Không sử dụng tổ hợp lạ và tuyển sinh bằng mọi giá
Đó là khuyến nghị của PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Trưởng Đoàn kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học khi đến kiểm tra tại Trường Đại học Điện lực.
PGS Mai Văn Trinh kiểm tra cơ sở vật chất, phòng thực hành của Trường Đại học Điện lực
Đi lên bằng chất lượng đào tạo
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của nhà trường trong thời gian qua, PGS Mai Văn Trinh nhấn mạnh: Bất kỳ một tổ chức nào cũng vậy, vấn đề cốt lõi vẫn là con người. Đối với nhà trường thì đội ngũ cán bộ, giảng viên là quan trọng nhất.
Vì thế nhà trường cần chú trọng đến đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ giảng dạy. Theo đó, nhà trường nên quy hoạch với tầm nhìn từ ngắn hạn đến dài hạn.
“Chẳng hạn trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, nhà trường nên tập trung vào những chuyên ngành gì và phải có những tiến sỹ về những lĩnh vực đó. Để làm sao 10 đồng chí được đào tạo tiến sỹ thì ít nhất có thể tổ hợp thành 3 chuyên ngành mới” – PGS Mai Văn Trinh đặt vấn đề.
Theo PGS, nhà trường cần mạnh lạc đâu là giảng viên cơ hữu, đâu là giảng viên thỉnh giảng. Theo quy định về kéo dài thời gian công tác đối với tiến sỹ, PGS, GS, khi họ đủ các điều kiện kéo dài thời gian công tác và đáp ứng đầy đủ yêu cầu đối với vị trí việc làm, thì họ sẽ được được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như một viên chức. Khi đó họ sẽ được coi là giảng viên cơ hữu và được hưởng 100% lương.
Còn khi giảng viên không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kéo dài thời gian công tác, nếu nhà trường và giảng viên có nhu cầu thì hai bên có thể chuyển sang hình thức hợp đồng lao động và có sự thỏa thuận của hai bên. Lúc đó họ sẽ không được tính là giảng viên cơ hữu.
Riêng về khảo sát sinh viên có việc làm, PGS Mai Văn Trinh cho rằng, công việc này cần phải nỗ lực rất nhiều. Thông qua khảo sát để nhà trường điều chỉnh lại quá trình đào tạo của mình. Theo đó, nhà trường cần có kế hoạch đầu tư bài bản cho công việc này. Muốn vậy, cần thay đổi nhận thức của người học.
Video đang HOT
Về cơ sở vật chất, hiện nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên, theo PGS Mai Văn Trinh, cơ sở vật chất hiện tại đã được xây dựng từ khá lâu, để nâng cao chất lượng thì cần có sự bứt phá, có kế hoạch để nâng cấp cơ sở vật chất hiện có và cần có kế hoạch xây dựng, sử dụng cơ sở 2 sao cho hiệu quả…
Chia sẻ về những khó khăn, thách thức của nhà trường, PGS Mai Văn Trinh cho rằng, hiện nhà trường đang đào tạo những ngành nghề gắn rất nhiều với thực tiễn. Mà thực tiễn về khoa học và công nghệ thường thay đổi rất nhanh, điều đó cũng là thách thức cho nhà trường.
PGS gợi ý: Nhà trường không chỉ đầu tư theo phương thức bỏ tiền ra mua, mà nên “sống” cùng doanh nghiệp. Muốn vậy thì doanh nghiệp và cơ sở giáo dục phải tìm đến nhau.
Nhà trường phải đẩy mạnh quan hệ với doanh nghiệp và nên có bộ phận chuyên trách về vấn đề này, gắn với việc hỗ trợ cho sinh viêntrong quá trình đào tạo và tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
Doanh nghiệp cần tham gia ngay từ khi thiết kế chương trình đào tạo, trong quá trình đạo tạo, đánh giá sinh viên và hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trưởng Đoàn kiểm tra đề nghị Trường Đại học Điện lực cần khẳng định uy tín bằng chất lượng đào tạo. Nhà trường cần xác định, trong khoảng 5-10 năm nữa thì quy mô đào tạo bao nhiêu là phù hợp.
PGS Mai Văn Trinh lưu ý: Mùa tuyển sinh năm nay, đề nghị nhà trường không sử dụng tổ hợp lạ, không giảm điểm trúng tuyển bằng mọi giá để tuyển sinh. Mà phải tuyển sinh có chất lượng và đi lên cũng bằng chất lượng.
Giảm nhanh quy mô đào tạo để sớm chấm dứt đào tạo trình độ cao đẳng
Qua kiểm tra cho thấy, về cơ sở vật chất, cụ thể là diện tích sàn xây dựng/sinh viên của nhà trường đáp ứng quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT.
Theo kiểm tra thực tế, hiện tại Trường đang đào tạo 2 khối ngành là Khối ngành III và Khối ngành V. Số giảng viên cơ hữu (bao gồm cả giảng viên môn chung), giảng viên thỉnh giảng sau quy đổi, cụ thể:
Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành III để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 58.95 giảng viên. Với quy mô dự kiến Khối ngành III là 1520 sinh viên.
Như vậy tỉ lệ sinh viên/giảng viên Khối ngành III đạt: 22,50 SV/GV; so với quy định, đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng năng lực đào tạo. Đối với quy mô đào tạo dự kiến năm 2018 của Khối ngành III và Khối ngành V cũng nằm trong quy định vềnăng lực đào tạo của nhà trường tính theo giảng viên quy đổi.
Khảo sát việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp cho thấy, về cơ bản, việc khảo sát việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp được Nhà trường thực hiện nghiêm túc.
Trường đã có nhiều cố gắng, tích cực và có giải pháp trong việc liên hệ với sinh viên đã tốt nghiệp để lấy thông tin và đặt mục tiêu cao trong việc lấy mẫu khảo sát của 2 khóa sinh viên (khóa tốt nghiệp năm 2015 và 2016).
Sau khi khảo sát thực tế, Đoàn kiểm tra khuyến nghị Trường Đại học Điện lực cần quan tâm thực hiện và đẩy nhanh việc kiểm định chương trình đào tạo; Nhà trường cần có kế hoạch hiện đại hóa cơ sở vật chất, sớm đưa cơ sở 2 vào hoạt động và phát huy hiệu quả.
Cùng với đó, nhà trường sớm tính toán các điều kiện đảm bảo chất lượng để ổn định quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác, rà soát về cơ cấu và phương thức sử dụng đội ngũ để thực hiện đúng theo quy định theo hướng ưu tiên cho đội ngũ cán bộ cơ hữu.
Đặc biệt, nhà trường cần sớm giảm quy mô đào tạo cao đẳng để tiến tới không tuyển sinh đào tạo cao đẳng theo quy định hiện hành.
“Nếu Trường Đại học Điện lực được công nhận đánh giá ngoài thì cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, giải pháp phát triển tổng thể, nhất là chúng ta đang ở giai đoạn chuyển giao thế hệ nên cần sớm định hình chiến lược phát triển của nhà trường trong 5-10 năm tới” – PGS Mai Văn Trinh.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)
Tiếp tục đợt kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục đại học khu vực miền Trung, ngày 10/5, Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) do TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học làm Trưởng đoàn đã có cuộc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế).
Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế).
Theo báo cáo của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), hiện nay nhà trường có tổng 70.200 m2 đất thuộc sở hữu, với tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 17.707 m2. Trường có 59 hội trường, phòng học từ 50 chỗ - 200 chỗ, với tổng diện tích sàn xây dựng 13.707 m2. Nhà trường có 1 thư viện rộng 2.000 m2 và 1 trung tâm học liệu có diện tích 4.000 m2. Hệ thống học liệu có 72.923 giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu điện tử trong thư viện. Số lượng giảng viên cơ hữu có 244 người; trong đó có 18 PGS.TS, 39 TS, 147 Ths, 40 ĐH. Giảng viên thỉnh giảng có 30 người, trong đó 4 GS.TS, 1 PGS.TSKH, 11 PGS.TS, 9 TS, 5 Ths.
Kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2015 cho thấy, trong số 1.232 sinh viên tốt nghiệp thì có 960 sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Năm 2016, có 1.227 sinh viên tốt nghiệp thì có 1.035 sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên ra trường. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được Trường ĐH Kính tế (ĐH Huế) đăng ký, triển khai và được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục vào tháng 3/2018.
PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp thu, ghi nhận những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra.
Sau khi tiến hành kiểm tra cụ thể, chi tiết các điều kiện đảm bảo chất lượng và đối chiếu với các quy định hiện hành, TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trường đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao về cơ bản Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) đảm bảo được các tiêu chí điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018.
Nhằm nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng trong thời gian đến, TS. Phạm Như Nghệ lưu ý Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những hỗ sơ giảng viên chưa đảm bảo quy định; tiếp tục có những giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện công tác khảo sát tình hình việc làm và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp để công bố trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia giáo dục đại học.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) tiếp thu, ghi nhận những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với nhà trường. Những kết quả từ công tác kiểm tra sẽ giúp nhà trường có được cái nhìn khách quan, cụ thể về điều kiện, thế mạnh, cũng như nhìn thấy được các hạn chế, thiếu sót của mình. Từ đó, nhà trường sẽ có những giải pháp cụ thể, hiệu quả để bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai.vn
Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng trường ĐH, CĐ và trung cấp sư phạm Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo giáo viên; các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ năm 2018. Ảnh minh họa/internet Theo đó, kiểm tra một số trường...