Không thể đào tạo tràn lan tiến sĩ vì là ‘nồi cơm’ của trường đại học
Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng các trường có nhiều cách thu hút tài chính hợp pháp, không riêng gì việc đào tạo tiến sĩ.
ảnh minh họa
PGS.TS Võ Văn Sen, hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng các trường Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, đất nước về việc đào tạo tiến sĩ tràn lan thời gian qua.
Tại buổi giới thiệu dự án “Quy trình cải tiến chất lượng quản trị đại học” diễn ra tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) mới đây, ông Sen khẳng định: “Về đào tạo cử nhân, ở nhiều ngành, nước ta có thể sánh ngang các nước Đông Nam Á nhưng về tiến sĩ thì không thể so sánh với ai được. Ngoại trừ một số cá nhân xuất sắc, còn lại có thể nói, đa số tiến sĩ nước ta chất lượng kém hơn so với thế giới. Do đó, đại học Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với đất nước về đào tạo sau đại học”.
Ông Sen nhận định rằng hậu quả của việc đào tạo tiến sĩ tràn lan ở Việt Nam thời gian qua sẽ để lại hậu quả rất lớn đối với các thế hệ sau này của đất nước.
Điều dễ nhận thấy là trình độ khoa học của Việt Nam còn cách rất xa so với mức trung bình của thế giới, chưa kể các nước tiên tiến. Các trường đại học Việt Nam vẫn vắng bóng trong các bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới và châu Á.
Video đang HOT
Tiến sĩ là đội ngũ trí thức cao, làm trụ cột cho khoa học phát triển. Không có đội ngũ này thì không thể bàn đến sự phát triển của khoa học. Do đó, bất cứ quốc gia nào cũng phải luôn củng cố đội ngũ những nhà trí thức có trình độ cao.
“Củng cố thì phải bằng đào tạo khắt khe, nâng cao chất lượng. Thời gian qua, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với thế giới về mặt đào tạo trình độ tiến sĩ nên chất lượng tiến sĩ của Việt Nam còn thấp. Nhiều người vừa học tiến sĩ vừa là quan chức hoặc làm kinh tế. Đã đi học thì phải dành toàn bộ thời gian, công sức, tâm huyết để nâng cao trình độ, không thể chấp nhận chuyện qua loa để có tấm bằng”, ông Sen nói.
Theo ông Sen, đây chính là điểm bất hợp lý trong việc đào tạo tiến sĩ ở nước ta hiện nay.
Hiện tại, các đơn vị đào tạo không quản lý thời gian lên lớp, nghiên cứu, trợ giảng của nghiên cứu sinh nên mới tạo ra điểm yếu này. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng tiến sĩ thấp, ngoài vấn đề chương trình đào tạo và người hướng dẫn.
“Gần như 99% tiến sĩ là những người đang làm công việc khác; đang là cán bộ giảng dạy, viên chức Nhà nước nhưng vẫn kiêm nhiệm nghiên cứu sinh. Một người dù không minh, tài trí thì đào tạo như thế nào cũng không hiệu quả được”, ông Sen nêu ra điểm bất hợp lý.
Hiệu trưởng này dẫn ví dụ về việc đào tạo tiến sĩ ngành Sử học tại Mỹ. Tại đây, nghiên cứu sinh phải mất trung bình từ 7 đến 11 năm. Những người sau khi học xong thường chỉ đi giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, vì họ thật sự đam mê. Nếu không say mê học thuật, khoảng thời gian đó, họ có thể làm kinh tế mà không cần học vị tiến sĩ.
Người học tiến sĩ dành thời gian của mình để cống hiến cho khoa học còn ở nước ta thì ngược lại, dẫn đến hiện tượng người người đều đi học tiến sĩ.
Theo ông Sen, nếu đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm túc, nghiên cứu sinh phải dành toàn bộ thời gian trong phòng thí nghiệm, ở thư viện, bệnh viện, giảng đường…, chứ không phải vừa làm quan, làm kinh tế lại vừa học tiến sĩ.
“Nhiều người nói rằng đào tạo tiến sĩ là nồi cơm của các trường đại học là không đúng. Chúng ta không thể lấy lý do đây là nồi cơm để rồi mặc sức đào tạo tràn lan. Các trường có nhiều cách khác để thu hút nguồn tài chính một cách hợp pháp, không riêng gì việc đào tạo tiến sĩ”, ông Sen cho hay.
Theo Zing
Vì sao Mỹ có thể để trường đại học tự phong giáo sư?
Theo nghiên cứu sinh Châu Thanh Vũ, tại ĐH Harvard, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
ảnh minh họa
Ở Mỹ, giáo sư không phải chức danh Nhà nước, mà là vị trí được công nhận bởi trường đại học (nơi công tác), đi kèm chế độ đãi ngộ cụ thể.
Trái với quan điểm giá trị của chức giáo sư sẽ bị ảnh hưởng nếu để các trường công nhận chức danh, hệ thống đại học tại Mỹ đã chứng minh tính hiệu quả của việc này qua thời gian.
Hệ thống công nhận giáo sư tại Mỹ
Ở Mỹ, học giả tốt nghiệp tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ (post-doc) sẽ tìm đến vị trí giáo sư trợ lý (assistant professor) hoặc phó giáo sư (associate professor), trong 6-7 năm.
Cuối năm thứ bảy, hội đồng của trường đại học, gồm hiệu trưởng, các trưởng bộ phận/khoa liên quan, đôi khi một số học giả khách mời (ẩn danh) sẽ xét duyệt chức danh giáo sư (full professor) cho ứng viên.
Tại Harvard hiện nay, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
Sau khi được phong chức danh, một số giáo sư sẽ có "tenure" - tạm dịch là biên chế trọn đời. Điều này có nghĩa nhà trường không thể tùy tiện đuổi việc giáo sư nếu không có vấn đề nghiêm trọng (như quấy rối tình dục, gian lận...). Quá trình sa thải phải qua nhiều khâu xét duyệt chặt chẽ.
Mục đích của chính sách biên chế trọn đời là đảm bảo nhà khoa học được thoải mái nghiên cứu những đề tài của mình mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như bất đồng quan điểm, đấu đá nội bộ hay lý do nào khác.
Ngoài ra, tại Mỹ, quyết định phong giáo sư phụ thuộc một phần việc giảng dạy và chủ yếu là nghiên cứu khoa học. Giáo sư có thể làm quản lý (trưởng khoa là một giáo sư), nhưng làm quản lý sẽ không thể được phong giáo sư. Những chức danh chỉ đi dạy (lecturer, adjunct faculty) cũng không thể được xét thành giáo sư.
Theo Zing
Các trường đào tạo CNTT phải theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, các trường đại học và những đơn vị trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang nhanh chóng vào cuộc... ảnh minh họa GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), chuyên...