơn là buông lỏng. Từ việc tương tác nhà trường mới có hướng xử lý, giải quyết rốt ráo. Có như vậy mới ngăn chặn cơn nghiện game của học sinh ngay từ lúc mới khởi phát.
Dịch vụ Internet hiện nay nhan nhản khắp nơi, thường phục vụ cho học sinh chơi game online hơn là việc học, việc làm… Nói không ngoa, phụ huynh cứ thử ghé vào các quán net (nhất là gần trường) trước giờ vào lớp và sau giờ tan học sẽ thấy những em học sinh mặc đồng phục đang say mê chơi game, chốc chốc lại buông ra câu chửi thề.
Nhiều em khi ra khỏi cổng trường, ghé vào quán net chơi cho đến tối mới về nhà, có em còn gọi điện thoại nói dối với gia đình là ghé nhà bạn trao đổi bài tập hoặc đi ăn chè chút về. Những trường hợp như thế cha mẹ nên đặt câu nghi vấn: “Liệu con mình có qua nhà bạn ôn bài hay đã la cà đâu đó?” rồi có trách nhiệm đi tìm sự thật. Sự quan tâm ấy cũng ngăn chặn kịp thời các em làm những chuyện xấu khác.
NGUYỄN THANH VŨ
Theo plo.vn
Vụ hiệu trưởng bị tố lạm dụng nam sinh: Cái xấu tồn tại bởi sự vô tâm, vô trách nhiệm của giáo viên
Vụ hiệu trưởng một trường dân tộc nội trú bị tố cáo đã lạm dụng tình dục các nam sinh một thời gian dài đã làm dư luận dấy lên câu hỏi: Các thầy cô trong trường vô tâm hay vô trách nhiệm với các em?
Ảnh minh họa
Sau khi dư luận xôn xao và cơ quan chức năng vào cuộc điều tra vụ ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) bị tố cáo lạm dụng tình dục nhiều nam sinh một thời gian dài, đa số các giáo viên trường này đều cho biết rất bất ngờ với thông tin này. Một cô giáo đã phủ nhận việc dẫn học sinh nam lên phòng hiệu trưởng khi được yêu cầu. Một hiệu phó thì bàng hoàng khi nghe tin. Ngoài những câu "đau lòng", "bàng hoàng", "bất ngờ"..., các thầy cô trường này đã quên đi hoặc phủ nhận mình cũng có một phần liên đới gây ra nỗi đau cho học sinh bằng sự vô tâm, vô trách nhiệm. Theo nội quy và kỷ luật của nhà trường, khi học sinh phạm lỗi, phải lên "uống nước trà" với hiệu trưởng thì giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn phải là người biết các em bị tội gì, để hàng ngày dạy dỗ, uốn nắn hành vi của học sinh; giúp các em sửa sai. Thế nhưng, khi được hỏi các thầy cô đều bảo không biết, chưa nghe nói...
Nếu các thầy cô thật sự quan tâm đến học sinh của mình, thì đã không có chuyện các em phải chịu đựng sự việc lâu đến vậy. Niềm tin của học sinh dành cho giáo viên của mình dường như đã mất nên chuyện thầy hiệu trưởng- người đứng đầu trường- biến thái chỉ được chia sẻ với...mạng xã hội. Làm sao các em có thể nói sự thật đó khi mà sau khi cơ quan công an vào điều tra, ông P. Đ.Q, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, còn hoài nghi: "Các em học sinh hầu hết đều xuất phát từ các gia đình nông dân, các em rất ngoan nhưng những thông tin các em tố giác thì vẫn phải xem xét lại".
Trừ cô hiệu phó nhận 1 phần trách nhiệm về mình nhưng tự nhận thấy cũng đã làm "vuông vức nhiệm vụ của mình", còn thì không có thầy, cô giáo nào lên tiếng vì đã buông lỏng chuyện quản lý, quan tâm đến tâm tư, tình cảm học sinh khi các em học nội trú, phải sống xa gia đình, được cha mẹ tin tưởng gửi gắm cho thầy, cô trách nhiệm dạy chữ và cả dạy làm người. Sự vô tâm này cùng với sự nể nang cấp quản lý, lãnh đạo đã làm cho trường và ngành giáo dục ngày càng đi xuống trong mắt mọi người. Bạn đọc Sự Thật thảng thốt: "Cái gì vậy trời, cám ơn mạng xã hội, nếu không thì ai tố cáo giúp các em". Bạn Mata thì phân tích: "Một sự thật ở nhiều trường học là giáo viên rất sợ hiệu trưởng và từ khiếp sợ đi đến thỏa hiệp với những sai phạm của hiệu trưởng chỉ cách có...nửa bước".
Theo nhiều bạn đọc, ngoài việc khởi tố ông hiệu trưởng, cần phải kỷ luật luôn các đoàn thể của trường. Bạn Văn Quôc Sinh đặt vấn đề: "Tai sao hanh vi lêch chuân nay ma Ban giam hiêu lai không biêt? Thanh tra nhân dân cua trương đâu, đoan thê đâu? Chăc chăn se co thông tin ro rỉ tư lâu. Phai chăng đây la sư bưng bit thông tin". Chính vì vậy, bạn Thành Hoàng đề xuất: "Vụ này phải kỷ luật nặng các đoàn thể của trường này".
Thủy Tiên
Theo nld.com.vn
Không hài lòng với giáo viên, phụ huynh nên hành xử thế nào? Mới đây, video clip ghi lại cảnh phụ huynh lớn tiêng với giáo viên, có những lời lẽ khó nghe như: "chưa chắc gì bô đô thây mặc trên người giá trị hơn cái quân của con tôi" đã thu hút sự quan tâm của dư luân. Môt vu phu huynh keo đên lơp hoc đê xuc pham giao viên - MINH HỌA:...