Không tăng thời gian làm việc tại trường, giáo viên đừng nghĩ đến tăng lương
Tôi cho rằng nếu tăng lương, tăng cường cơ sở vật chất, mọi người đều thương yêu học sinh,… thì thời gian làm việc tại trường 8 giờ/ngày là một ý tưởng tuyệt vời.
Hiện nay, vấn đề tăng thời gian làm việc tại trường của giáo viên lên mức 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần và tăng thời gian làm việc cụ thể là tăng số tiết dạy định mức của mỗi giáo viên được giáo viên bàn tán sôi nổi, trong đó có nhiều bình luận, ý kiến đồng tình lẫn phản đối.
Tiếp tục bàn luận về đề tài này, người viết xin được nêu quan điểm cá nhân về những mặt tích cực của việc thay đổi thời gian làm việc, tăng thời gian làm việc tại trường, tinh giản biên chế bộ máy để nâng cao hiệu quả và tập trung nguồn lực ngân sách tăng lương cho giáo viên, tiến tới lực lượng giáo viên tinh, gọn, làm việc hiệu quả, chất lượng.
Có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến đề xuất giáo viên làm việc 8 tiếng ở trường. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Lã Tiến)
Công việc giáo viên hiện nay nhiều hay ít?
Trong bài viết “Đề xuất giáo viên làm 8 tiếng ở trường, không mang việc về nhà rất đáng xem xét” tác giả Bùi Nam đã nêu những công việc chính của giáo viên đứng lớp tại các cơ sở giáo dục như sau:
” Đứng lớp giảng dạy với số tiết, số giờ quy định tùy theo cấp học, bậc học ( tiểu học 23 tiết/tuần, trung học cơ sở 19 tiết/tuần, trung học phổ thông 17 tiết/tuần);
Công tác chủ nhiệm nếu có đề ra kế hoạch, quản lý học sinh, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp;
Thực hiện hồ sơ sổ sách kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục, sổ điểm, sổ chủ nhiệm (nếu có);
Chấm bài kiểm tra học sinh;
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hiện nay việc bồi dưỡng thường xuyên thực hiện trực tuyến và trực tiếp trên phần mềm taphuan.csdl.edu.vn;
Họp tổ chuyên môn 2 lần/ tháng, họp hội đồng sư phạm 1 lần/tháng, họp đột xuất, nếu là đảng viên họp chi bộ 1 lần/tháng,…;
Tham gia các phong trào thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,… (tự nguyện);
Dự giờ, hội giảng, thao giảng,… (hiện nay không bắt buộc, tùy theo trường)
Hướng dẫn học sinh tham gia các phong trào khoa học kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao,..;
Các công việc khác như xử lý học sinh, giải quyết các tình huống phát sinh trong nhà trường, và các công việc đột xuất khác,… ”
Cũng là giáo viên tôi rất đồng ý với những trình bày trên, đó hầu như là các công việc thường xuyên, lập đi lập lại của giáo viên, nếu làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm thì giáo viên nếu có tăng thêm tiết dạy, thực hiện công việc 8 giờ/ ngày tại trường thì không chỉ không cần đem việc về nhà mà còn dư thời gian tại trường để sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hướng dẫn học sinh vui chơi, trải nghiệm,… vì các lý do sau:
Hiện nay việc soạn bài như kế hoạch bài dạy (giáo án), kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo án điện tử,… được thực hiện hầu hết trên máy vi tính, mọi người có thể tham khảo tư liệu, bài giảng của giáo viên khác nên việc soạn bài hầu như khá đơn giản, các tổ chuyên môn mỗi tuần có thể soạn cho cả tháng dạy.
Ví dụ: Tổ Toán của bậc trung học cơ sở có 5 giáo viên, sau khi dạy xong tổ trưởng phân công mỗi người soạn 1 bài, 5 người soạn được 5 bài, sau đó mỗi người trình chiếu cả 5 bài cho cả tổ góp ý, thống nhất và sản phẩm được dùng chung cho cả tổ.
Việc dạy trên lớp thì tùy tình hình giáo viên có thể gia giảm thêm cho phù hợp tình hình.
Như vậy, chỉ cần vài buổi trong tuần là giáo viên có thể soạn được cả một tháng, học kỳ nó thực chất và hiệu quả.
Nếu tổ đông hơn thì việc thực hiện dễ dàng hơn, góp ý hiệu quả hơn.
Đây là những giáo án, kế hoạch dạy học do giáo viên thực hiện, dưới sự góp ý của đồng nghiệp nên những bài soạn này đều hiệu quả, không phải là những giáo án sao chép, trao đổi trên mạng,… không kiểm chứng.
Việc soạn giáo án điện tử, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,… nếu thực hiện tại trường dưới sự đóng góp, hỗ trợ của giáo viên, tổ chuyên môn sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc giáo viên tự thực hiện ở nhà không ai góp ý, không ai đóng góp, hỗ trợ chỉnh sửa,…
Video đang HOT
Thông qua các buổi họp chung mà giáo viên chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau nâng cao trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ, sẽ đoàn kết hơn.
Tôi cho rằng hiện nay vấn đề các mà giáo viên thường hay than thở là việc chấm bài cho học sinh tốn nhiều thời gian, có khi phải chấm đến khuya để kịp nộp bài hầu như đã không còn.
Hiện nay, theo quy định mới hầu như ở bậc phổ thông chỉ còn 2 bài kiểm tra gồm 1 bài kiểm tra giữa kỳ (giống kiểm tra 1 tiết) và 1 bài kiểm tra cuối kỳ (kiểm tra học kỳ), còn lại là từ 2 – 4 bài kiểm tra thường xuyên (có thể kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng, kiểm tra vở ghi bài, kiểm tra sản phẩm học tập, kiểm tra vận dụng, thực hành, thí nghiệm,…).
Do đó, việc kiểm tra hiện nay chỉ còn 2 bài giữa kỳ và cuối kỳ là giáo viên phải chấm bài trực tiếp, các bài kiểm tra thường xuyên khác giáo viên chủ động, linh hoạt áp dụng hình thức cho khác nhau, không nhất thiết phải kiểm tra giấy, bài làm của học sinh.
Nếu giáo viên thực hiện làm việc 8 giờ tại trường thì nếu tổ linh hoạt thì giáo viên có thể hỗ trợ chấm bài lẫn nhau để công việc hoàn thành sớm.
Ví dụ môn Toán khối 6, 9 kiểm tra giữa kỳ tuần 9 thì giáo viên khối 6, 9 trên cộng với giáo viên khối 7, 8 hỗ trợ chấm, nếu khối 7, 8 kiểm tra giữa kỳ tuần 10 thì giáo viên khối 6, 9 hỗ trợ chấm, vừa chính xác vừa tăng tính đoàn kết.
Đó chính là 2 công việc chính tốn nhiều thời gian của giáo viên, còn các công việc còn lại chủ yếu là phong trào, các hoạt động khác như tập huấn, bồi dưỡng,… thì hầu như thực hiện toàn bộ tại trường.
Giáo viên đã chuẩn bị bài dạy hoàn chỉnh, phù hợp thì lên lớp rất chuẩn, thì những công việc còn lại không đáng kể.
Nếu như vậy mọi công việc được giải quyết êm đẹp tại trường về nhà giáo viên chỉ việc nghỉ ngơi cho đủ sức khỏe, tinh thần chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, định hướng học sinh tiến tới cả nước học 2 buổi/ ngày, thì đa số ở trường dưới sự giáo dục, giám sát, hướng dẫn của giáo viên, nếu học sinh học tập, sinh hoạt tại trường, trong trường lực lượng giáo viên đầy đủ thì việc học sinh sẽ rất ít vi phạm, nếu có vi phạm ở trong nhà trường thì việc xử lý sẽ dễ dàng, đơn giản hơn.
Học sinh giỏi sẽ nâng lên, học sinh yếu sẽ giảm đi dưới sự bồi dưỡng, giám sát của giáo viên.
Hiện nay, học sinh khi học 1 buổi, 1 buổi còn lại đi chơi, tuổi trẻ thì còn bốc đồng, nông nổi, nóng tính nên nhiều vụ bạo lực học đường, nhiều vụ việc vi phạm khác xảy ra, nếu học sinh học tập và sinh hoạt gần như ở trong trường thì sẽ rất ít vi phạm, bạo lực học đường giảm, phụ huynh yên tâm hơn.
Nếu học sinh có vi phạm thì trong khuôn viên trường sẽ không quá phức tạp, học sinh học tại trường 2 buổi không chỉ học kiến thức mà còn kỹ năng sống, thể dục thể thao, tình yêu quê hương đất nước, lòng hiếu thảo,… nên các em càng ngày càng hiểu biết rộng hơn, đoàn kết hơn,… do đó chắc chắn vi phạm ít hơn, động cơ và thái độ học tập đúng đắn sẽ được nâng lên.
Tôi cho rằng nếu tăng lương, tăng cường cơ sở vật chất, mọi người đều thương yêu học sinh, có trách nhiệm, có kế hoạch cụ thể (hiệu trưởng khá, giỏi)… thì thời gian làm việc tại trường 8 giờ/ ngày và 40 giờ/ tuần là một ý tưởng tuyệt vời, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Phải tăng thời gian, hiệu quả làm việc mới nghĩ đến tăng lương
Với thời gian làm việc, số lượng biên chế giáo viên, khối lượng công việc và hiệu quả việc làm hiện nay của giáo viên thì việc tăng lương là rất khó khi ngân sách nhà nước eo hẹp, khó khăn.
Hiện nay, nhiều giáo viên cứ kêu ca, than thở rất nhiều về nghề, về lương,… nhưng một sự thật là việc làm không tương xứng, nếu không tăng thời gian làm việc, không giảm biên chế, không mở rộng trường dân lập, tư thục, bán công,… thì với lượng giáo viên cả nước như hiện nay thì không ngân sách nào kham nổi chứ đừng nói tăng lương nhà giáo, tăng lương đặc thù cho nghề.
Đã qua rồi cái giai đoạn, đi dạy rồi làm việc “tàng tàng”, “sáng cắp cặp đi chiều cắp cặp về” vào trường dạy cho hết giờ, hết tiết rồi về nhà, rồi trông chờ mỗi tháng nhận lương, rồi còn đòi hỏi lương tăng cao khi không mang lại hiệu quả, chất lượng.
Phải tiến tới giai đoạn giáo viên đến trường tập trung làm việc hết khả năng trí lực, sức lực, làm việc tại trường 8 giờ mỗi ngày hiệu quả như những cán bộ, công chức, viên chức khác, chỉ có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cũng như nghĩ đến việc tăng lương nhà giáo trong tương lai cao, lương đặc thù cho nghề giáo cao, phù hợp.
Khi tăng thời gian làm việc thì sẽ tiến tới tinh gọn bộ máy, đội ngũ nhà giáo, khi đó mọi giáo viên đều nỗ lực hết mình để giảng dạy trên lớp nếu không sẽ phải tiến tới bị đào thải, tinh giản khi đó sẽ có lực lượng giáo viên đồng đều, giỏi trong tương lai.
Như thế sẽ dần dần loại bỏ giáo viên nào yếu kém chuyên môn hoặc lười biếng, giáo viên sẽ dành tâm sức, trí tuệ cho việc dạy trên lớp, việc dạy thêm tràn lan đương nhiên sẽ hạn chế, chắc chắn học sinh học sẽ tốt hơn, tự học tốt hơn, tiếp xúc điều hay lẽ phải, cái tốt nhiều hơn, lúc đó các em cũng không cần phải học thêm nhiều, nhiều gia đình cũng sẽ đỡ gánh nặng vì tiền học thêm, cũng không còn lo lắng con mình bị o ép học thêm thu tiền,…
Vì những lý do trên, tôi cho rằng phải tiến tới việc giáo viên làm việc 8 giờ/ ngày tại trường và 40 giờ/ tuần, tăng tiết dạy của giáo viên so với hiện nay và mọi công việc giải quyết tại trường là việc làm tất yếu, đáng được nghiên cứu, xem xét tiến tới công bằng trong giáo dục, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mẫu kế hoạch bài dạy 5512 quá dài dòng vô bổ, nhiều thày cô chỉ soạn đối phó
Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất.
Giáo án lên lớp của giáo viên đã được đổi tên đến vài lần, nào là đổi thành thiết kế bài dạy, nào là kế hoạch bài dạy. Mỗi lần đổi tên cũng kèm theo đổi luôn hình thức, cách soạn một bài dạy lên lớp.
(Ảnh minh họa: Tailieugiangday.com)
Tuy nhiên, nhìn quy định soạn một kế hoạch bài dạy mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhiều giáo viên đã thật sự "choáng".
Chúng tôi "choáng" vì nếu soạn đúng theo tinh thần của công văn thì mỗi kế hoạch bài dạy sẽ có độ dài hàng chục trang giấy, "choáng" vì lo ngại sẽ lấy thời gian đâu để mà soạn, "choáng" vì mỗi ngày nếu dạy 5 tiết mà có tới 5 kế hoạch bài dạy dài hàng dăm chục trang như thế sẽ thế nào?
Những quy định máy móc, hình thức và dài dòng
Đầu tiên phần mục tiêu, yêu cầu giáo viên phải ghi đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất mà mục nào cũng quy định nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài, nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì, nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ...
Phần thiết bị dạy học và học liệu cũng yêu cầu nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy.
Phần tiến trình dạy học gồm các hoạt động dạy học trên lớp, từng hoạt động đều có mục tiêu riêng, nội dung, sản phẩm, cách tổ chức hoạt động. Cụ thể:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành...) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Giáo án dài lê thê, chỉ lo cho việc soạn thì thời gian nào nghiên cứu bài dạy?
Nếu theo đúng những yêu cầu về cách thiết kế một kế hoạch bài dạy trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì một thiết kế hoàn chỉnh sẽ có độ dài hơn 10 trang giấy.
Cô giáo Thanh Tâm bức xúc: "Chỉ một hoạt động mà đã soạn không dưới 2 trang giấy, một tiết dạy không dưới 10 trang, một ngày 5 tiết sẽ ra sao, còn thời gian chấm bài nữa hay không?".
Chưa nói đến tự soạn mà chỉ copy, sao chép một lúc dăm chục trang kế hoạch cũng chẳng đủ sức để làm.
Bạn Phạm Hoan thắc mắc: "Rất máy móc khi yêu cầu giáo án phải chung một mẫu giáo án. Có cần thiết phải ghi tên trường, tổ chuyên môn, tên giáo viên trong mỗi bài soạn không?
Có nhất thiết hoạt động nào cũng yêu cầu nêu mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức thực hiện hay không?
Đã có rất nhiều giáo viên nói soạn theo công văn 5512 chỉ để kiểm tra (tức là đối phó) còn thực tế trên lớp không ai làm như vậy. Thời gian 45 phút mà thực hiện các hoạt động đó trong khi học sinh không có sự chuẩn bị bài thì chỉ giỏi lắm được 1/3 yêu cầu".
Bao nhiêu giáo viên đi dạy phải nhìn giáo án?
Bạn Vũ Thị Hạnh nói rằng: "Bản thân mình dạy không bao giờ xem giáo án. Nó chỉ là thứ để kiểm tra. Cái quan trọng là bàn xem với kiểu bài này, với kiểu học sinh này thì sẽ dạy thế nào? Đừng đưa ra lý thuyết hàn lâm rồi thầy cô cứ gò mình ra ép các bài dạy trên giấy cho nó giống với lý thuyết ấy làm gì?"
Bạn Kim Phạm nói: "Tôi nghĩ là làm sao cho các em học sinh nắm kiến thức cơ bản, ngắn gọn, dễ nhớ nhất và vận dụng vào chính đời sống thực tế của học sinh là đã thành công chứ bày ra soạn giáo án theo chủ đề dài lê thê mà giáo viên lên lớp cũng không rập khuôn như kế hoạch bài dạy được.
Trong mỗi lớp có nhiều đối tượng khác nhau nên phương pháp truyền tải kiến thức cũng rất khác nhau trong mỗi lớp".
Bạn Đỗ Hoàng Giang cho biết: "Tôi 27 năm công tác lên lớp gần như không cần giáo án, soạn chỉ để kiểm tra, quan trọng là học sinh nắm được gì chúng có thích mình dạy không?" .
Những kiến nghị của giáo viên
Bạn Nguyễn Nhàn bày tỏ: "Thật ra giáo án cũng chỉ hình thức, nó không thể phù hợp hết tất cả học sinh và hầu như mình thấy chưa thầy cô nào dạy theo giáo án. Chỉ thấy tốn giấy mực mỗi khi kiểm tra xong rồi vứt đó".
Bạn Trần Văn Thanh: "Tôi đồng tình với quan điểm "quan trọng nhất không phải hồ sơ như thế nào mà là giáo viên dạy như thế nào trên lớp".
Đối với một giáo viên đã có kinh nghiệm (khoảng 5 năm trở lên) việc soạn một giáo án quá chi tiết, quá dài dòng chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc (giấy mực) chứ chẳng mang lại hiệu quả gì cho giáo viên và học sinh".
Bạn Lê Hồng Quân đề nghị: "Hãy để giáo viên được tự chủ trong việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng của riêng mình. Không nhất thiết phải đồng phục, quy chuẩn, miễn sao giáo viên thực hiện tốt tiết lên lớp của mình là được.
Thiết nghĩ ngành giáo dục nên cởi trói cho giáo viên, quản lý bằng kết quả đáp ứng chuẩn đầu ra chứ đừng đánh giá quá trình".
Nếu không có kế hoạch bài dạy, nhà trường sẽ kiểm tra giáo viên thế nào?
Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất.
Nhưng muốn việc đánh giá chính xác giáo viên dạy như thế nào? Học sinh học ra sao thì thầy cô giáo phải được quyền sát hạch đầu vào để xác nhận chất lượng học sinh.
Từ đó, các thầy cô giáo sẽ đảm bảo bằng chất lượng đầu ra cho mỗi lớp. Có thế, giáo viên mới thật sự nỗ lực trong mỗi giờ dạy chứ không phải kiểu giảng dạy đối phó (dạy thì lớt phớt mà chăm sóc hồ sơ kỹ càng để xếp loại tốt) như hiện nay.
Giáo án phải theo 1 mẫu chung, tác hại khôn lường Kế hoạch bài dạy phải theo mẫu thống nhất của Bộ đã tạo nên thị trường mua bán giáo án, tệ nạn "văn mẫu" lại nở rộ ngay chính trong nội tại thầy cô giáo. Chuyện học sinh chúng ta bị trói buộc, thiếu sáng tạo trong cách dạy áp đặt một chiều của thầy cô đã được dư luận lên tiếng từ...