Không thể đăng ký thi năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội đợt 1 phải làm sao?
Quá đông thí sinh đăng ký tham dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, dẫn tới không thể đăng ký tiếp được. Điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh?
GS. TS Nguyễn Tiến Thảo trả lời phụ huynh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 11-4 – Ảnh: NGỌC DIỆP
Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có phụ huynh bày tỏ lo lắng khi con của chị không thể đăng ký trực tuyến tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhiều người cũng bày tỏ lo lắng liệu những người đã đỗ đợt một có nhiều cơ hội đỗ ĐH hơn người thi đợt sau hay không?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội – cho biết đợt một có quá đông thí sinh đăng ký vào cùng một thời điểm, trong khi đợt một chỉ chuẩn bị 12.000 máy tính cho đợt thi nên gây nghẽn mạng.
“Đợt một bao giờ thí sinh cũng có tâm lý đăng ký rất nhiều, nhưng đến đợt hai, đợt ba khi mọi người bắt đầu quen với việc đăng ký thì tôi tin sẽ vãn hơn. Chúng tôi khẳng định đề thi các đợt được thiết kế đồng đều về chất lượng, bài thi không lặp lại, thi trước hay thi sau cũng không có gì khác biệt. Học sinh thi vài lần thấy kết quả vẫn thế chắc chắn sẽ bình tĩnh hơn.
Bài thi đánh giá năng lực không đánh giá trượt, đỗ. Khi thí sinh cầm kết quả bài thi đánh giá năng lực nộp vào trường ĐH nào thì còn phụ thuộc vào trường đó yêu cầu số điểm bao nhiêu”, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tạm thời mới ở quy mô một ĐH, chứ không phải quy mô quốc gia nên không thể đáp ứng nhu cầu thi ồ ạt của cả xã hội.
Trong đợt một, ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ tổ chức được cho 12.000 người căn cứ vào khả năng của hệ thống máy móc, hệ thống dữ liệu. Do đó nếu phụ huynh và học sinh có nhu cầu đăng ký nhiều hơn thì tạm thời ĐH Quốc gia Hà Nội cũng không thể đáp ứng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khuyên các phụ huynh, học sinh kiên nhẫn vì vẫn còn nhiều đợt thi trong năm nay. Thi đợt sau vẫn đảm bảo kết quả công bằng như đợt một. Sau khi rút kinh nghiệm tổ chức đợt một, đợt hai xong, ĐH Quốc gia Hà Nội mới tính toán mở rộng.
“Về mặt tổ chức thì cho càng nhiều người thi chúng tôi sẽ thu được càng nhiều lệ phí, nhưng chúng tôi không đặt vấn đề lệ phí làm trọng, mà phải đặt tiêu chí an toàn, chính xác lên hàng đầu. Nhu cầu đăng ký thi của học sinh là chính đáng, nhưng tạm thời đợt một chỉ có 12.000 máy. Các phụ huynh và học sinh cứ bình tĩnh vì vẫn còn nhiều đợt thi khác trong năm” – ông Thảo nói.
ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi với quy mô hơn 10.000 thí sinh, chia thành 6 đợt/năm, trong đó đợt một dự kiến bắt đầu ngày 8 và 9-5 đến hết tháng 7-2021.
Điểm sàn đánh giá năng lực của ĐH Ngoại Thương lên đến 850
Năm 2021 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo công bố mới nhất của của Trường Đại học Ngoại thương về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, năm 2021 trường vẫn duy trì chỉ tiêu tuyển sinh như năm trước là 3.990 chỉ tiêu tại cả ba cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.
Đây cũng là năm nhà trường bắt đầu tuyển sinh hai chương trình đào tạo chất lượng cao mới, gồm: chương trình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Chương trình chất lượng cao tiếng Anh thương mại.
Nhà trường sẽ tuyển sinh theo sáu phương thức. Trong đó, đây là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội với chỉ tiêu chỉ dự kiến là 7%.
Với phương thức này, trường sẽ cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo hai đợt trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường. Đợt một từ 21-5 đến 28-5, đợt hai vào giữa tháng 7.
Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ một năm lớp 12 từ 7.0 trở lên, có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đạt từ 850/1.200 điểm và của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150 điểm.
Nhà trường lưu ý, thí sinh xét tuyển theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại một trong hai cơ sở của trường: trụ sở chính Hà Nội hoặc cơ sở hai tại TP.HCM.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2021 về Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: FBNT
Ngoài ra, năm nay trường tiếp tục tuyển sinh theo năm phương thức khác, gồm:
Thứ nhất là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 25%. Trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức hai là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 28%, trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức thứ ba là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 7%. Thí sinh đăng ký đăng ký xét tuyển dự kiến vào tháng 7-2021, ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức thứ tư là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Chỉ tiêu phương thức này dự kiến 30% chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Phương thức thứ 5 là xét tuyển thẳng (dự kiến 3% chỉ tiêu) được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
5.000 thí sinh đăng ký thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội Trong số 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, 2.000 em đăng ký tham gia đợt đầu tiên. Theo số liệu từ ĐH Quốc gia Hà Nội, tính đến 17h ngày 2/4, số lượng thí sinh đăng ký dự thi cho 3 đợt thi Đánh giá năng lực học sinh THPT là 5.083 em. Trong khi đó,...