Không quân Anh vực dậy chiến thuật thời Chiến tranh lạnh
Không quân Anh đang lên kế hoạch thực hiện một loạt cuộc tập trận thử nghiệm khả năng cất và hạ cánh của chiến đấu cơ trên các xa lộ.
Một chiếc Jaguar GR1GR1 của hãng British Aerospace thử nghiệm hạ cánh xuống xa lộ tại Anh hồi năm 1975. Ảnh BRITISH AEROSPACE
Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh Mike Wigston mới đây thông báo lực lượng này đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tập trận đột xuất, trong đó các chiến đấu cơ sẽ cất và hạ cánh từ sân bay dân sự và từ những xa lộ, theo tờ The Telegraph .
Hoạt động này là một phần kế hoạch nhằm phân tán lực lượng trong trường hợp xung đột căng thẳng, xét đến thực tế là kẻ thù của Anh sẽ tấn công phủ đầu vào các căn cứ không quân quan trọng có các chiến đấu cơ vào thời gian đầu của xung đột, tương tự như cách quân Nhật từng thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng trong Thế chiến 2.
Chiến đấu cơ Typhoon tại căn cứ Coningsby, hạt Lincolnshire. Ảnh KHÔNG QUÂN ANH
Một trong số đó là cuộc tập trận Agile Stance bắt đầu vào mùa thu này. Các chiến đấu cơ như Typhoon sẽ nhận mệnh lệnh bất thình lình để triển khai đến các địa điểm thay thế như sân bay dân sự hay các xa lộ, đường đua, điều từng được thực hiện trong Chiến tranh lạnh.
Các máy bay sẽ được triển khai theo từng nhóm 4 chiếc. Khi đến địa điểm thay thế, máy bay sẽ được trang bị vũ khí và nhiên liệu trong lúc binh lính bảo vệ xung quanh. Thay vì đặt toàn bộ chiến đấu cơ vào 1-2 căn cứ, ông Wigston nói sẽ phân tán ra 12 căn cứ để gây khó khăn cho kẻ thù tấn công.
Máy bay Jaguar T2 hạ cánh xuống một xa lộ tại Tây Đức vào năm 1977. Ảnh KHÔNG QUÂN ANH
“Chúng tôi sẽ ôn lại cách phân tán. Nếu kho tên lửa hành trình tiên tiến mà ông [Vladimir] Putin từng khoe được đặt tại Kaliningrad, chúng ta sẽ nằm trong tầm bắn”, ông Wigston nói. Tên lửa mà ông Wigston nhắc tới được cho là tên lửa hành trình phóng từ trên bộ 9M729 (còn gọi là SSC-8). Với tầm bắn 2.500 km, tên lửa Nga có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào tại Tây Âu từ Kaliningrad. NATO cho rằng tên lửa này vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị sụp đổ hồi năm 2019.
“Họ có những hệ thống gây đe dọa. Chúng tôi lo ngại chúng. Trong tình huống tệ nhất, những thứ mà chúng ta gìn giữ như hạ tầng quốc gia sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga”, ông Wigston cảnh báo.
Chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển hoạt động trên một xa lộ trong cuộc tập trận năm 2020. Ảnh QUÂN ĐỘI THỤY ĐIỂN
Ngày nay, không quân một số nước châu Âu như Phần Lan hay Thụy Điển vẫn cho máy bay hoạt động từ các xa lộ. Tại Đông Âu, một số nước thỉnh thoảng vẫn thực hiện hoạt động này dù hầu hết các xa lộ được xây dựng thời Chiến tranh lạnh đến nay đã không còn được sử dụng, theo The Drive . Quân đội Mỹ gần đây cũng cho các chiến đấu cơ F-16, F-35 hoạt động tại các sân bay nhỏ, một phần trong chiến lược mới tại khu vực trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo.
Chiến đấu cơ Eurofighter Đức “khoe” vũ khí mới nhất
Giới chuyên gia cho rằng hoạt động cất và hạ cánh trên xa lộ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc tháo dỡ các hệ thống đèn giao thông, barie, con lươn, cho đến việc cấm xe đi vào một đoạn dường để máy bay hoạt động.
Việc chỉ huy không quân cân nhắc ý tưởng hoạt động các chiến đấu cơ từ xa lộ cho thấy quân đội Anh đang nghiêm túc nhìn nhận mối đe dọa tiềm tàng từ Nga và việc Moscow ngày càng gia tăng năng lực khiến các cơ sở quân sự chủ chốt của Anh gặp nguy cơ.
Nga và Canada: Cuộc chạy đua nhằm đáp ứng nhu cầu dầu thô của Mỹ
Nga đang cung cấp nhiều dầu cho Mỹ hơn bất kỳ nhà sản xuất nước ngoài nào khác ngoài Canada, khi các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang lùng sục khắp thế giới để tìm nguồn nguyên liệu giàu xăng đáp ứng nhu cầu nhiên liệu động cơ đang tăng cao.
Nga đang cung cấp nhiều dầu cho Mỹ hơn bất kỳ nhà sản xuất nước ngoài nào khác ngoài Canada. Ảnh minh họa.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy, nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Hoa Kỳ từ đối thủ trước đây trong Chiến tranh Lạnh đã tăng 23% trong tháng 5 lên 844.000 thùng/ngày so với tháng trước. Mexico đã bị gạt ra khỏi vị trí số 2 khi các lô hàng của nước này sang nước láng giềng phía Bắc tăng ít hơn 3%.
Nga đã trở thành một nguồn cung cấp nhiên liệu ưa thích cho các nhà sản xuất nhiên liệu Mỹ, phần lớn là do nước này sản xuất ra nhiều nguồn cung cấp dầu bán tinh chế như Mazut 100, một nguồn cung cấp nguyên liệu lý tưởng cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ quen chế biến dầu thô đặc sệt từ Venezuela và Trung Đông. Hàng hóa từ khu trước cạn kiệt do các lệnh trừng phạt, và giới hạn sản lượng do OPEC dàn xếp đã hạn chế các lô hàng từ khu sau, để lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu của Nga.
Sự gia tăng các lô hàng của Nga đang diễn ra bất chấp sự gia tăng gay gắt giữa Washington và Điện Kremlin về một đường ống gây tranh cãi sẽ vận chuyển khí đốt từ Siberia đến Đức. Nhưng trong trường hợp không có các lệnh trừng phạt thực tế, các công ty Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi các mục tiêu ngoại giao và địa chính trị của Nhà Trắng.
Shirin Lakhani, giám đốc dịch vụ dầu toàn cầu của Rapidan Energy Group, cho biết: "Nguyên liệu thô của Nga dường như đang hoạt động như một sự thay thế tốt cho dầu của Venezuela, đặc biệt là trong mùa hè khi nhu cầu cao".
Bất chấp sự phát triển vượt bậc của Nga, việc Canada trở thành nhà cung cấp dầu thô nước ngoài lớn nhất cho nền kinh tế lớn nhất thế giới không có gì là mối đe dọa đối với sự ưu việt của Canada. Trên thực tế, Canada chiếm gần một nửa lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, cung cấp gần gấp 5 lần so với Nga.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của thị trường Mỹ còn rất lớn ở Moscow, nơi hồ sơ của Cục Hải quan Liên bang cho thấy Mỹ là người mua lớn nhất các sản phẩm dầu nặng của quốc gia, danh mục bao gồm Mazut 100. Người mua Mỹ đã hấp thụ gần 1/5 lượng dầu nặng của Nga, xuất khẩu dầu trong 5 tháng đầu năm.
Trong tương lai, các lô hàng của Nga đến các bờ biển của Hoa Kỳ dường như sẽ tăng lên khi tiêu chuẩn Trung Đông chi phối hoạt động xuất khẩu dầu của quốc gia này chịu áp lực từ sản lượng tăng chậm của OPEC và các đồng minh.
Cuộc chiến tương lai có thể diễn ra ở đáy đại dương? Liên minh quân sự NATO ngày càng lo lắng về sự đe dọa đối với mạng lưới cáp quang biển tối quan trọng xuyên Đại Tây Dương. (Ảnh minh họa: Mediasat.info). Mới đây, báo Neue Zrcher Zeitung của Thụy Sĩ tỏ ra hết sức lo ngại về tương lai của ngôi nhà chung châu Âu nếu Trung Quốc và Nga sử dụng "vũ...