Không thể bỏ qua những nguyên tắc khoa học về làm sách giáo khoa!
Có thể hình dung giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn. Nhiều giáo viên dạy cùng một cuốn sách, thì khi tìm hiểu lựa chọn phải được “mục sở thị”, chứ không thể nghiên cứu SGK dưới dạng “ảo” được.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu các địa phương phải chọn xong sách giáo khoa (SGK) trước ngày 5-4. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều nơi vẫn tỏ ra khá bị động trong việc triển khai.
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) về vấn đề này.
Phóng viên (PV): Thưa ông, thời gian đưa ra quyết định lựa chọn SGK của các địa phương còn rất ít, tuy nhiên, vừa qua nhiều trường mới chỉ được tiếp cận với phiên bản SGK điện tử, chưa có bản SGK giấy. Điều này có ảnh hưởng thế nào tới giáo viên và chất lượng lựa chọn SGK?
Chuyên gia Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Chuyên gia Đặng Tự Ân: Có thể hình dung giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn. Nhiều giáo viên dạy cùng một cuốn sách, thì khi tìm hiểu lựa chọn phải được “mục sở thị”, chứ không thể nghiên cứu SGK dưới dạng “ảo” được. Nhất là đối với SGK lớp 6, số lượng đầu sách nhiều, có những môn học mới, tích hợp như Khoa học tự nhiên (tích hợp các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hay hai môn Lịch sử và Địa lý tích hợp thành một môn Lịch sử và Địa lý. Bởi vậy, nhóm giáo viên cùng dạy tích hợp phải ngồi lại xem SGK phần mình giảng dạy đến đâu, nội dung được tinh giản, tích hợp như thế nào với môn học khác; phân công ai dạy các chuyên đề liên môn và dạy như thế nào…
Chậm in SGK cũng là điều tất yếu của các nhà xuất bản (NXB), bởi vì họ cần chỉnh sửa lại bản thảo và thăm dò thị trường trước khi in và phát hành rộng rãi. Trong trường hợp này các cơ quan chức năng Nhà nước phải vào cuộc, tháo gỡ cho họ. Hơn nữa, đây là lần thứ hai làm SGK, thì khó có lý do thuyết phục về sự chậm trễ và không chu đáo như thế được.
PV: Theo phê duyệt của Bộ GD-ĐT, SGK lớp 2, lớp 6 chỉ còn 3 bộ. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam chỉ còn hai bộ SGK, thay vì 4 bộ như lớp 1, năm học 2020-2021. Ông nghĩ sao về việc hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ để tập trung nguồn lực như giải thích của NXB Giáo dục Việt Nam?
Chuyên gia Đặng Tự Ân: Việc hợp nhất này không đúng với khoa học SGK, gây khó khăn, bất an trong cha mẹ học sinh và làm xáo trộn trong xã hội.
Chương trình giáo dục phổ thông đúng là pháp lệnh, còn SGK chỉ là một trong những phương án hay học liệu riêng để giảng dạy. Thực chất, mỗi bộ SGK có một giá trị, một cách tiếp cận khác về nội dung và về phương pháp trình bày.
Chính vì vậy, các cơ quan quản lý giáo dục cũng đã khuyến cáo cần có đủ các bộ SGK để giáo viên có điều kiện lựạ chọn một bài giảng tốt nhất, có hiệu quả nhất cho mình. Để có được bộ SGK, những người làm sách đã mất công nhiều tháng trời hội thảo, trăn trở tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn của bộ sách, để rồi xây dựng bài học mẫu trước khi dạy thử nghiệm.
Chính trong cuốn sách “Đổi mới và hiện đại hóa Chương trình và SGK” của NXB Giáo dục Việt Nam cũng ghi SGK cần sử dụng lâu dài. Đặc biệt, trong một hội nghị trực tuyến, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo các nhà trường như vậy.
Video đang HOT
Không thể để giáo viên và cha mẹ học sinh hụt hẫng khi họ mất công cùng nhau suy nghĩ chọn ra bộ SGK mà chỉ dùng được một năm; còn thư viện nhà trường năm tới phải bỏ đi hàng vạn cuốn sách lớp 1. Trường học ở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chắc là thiệt thòi nhất về mặt kinh tế.
Bộ SGK “Cùng học để phát triển năng lực”.
PV: Rút kinh nghiệm với việc phải chỉnh sửa một số nội dung ở bộ SGK lớp 1 khi đã đi vào giảng dạy, bộ SGK lớp 2 và 6 nên triển khai như thế nào, thưa ông?
Chuyên gia Đặng Tự Ân: Trước hết, Bộ GD&ĐT và những ai tham gia trực tiếp làm sách, cần có suy nghĩ mới, bỏ lối tư duy xưa cũ khi mà cả nước có duy nhất một bộ “sách công” và được bao cấp bởi ngân sách nhà nước. SGK xã hội hóa trong cơ chế thị trường phải được giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Không thể để các NXB vì lợi nhuận kinh tế mà bỏ qua những nguyên tắc khoa học và sự yên dân, cũng như vi phạm quyền lợi của học sinh và phụ huynh.
Cùng với đó, song song với kiểm tra, giám sát là sự hỗ trợ kịp thời những khó khăn bất khả kháng mà các NXB gặp phải trong quá trình tác nghiệp làm SGK. Chẳng hạn, khi NXB Giáo dục Việt Nam muốn thu gọn lại các bộ SGK, Bộ GD-ĐT phải bằng quyền hạn quản lý nhà nước của mình để tác động tới các NXB (ngoài NXB Giáo dục Việt Nam) liên kết với các nhóm tác giả làm SGK, để không cho “biến mất” các bộ SGK như vừa qua.
Cùng với đó, việc tập huấn cho giáo viên thời gian quá ngắn, bản thảo SGK dạy thực nghiệm sơ sài… cũng là những vấn đề cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
PV: Theo Chương trình phổ thông 2018, chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề SGK thay đổi lại khiến nhiều người băn khoăn, lúng túng. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?
Chuyên gia Đặng Tự Ân: Không dễ gì một sớm một chiều khiến giáo viên có thể thay đổi và coi SGK là tài liệu tham khảo được. Nhiều khảo sát quốc tế cho thấy, ở những quốc gia có chủ trương dùng nhiều bộ SGK khác nhau trong cùng chương trình chuẩn quốc gia, số giáo viên sử dụng SGK làm tài liệu chính khi lên lớp chiếm tới hơn 60%. Giáo dục Việt Nam lần đầu có chủ trương mỗi môn học có nhiều hơn một bộ SGK, thì việc giáo viên lúng túng là điều không tránh khỏi.
Để hướng tới nền giáo dục thoát ly SGK, giáo viên thường có 4 cấp độ khác nhau: Bài soạn dạy học chính là SGK; thay đổi hoạt động học hoặc ví dụ bài học; điều chỉnh phương pháp cùng thay đổi chút ít nội dung bài học; bài soạn dạy học hoàn toàn do giáo viên lựa chọn và xây dựng từ các bộ SGK khác nhau.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Giáo viên dạy môn tích hợp thế nào ở lớp 6?
Năm học 2021-2022, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 6 tích hợp các đơn môn thành 2 tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, vậy giáo viên sẽ dạy thế nào?
Từ năm học 2021-2022 tới, các môn học Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa sẽ tích hợp thành hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Điều này khiến nhiều giáo viên lo lắng việc dạy học bị xáo trộn vì các thầy cô quen với việc dạy và được đào tạo đơn môn.
Thiết kế theo chủ đề
Làm rõ hơn về dạy tích hợp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 bộ sách Cánh Diều cho biết, trong sách giáo khoa mới bộ môn Khoa học xã hội, kiến thức 2 môn học có phần giao nhau nhưng vẫn đảm bảo từng phân môn.
Xuyên suốt chương trình Lịch sử và Địa lý ở bậc THCS có 4 chủ đề tích hợp, bao gồm: Phát kiến địa lý - đô thị trong lịch sử; đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long; chủ quyền biển đảo. Bốn chủ đề tích hợp trên được thiết kế từ lớp 7 đến lớp 9, còn lớp 6 mới chỉ dừng lại ở 2 phân môn.
Trong đó, chủ đề quyền biển đảo trong chương trình mới không chỉ là các kiến thức về biển đảo mà còn là mạch kiến thức về chủ quyền Việt Nam nhằm xác định vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam, giáo dục học sinh về tinh thần yêu nước.
Còn môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề, gồm: Chất và sự biến đổi của chất; vật sống; năng lượng và sự biến đổi, Trái đất, bầu trời.
Giải pháp dạy học mà các tác giả đưa ra là, mỗi giáo viên môn Địa lý được bồi dưỡng thêm 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại; bồi dưỡng đủ 20 tín chỉ sẽ đảm bảo dạy được môn tích hợp. Nếu giáo viên chưa được bồi dưỡng đủ tín chỉ thì có thể thực hiện linh hoạt tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục.
Giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Lịch sử - Địa lý thì hoàn toàn có thể dạy môn học tích hợp. Nếu không, thực tiễn Lịch sử và Địa lý là hai phân môn thì 2 giáo viên vẫn thực hiện và nhà trường có cơ chế thống nhất đánh giá môn học cho học sinh. Vì đây là một môn học, chỉ có một đầu điểm.
Sách giáo khoa lớp 6. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên bộ môn Khoa học tự nhiên của một bộ sách, nói rằng, từ khi làm chương trình, các tác giả đã chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông.
Ví dụ, nội dung chủ đề "Chất và sự biến đổi của chất" không thuần túy Hóa học, tác giả thiết kế để giáo viên dạy môn này cảm thấy thuận lợi nhất. Mạch "Vật sống" cũng không thuần túy Sinh học vì gắn kết cả kiến thức khác vào.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, thực tiễn thử nghiệm dạy tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm cho thấy, việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống. Ngoài ra, có thể lược bỏ kiến thức trùng lặp ở nhiều môn, giảm tải chương trình.
Về lâu dài, để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường sư phạm được giao nhiệm vụ mở mã ngành mới là đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp.
Trước mắt, Bộ GD&ĐT có 9 module tập huấn giáo viên, đang trong quá trình tập huấn đến hết module 3, bàn về nội dung và phương pháp dạy của các môn học. Tác giả, chuyên gia các bộ sách trực tiếp tập huấn cho giáo viên địa phương. Ngoài ra, Bộ cũng thiết kế chương trình bồi dưỡng đại trà cho giáo viên phổ thông theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo.
Mơ hồ dạy và kiểm tra đánh giá
Cô Nguyễn Thị Minh Phương, Trường THCS Đông Hà, (Chợ Mới, Bắc Kạn) được phân công đảm nhận dạy học hai môn Toán và Lý trong năm học tới.
Cô hiểu rằng, tích hợp là dạy theo từng chủ đề, đi từ thấp đến cao, từ nguyên lý đến khái niệm; nội dung nào có sự trùng lặp sẽ tích hợp để vừa giảm tải kiến thức, vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng thể tốt hơn. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế triển khai sẽ phát sinh nhiều khó khăn. Trước mắt, do chưa có giáo viên chuyên Khoa học tự nhiên nên hai hoặc ba giáo viên cùng dạy môn học này.
Là giáo viên Toán, khi chuyển sang dạy tích hợp, cô Phương lúng túng vì chưa hình dung ra bản thân sẽ dạy học thế nào, soạn giáo án ra sao, kiến thức bồi dưỡng tập huấn môn Vật lý không nhiều.
Cô cho rằng, một giáo viên dạy ba môn rất khó, ngoài các đòi hỏi về kiến thức, chuyên môn thì mỗi người lại có những đam mê riêng. Giáo viên chỉ có thể giỏi một môn, một lĩnh vực, không thể giỏi toàn diện. Giá như trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, giáo viên được đào tạo bài bản đáp ứng cả ba lĩnh vực Hoá, Lý, Sinh thì việc dạy học sẽ tốt hơn, trách nhiệm giáo viên trên lớp cao hơn thay vì kiêm nhiệm như năm học tới.
Trường THCS Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn).
Thầy Nguyễn Quốc Ngọc cho biết, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có ba phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hóa học được sắp xếp theo trình tự thời gian chi tiết.
Theo đó, lớp 6: Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%). Lớp 7: Hóa học (24%) - Vật lý (28%) - Sinh học (38%). Lớp 8: Hóa học (31%) - Vật lý (28%) - Sinh học (31%). Lớp 9: Vật lý (30%) - Hóa học (31%) - Sinh học (29%). Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi năm học.
Thầy băn khoăn, học sinh lớp 6 sẽ học 3 phần gồm Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%); Hóa học sẽ được ở dạy nửa đầu học kỳ I, Sinh dạy nửa cuối học kỳ I còn môn Lý sẽ được dạy nửa cuối học kỳ II.
Tuy nhiên, Khoa học tự nhiên chỉ có duy nhất một điểm trung bình bộ môn, lại do 3 giáo viên dạy, mỗi giáo viên lại có một sổ điểm đánh giá riêng biệt. Vậy thì có một môn học mà 3 giáo viên dạy, 3 quyển sổ điểm, 3 kế hoạch giảng dạy (giáo án) khác nhau, giáo viên nào chịu trách nhiệm cộng điểm của 3 môn cho học sinh, giáo viên nào chịu trách nhiệm đưa điểm lên phần mềm? Giáo viên nào chịu trách nhiệm về chất lượng môn học? Theo thầy Ngọc, cần làm rõ khâu này để giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ trong quá trình giảng dạy.
Giáo viên, phụ huynh lo lắng vì các bộ môn tích hợp Sau khi tiếp cận sách giáo khoa (SGK) mới và tập huấn, nhiều giáo viên, nhà trường vẫn băn khoăn, lo lắng vì lần đầu tiên giáo viên dạy học tích hợp sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Những thay đổi này còn tác động công tác tuyển sinh. Sự xuất hiện các bộ môn tích hợp sẽ dẫn tới thay đổi...