Không thả nổi chất lượng đầu vào
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về quy định tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2014 – 2016 của Bộ GD-ĐT sắp được ban hành, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) khẳng định sẽ không thả nổi chất lượng đầu vào.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Năm nay, Bộ GD-ĐT có chủ trương cho các trường đủ điều kiện tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nếu ai cũng được vào ĐH, CĐ thì còn ai học nghề ?
Thưa ông, nhiều nước trên thế giới bỏ thi ĐH và chỉ dùng kết quả tốt nghiệp THPT làm chuẩn xét tuyển vào ĐH. Ông nghĩ sao nếu nước ta theo mô hình này?
Tôi cho rằng việc bỏ thi ĐH là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên tình hình thực tế của nước ta thì chưa thể thực hiện được. Hiện nay, việc phân luồng sau THCS của chúng ta chưa tốt nên chỉ có 5 – 6% số học sinh THCS vào học nghề, còn hơn 90% lên THPT và hầu hết đều tốt nghiệp. Như vậy, nếu dùng kết quả tốt nghiệp để làm chuẩn quốc gia xét tuyển vào ĐH, CĐ thì sẽ có hơn 90% học sinh đủ điều kiện. Đây là một việc phi lý. Nếu tất cả học sinh đều được vào ĐH, CĐ thì còn ai học nghề? Như vậy sẽ không đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực.
Các nước trên thế giới thực hiện việc phân luồng rất tốt, thông thường chỉ có 60 – 70% học tiếp lên THPT, còn 30 – 40% theo học nghề. Vì thế học sinh tốt nghiệp được coi là đủ điều kiện xét tuyển vào ĐH. Chỉ những trường uy tín mới tổ chức thi để sàng lọc những em thật giỏi. Nếu chúng ta phân luồng tốt thì những em học xong THPT hoàn toàn có thể đủ điều kiện xét tuyển vào ĐH mà không cần phải thi cử như hiện nay.
Vậy theo ông đến bao giờ VN mới có thể thực hiện như các nước?
Video đang HOT
Hiện chúng ta đang xúc tiến thực hiện việc phân luồng. Chỉ thị của Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2020 phải có 30% học sinh THCS vào học nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây là việc hết sức khó khăn vì còn phụ thuộc vào nhận thức của xã hội, việc làm và mức lương của người tốt nghiệp… Điều này cần cả xã hội phải có chuyển biến thì mới thực hiện được. Khi đã phân luồng tốt, chỉ còn 70% học THPT thì việc bỏ thi ĐH sẽ là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ngắn tiến trình này nếu kết quả thi tốt nghiệp cũng được làm một cách thực chất và được xã hội tin cậy.
Không bỏ điểm sàn kỳ thi 3 chung
Có ý kiến cho rằng chúng ta cần mở rộng đầu vào ĐH, CĐ và thắt chặt đầu ra như các nước đang thực hiện. Bộ có thể thực hiện hậu kiểm thay vì quản chặt chất lượng đầu vào như hiện nay?
Đúng là đầu ra mới là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta quá trình đào tạo của các trường chưa có sàng lọc, đồng thời chưa thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng đầu ra nên khó có thể đảm bảo chất lượng khi thả nổi đầu vào.
Bài học từ các hệ đào tạo ngoài chính quy đã chứng minh điều đó. Bộ đã có bài học cay đắng từ việc cho tuyển sinh không hạn chế đầu vào đối với các hệ đào tạo không chính quy. Các trường đã lấy từ trên xuống cho hết chỉ tiêu nên hầu như ai cũng đỗ. Vì vậy, chất lượng của một số hệ đào tạo này đã không đảm bảo và đã bị xã hội từ chối. Đây là một thực tế đã diễn ra, nên đối với hệ chính quy Bộ không thể thả nổi đầu vào.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng quy định điểm sàn hiện nay chưa hợp lý vì phụ thuộc vào độ khó dễ của đề thi. Vậy, Bộ có cân nhắc bỏ điểm sàn trong kỳ thi 3 chung sắp tới hay không?
Tôi có thể khẳng định, điểm sàn của kỳ thi 3 chung hiện nay chính là chuẩn quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Như đã nói ở trên, hiện việc phân luồng chưa tốt nên chúng ta không thể coi kết quả tốt nghiệp THPT là điều kiện xét tuyển vào ĐH. Với điểm sàn của kỳ thi 3 chung, mỗi năm chúng ta chỉ để khoảng 70% thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vào ĐH. Điều đó cũng là một biện pháp phân luồng, những thí sinh không đủ điểm sàn có thể vào học các bậc nghề nghiệp khác. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ vẫn không thể bỏ điểm sàn được.
Cũng như vậy, hiện học sinh đang học và ôn thi theo khối nên nếu bỏ khối thi ngay trong năm nay chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới các em. Nếu muốn thực hiện thì phải có lộ trình và công bố trước 3 năm để các em có định hướng ngay từ khi bước vào lớp 10.
Theo TNO
Thu tiền tỷ "chống trượt" đầu vào cao học
Câu chuyện thi Cao học mà phải mất tiền tỷ nghe "chối tai" nhưng đó là sự thật vừa diễn ra tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa...
Nộp 28 triệu đồng/người... "chống trượt"
Thời gian vừa qua, tại Thanh Hóa, câu chuyện "chống trượt" của một lớp học chuyển đổi và ôn thi thạc sỹ Quản lý kinh tế (QLKT) thuộc Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) đã gây chú ý trong dư luận. Nội dung sự việc như sau: Ngày 10/6/2013, bà Hoàng Thị Hằng công tác tại Ban kiểm tra Huyện ủy Quảng Xương (Thanh Hóa) cùng hơn 40 người khác có đơn đề nghị Trường Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) tổ chức ôn thi và học chuyển đổi tại Trung tâm GDTX Thanh Hóa. Ngày 17/6/2013, Trung tâm GDTX Thanh Hóa có Công văn số 239 đề nghị Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội tổ chức lớp học có nội dung như đề nghị của học viên và được Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội chấp thuận tại Công văn số 1249, ngày 21/6/2013.
Ngày 23/6/2013, Trường Đại học kinh tế - ĐH QG Hà Nội (bên A) và Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa (bên B) thực hiện hợp đồng đào tạo lớp học chuyển đổi môn học ngành QLKT với quy định: Bên A xây dựng chương trình và kế hoạch của lớp, xây dựng dự toán theo nguyên tắc thu đủ chi, tổ chức, phân công cán bộ tham gia giảng dạy. Trách nhiệm của bên B: Tổ chức khai giảng; Quản lý lớp học về mặt hành chính, bố trí nơi ăn, phòng nghỉ cho cán bộ, giáo viên của bên A...
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
Ngày 8/1, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trịnh Xuân Cảnh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: "Hiện tôi chưa nhận được báo cáo nào từ Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa. Sự việc này lớn nên do giám đốc chỉ đạo các phòng chức năng. Tôi cũng chưa nắm được thông tin gì".
Mức thu học phí là 190.000 đồng/tín chỉ/người học. Kinh phí tổ chức lớp học tại địa phương 117.000 đồng/tín chỉ/người học. Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa phát hành biên lai và tổ chức thu theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng. Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ cho phòng Quản lý đào tạo theo dõi học viên và thu tiền của người học theo hợp đồng. Đến ngày 20/8/2013, hợp đồng học chuyển đổi kiến thức đã được hai đơn vị này thanh lý.
Tuy nhiên, sau khi học chuyển đổi xong kiến thức, 3 cán bộ của phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đã thu 28 triệu đồng/học viên để giúp các học viên "chống trượt" đầu vào. Sự việc sau đó đã bị bại lộ khi 3 người bị đuổi khỏi phòng thi vào ngày thứ nhất, tiếp đến là kết quả chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển vào lớp Cao học QLKT của Trường Đại học kinh tế - ĐH QG Hà Nội.
Trước sự việc trên, Giám đốc Trung tâm GDTX Đào Phan Thắng đã xác minh làm rõ sự việc. Kết quả cho thấy, 3 cán bộ tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đứng ra thu tiền của các học viên là Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng QLĐT, Lê Trọng Sơn - Phó Trưởng phòng QLĐT phụ trách lớp và Lê Thị Liên - cán bộ của phòng QLĐT. Nhóm đã tổ chức thu tiền của 40 thí sinh là 28 triệu đồng/người, tổng thu là 1.080.000.000 đồng, trong đó chi cho Ban cán sự lớp mỗi người 1.000.000 đồng và số tiền còn lại là 1.075.000.000 đồng nhóm giáo viên này nhận để lo đầu vào cho 40 học viên ôn tập trong lớp như cam kết.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo báo cáo của Trung tâm GDTX tỉnh tới Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 30/12/2013, trong quá trình tổ chức ôn thi, cả 3 cán bộ trên đã giao dịch với Trường Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) mà không thông qua Ban Giám đốc Trung tâm về chương trình, kế hoạch dạy ôn, thời gian ôn và số người cũng như số tiền học viên đã nộp...
Báo cáo cũng chỉ rõ, lãnh đạo Trung tâm không có chỉ đạo gì xung quanh sự việc này. Việc cá nhân các cán bộ Trung tâm đứng ra thu tiền, liên hệ giúp cho các học viên là việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Trung tâm.
Trao đổi với báo chí, ông Đào Phan Thắng - Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã xác minh cụ thể vụ việc. Hiện 100% số học viên (cả người trúng tuyển và trượt) đã nhận lại đủ số tiền của mình. Trung tâm đã tổ chức họp kiểm điểm cán bộ, giáo viên và có hình thức kỷ luật".
Theo đó, ông Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng QLĐT chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo; Ông Lê Trọng Sơn - Phó trưởng phòng QLĐT chịu hình thức kỷ luật khiển trách và bà Lê Thị Liên chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Cũng theo ông Thắng, Trung tâm đã có báo cáo gửi UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Thanh Hóa xem xét.
Theo Trithuc
Ngân hàng vẫn "ăn" chênh lệch lãi suất lớn? Trong khi các chuyên gia cho rằng, chênh lệch lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao thì theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, chênh lệch tiền gửi - tiền vay của ngân hàng thương mại thấp hơn rất nhiều. Lãi suất trên đà giảm mạnh (ảnh minh họa). Sáng nay 30/10, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tọa đàm "Nhìn...