Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn?

Theo dõi VGT trên

Dự thảo Thông tư về văn bằng giáo dục đại học (ĐH) của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) đang gây lo lắng khi không phân biệt hình thức đào tạo chính quy với tại chức, không phân loại bằng khá – giỏi với lý giải là sửa đổi để phù hợp thông lệ quốc tế.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 1

Lo lắng vàng thau lẫn lộn? Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi mà những sai phạm của kì thi năm 2018, những người thầy ở các địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đang phải hầu tòa vì đã bất chấp mọi giá để đưa con em vào đại học (ĐH); khi mà chuyện mua bằng, bán điểm vẫn diễn ra công khai, khi mà chất lượng đào tạo ĐH chính quy và không chính quy ở Việt Nam là một khoảng cách xa vời, thì dư luận hoang mang về những đề xuất sửa đổi này của Bộ là hoàn toàn có cơ sở…

Lo nhập nhèm chất lượng

Hiện nay, chất lượng đào tạo hệ tại chức, vừa học vừa làm hay đào tạo từ xa (không chính quy) trong các trường ĐH vẫn được đánh giá chưa ngang bằng với đào tạo chính quy. Do đó, xã hội vẫn chưa đánh giá cao bằng ĐH hệ tại chức, đào tạo từ xa…

Chính vì thế tại một số cơ quan nhà nước cũng không mặn mà đối với những người tuyển dụng có văn bằng đào tạo không chính quy. Còn nhớ năm 2013, UBND TP Đà Nẵng đã công khai quyết định “cấm các cơ quan, công sở trên địa bàn tuyển dụng sinh viên hệ tại chức”.

Trước băn khoăn về những quy định mới trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục ĐH, đại diện Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD-ĐT cho biết, văn bản này đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phù hợp để hoàn thiện Thông tư có chất lượng và tính khả thi cao để đưa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH vào thực tiễn, góp phần đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam trong giai đoạn mới.

Về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT đã thông tin thêm: Theo đó, thực hiện quy định của luật, trong năm 2019, Bộ GD-ĐT tiến hành xây dựng song song các văn bản.

Cụ thể, Bộ chuẩn bị ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Bên cạnh đó là Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục ĐH. Theo ông Mai Văn Trinh, luật quy định đối với giáo dục ĐH, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời văn bằng và phụ lục văn bằng.

Việc cấp văn bằng cùng với phụ lục văn bằng là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư này, ban soạn đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia. Đại diện Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết, theo quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, văn bằng giáo dục ĐH gồm 3 loại: bằng cử nhân; bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Các loại văn bằng chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ không có gì đáng nói nếu chất lượng cũng như ý thức của người học nghiêm túc. Trong khi ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều trường ĐH tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo này có chất lượng tương đương. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu thực hiện quy định này thì sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Anh Minh Nguyên, một cựu sinh viên chia sẻ: “Tôi từng học, từng cố gắng; giỏi có, khá có, trung bình có; đã có bằng trường công, trường tư; chính quy và tại chức đầy đủ; nhưng tôi không đồng tình kiểu bằng cấp cào bằng, không phân biệt gì như thế này.

Tôi vẫn ủng hộ việc bằng cấp, học tập cần có đánh giá, xếp loại hẳn hoi để người học cố gắng; còn việc coi trọng bằng cấp mà không chú trọng thực lực không có là do người sử dụng và người đánh giá. Mong rằng không nên để lẫn lộn vấn đề này!”.

Một phụ huynh cũng cho rằng, cùng một trường, chất lượng hệ không chính quy, từ xa, liên thông… thấp hơn chất lượng hệ chính quy là điều không phải bàn cãi. Hệ chính quy, công tác đào tạo quy chuẩn, nghiêm túc hơn rất nhiều so với đào tạo từ xa, văn bằng 2…

Việc mua điểm, học hộ ở hệ chính quy cũng hạn chế hơn. Rồi con em mình cũng không cần thiết phải vào các trường ĐH theo kiểu cấp bằng đánh đồng như thế này.

Video đang HOT

GS.TS Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho rằng, việc thay đổi phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn “đầu ra” ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức… Nguyên nhân do quá trình đào tạo và khâu đánh giá khác nhau.

Doanh nghiệp không chỉ dựa vào văn bằng khi tuyển dụng

Ở góc độ người dạy và người học là vậy, còn với người tuyển dụng nhân sự thì sao? Ông Đỗ Văn Thành – Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, là một trong những đơn vị cung cấp các ứng viên cho các doanh nghiệp cho biết: “Hiện tại chúng tôi tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng thì vẫn thấy nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn xem ứng viên của mình tốt nghiệp trường ĐH nào, loại hình đào tạo, chuyên ngành gì.

Điều đầu tiên khi tiếp cận ứng viên thấy họ tiếp cận qua công tác phân loại hồ sơ. Nếu bằng cấp không phân loại, chúng tôi sẽ gặp một chút rắc rối ở khâu này. Bước đầu tiên phỏng vấn họ vẫn căn cứ vào hồ sơ của ứng viên xem văn bằng gì, còn lại xét kỹ năng thực tế kèm theo. Họ có rất nhiều cách test khác nhau để chọn được người phù hợp vào vị trí tuyển dụng…”.

Còn ông Lê Đức Cường – Trưởng phòng tuyển dụng Công ty TNHH Hạ tầng viễn thông miền Bắc thuộc FPT Telecom, cho hay, là doanh nghiệp chuyên về kỹ thuật, doanh nghiệp của ông ưu tiên các ứng viên có tay nghề cao nhưng để đi đến bước phỏng vấn kỹ, phòng tuyển dụng phải trải qua quá trình lọc hồ sơ.

Chẳng hạn ở một số vị trí nhất định, Công ty ưu tiên ứng viên có bằng khá trở lên. Khi lọc hồ sơ, việc bằng cấp ghi kết quả xếp loại sẽ giúp khâu này dễ dàng hơn. Khi nhìn xếp loại trên bằng cấp của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xếp nhóm để phỏng vấn.

“Nói chung, bằng cấp và nội dung ghi trên bằng là điều kiện cần chứ chưa đủ, doanh nghiệp đánh giá ứng viên chủ yếu dựa trên năng lực chứ không chỉ bằng cấp. Nhìn nhận thực tế, có sự khác biệt nhất định về chất lượng giữa hệ chính quy và tại chức, chứ không phải là không có khác biệt.

Tuy nhiên ở đâu cũng có người học giỏi, người không học giỏi, cũng có sinh viên không học ở môi trường chính quy nhưng chịu khó xâm nhập thực tế, kỹ năng tốt, ngược lại có sinh viên chính quy 4 năm học nhưng chỉ toàn lý thuyết thì chưa hẳn giỏi. Phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn quan tâm đến văn bằng, tuy nhiên họ không chỉ dựa vào văn bằng khi chọn nhân sự” – ông Đỗ Văn Thành bày tỏ.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường ĐH FPT: Chủ trương đúng, nhưng quá vội?

Việc không ghi hình thức đào tạo lên bằng tốt nghiệp đã đặt dấu chấm hết lên chuỗi quy định pháp lý về vấn đề này. Điều này không bất ngờ bởi từ năm 2017, Bộ GD-ĐT đã quy định: tiêu chí đối tượng tuyển sinh, nội dung chương trình, giáo trình của hai hệ này là như nhau, thậm chí việc kiểm tra cùng một ngân hàng câu hỏi và tiêu chí xét tốt nghiệp giống nhau.

Đến việc Luật Giáo dục ĐH quy định các bằng “có giá trị pháp lý như nhau”. Nếu xem bằng chính quy là loại A, bằng tại chức là loại B và khi sản phẩm, dịch vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhiều năm chỉ còn một loại chất lượng thì việc xóa A, B trong giáo dục là cần thiết.

Với một quy định như trên thì các trường ĐH buộc phải đảm bảo hai hệ thống đào tạo chính quy và tại chức cùng một chất lượng như nhau. Còn nếu trường nào mà không làm được các vị sẽ phải đồng nhất chất lượng chính quy, ngang với tại chức và chấp nhận là trường thứ hạng kém.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 2

Với quy định có hai loại bằng như hiện nay, các trường có quyền tung sản phẩm chất lượng kém ra thị trường gắn mác “tại chức”. Về mặt nguyên tắc, chất lượng kém không được phép tung ra thị trường.

Tại chức lâu nay vẫn được coi là “nồi cơm” của các trường công lập, nhưng trong xu thế tự chủ và xu thế văn hóa chất lượng thì chất lượng phải là số 1. ĐH FPT đã không dạy hệ tại chức từ lâu, với quan điểm không sản xuất ra “sản phẩm” loại A, hay B, vì đơn giản đã là phế phẩm thì không cho ra “lò”… Theo tôi, chủ trương này là đúng nhưng Bộ GD-ĐT đang làm quá vội vàng!

Trên thực tế, không phải bất cứ ai tốt nghiệp ĐH chính quy cũng đều có năng lực, phẩm chất hơn người học không chính quy. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ siết chất lượng đào tạo, cho dù đào tạo chính quy hay không chính quy cũng cần chú trọng để có chất lượng thực. Theo tôi, hệ nào cũng phải đảm bảo chuẩn đầu ra giống nhau, chất lượng giống nhau.

Quy định này nó sẽ đẩy các trường vào thế là giờ anh phải làm được điều đó, nếu không sẽ phải trả giá bằng chính tên tuổi của mình… Các trường có quyền tự chủ rồi thì phải chịu trách nhiệm chất lượng của mình, công bố chuẩn đầu ra, kiểm định chất lượng…

GS Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam: Cần sàng lọc, không tuyển sinh bằng mọi giá

Thực tế đào tạo ở Việt Nam hiện nay và 5 năm tới vẫn còn nhiều trường ĐH tổ chức đào tạo theo lợi nhuận, còn người học chỉ cần bằng cấp. Do đó, khó có thể đánh giá chất lượng đào tạo “chính quy và tại chức tương đương nhau”.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 3

Để hình thức đào tạo chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau thì các trường ĐH phải có trách nhiệm trong đào tạo, không đào tạo dàn trải, không tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự sàng lọc.

PGS TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: “Nói chuẩn đầu ra giống nhau” là cách nói xoa dịu

Bởi nếu đã không coi trọng bằng cấp thì phải xây văn hóa chất lượng mà việc triển khai ở Việt Nam hiện nay là rất khó. Phương thức đào tạo vừa làm vừa học hiện nay chủ yếu là cuốn chiếu. Thầy giáo sẽ dạy rất nhanh kết thúc môn trong 1 hoặc vài tuần.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 4

Chưa kể là hệ vừa làm vừa học, người học đi làm cả tuần, chỉ học buổi tối và Thứ 7, Chủ Nhật thì không còn năng lượng học nên không thể đảm bảo. Thậm chí, nếu đánh giá các hệ các hệ đào tạo cùng một chuẩn đầu ra, thì người học hệ vừa làm vừa học và các hệ khác sẽ rớt kha khá.

Bạn Nguyễn Hoàng Cảnh (TP Biên Hòa, Đồng Nai): Điều này khiến những người học chính quy sẽ không tâm phục, khẩu phục

Chỉ làm một bài toán so sánh nhỏ giữa ĐH chính quy và ĐH tại chức, sẽ thấy có sự “cào bằng” trong bằng tốt nghiệp của hai loại hình này. Một sinh viên học ĐH chính quy phải trải qua một kỳ thi rất căng thẳng, đậu vào rồi phải mất 4-5 năm học tập trung, thậm chí để trở thành bác sĩ, họ phải mất 7 năm liên tục miệt mài trên ghế giảng đường, chi phí cho việc ăn học tốn kém rất nhiều mới có thể lấy được bằng ĐH.

Còn những người học tại chức, một năm chỉ học vài tháng, mỗi tháng học ít ngày, vừa học vừa làm và cuối cùng cũng nhận được bằng tốt nghiệp ĐH có giá trị tương đương với bằng ĐH của những người học chính quy.

Thứ nữa là, hiện nay trình độ đào tạo giữa các trường ĐH chưa có sự tương đồng về chất lượng, “đầu ra” giữa các hệ chính quy, hệ tại chức, từ xa… rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về trình độ.

Điều này khiến những người học chính quy sẽ không tâm phục, khẩu phục. Đối với dự thảo văn bằng ĐH sẽ không ghi xếp loại tốt nghiệp ĐH, điều đó sẽ dễ kéo theo sự “cào bằng” giữa những người học, làm giảm động lực phấn đấu của người học để mong đạt được tấm bằng loại giỏi hay bằng đỏ, sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn những người tốt nghiệp chỉ ở mức trung bình.

Theo tôi, thay đổi là cần thiết nhưng trước hết Bộ GD-ĐT cần lập lại quản lý cũng như bảo đảm chất lượng giáo dục của các trường ĐH, kéo gần khoảng cách chênh lệch trình độ giữa các loại hình đào tạo ĐH, để bất kỳ người nào học xong chương trình ĐH dù ở loại hình đào tạo nào cũng đều thấy tấm bằng của mình thực sự giá trị, bởi trong đó là mồ hôi, công sức và trí tuệ.

N.Thương (tổng hợp)

Uyên Na

Theo baophapluat

Không 'chính quy' hay 'tại chức', thông lệ quốc tế nào?

Câu thần chú 'thông lệ quốc tế' biện minh cho dự định không ghi hệ đào tạo tại chức hay chính quy trên bằng đại học.

Khác với niềm lạc quan của các vị lãnh đạo ngành giáo dục, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, trong đó quy định không còn ghi bằng chính quy hay tại chức, mà chỉ theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ) đang khiến dư luận nghi hoặc, lo ngại.

Dù các nhà quản lý giáo dục đã kịp thời bổ sung rằng, ngoài tấm bằng chính thức, sẽ có một phụ lục đi kèm, trong đó ghi rõ các thông tin không thể hiện trên bằng như hệ đào tạo, xếp loại... Thế nhưng, cứ từ bụng ta suy ra bụng người, khi tấm bằng cử nhân được coi như giấy thông hành gõ cửa các đơn vị tuyển dụng, phụ lục trên trong nhiều lúc, ở nhiều nơi sẽ không mang quá nhiều ý nghĩa.

Không 'chính quy' hay 'tại chức', thông lệ quốc tế nào? - Hình 1


Chất lượng đào tạo đại học Việt Nam chưa đạt 'thông lệ quốc tế'.

Viện dẫn thông lệ quốc tế không đủ sức thuyết phục. Quan niệm không mấy tích cực về hệ đào tạo 'chuyên tu, tại chức' sẽ không vì những chủ trương, biện pháp để đẩy chất lượng đào tạo hệ tại chức đi lên bằng cách áp chuẩn tương đương với hệ đào tạo chính quy từ việc tuyển sinh đầu vào đến các bài kiểm tra, bài thi, các môn học... mà thay đổi. Điều này rất dễ hiểu bởi nếu có đủ thời gian và năng lực, chắc hẳn họ không chọn hệ tại chức, vốn đòi hỏi chi phí học tập, thời gian học lớn hơn nhiều.

Trong khi đó, khó trông chờ vào "những người học siêu nhân": sáng đi làm, hoàn thành nhiệm vụ, tối đi học với chương trình ngang các cháu tuổi mười tám đôi mươi, lại thêm gánh nặng 'vợ bìu, con ríu' đạt được trình độ ngang với hệ đào tạo chính quy. Tất nhiên vẫn có những trường hợp hi hữu, thế nhưng không thể dựa vào đó mà đi đến ngộ nhận chất lượng đào tạo ở hai hệ đã đồng đều.

Mặt khác, cũng chính đáng không kém khi đặt câu hỏi ngược lại. Nếu thật sự giá trị của hai tấm bằng như nhau thì tại sao phải xóa đi chữ 'chính quy', 'tại chức', vốn chỉ đơn giản như tấm thẻ ghi... địa chỉ? Và không thể lập lờ một sự thật không thể chối cãi, chỉ có Việt Nam, với một giai đoạn phát triển hết sức đặc thù, mới mở ra hệ đào tạo tại chức để nâng cao nghiệp vụ cho những cán bộ, công chức thời kỳ đầu thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Như vậy, áp dụng 'thông lệ quốc tế' đã lệch chuẩn ngay từ vạch xuất phát.

Xét kỹ về vấn đề chất lượng, sự xuất hiện ào ạt của các trường đại học ngoài công lập, từng được ví như nấm sau mưa, dẫn đến tình trạng chỉ đạt 9-10 điểm/3 môn thi cũng đã đỗ đại học mà có khoa vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vậy ai sẽ lựa chọn làm học viên tại chức và mức xét tuyển của hệ tại chức sẽ như thế nào? Nếu dám khẳng định, đầu vào không quan trọng, các vị quản lý ngành giáo dục khó có thể thuyết phục nổi ai.

Tất nhiên, sẽ vẫn là những tranh luận không hồi kết nếu không dựa vào căn cứ có sức thuyết phục hơn cả: thị trường tuyển dụng. Đầu tiên, xin xem xét khu vực ngoài nhà nước. Ở đây đã xuất hiện xu hướng tuyển dụng thực dụng, nghĩa là bằng cấp tương ứng với vị trí công việc. Nôm na, doanh nghiệp không cần tuyển một thủ quỹ hay kế toán có bằng thạc sĩ.

Cụ thể hơn nữa, việc cử nhân phải giấu bằng để xin đi làm công nhân thể hiện một thực tế là doanh nghiệp ngại tuyển dụng người có bằng cấp cao cho những vị trí lao động phổ thông, đơn giản, vì sợ nhân sự nhảy việc, phí công đào tạo.

Thậm chí, đã có những doanh nghiệp mạnh dạn tuyển dụng những vị trí nhân sự chủ chốt, đãi ngộ hấp dẫn mà không cần có bằng cấp ở lĩnh vực liên quan. Thước đo chỉ là hiệu quả và chắc chắn họ không chọn người chỉ để lấp đủ số ghế trống.

Tiếp cận theo cách này, khó có thể xảy ra một cuộc phổ cập bằng tại chức cho những người nhắm đến những công việc thuộc khu vực ngoài nhà nước. Thứ nhất, tấm bằng không thể là giấy thông hành vạn năng để xin việc. Thứ hai, năng lực tài chính của đại đa phần người dân khó có thể kham nổi mức chi phí của hệ đào tạo này, và dù có 'chuộng bằng cấp tới đâu', không ai bỏ tiền ra đi học, rồi tấm bằng chỉ dùng để... trưng như giấy khen học sinh giỏi.

Ở khu vực nhà nước, câu chuyện lại được nhìn nhận khác hẳn. Phát biểu mới đây của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng trong buổi họp thảo luận các vấn đề của Luật Lao động (sửa đổi) sắp trình Quốc hội rằng, 'nhiều cán bộ nhàn nhã quá' đã không gây thêm sự bất ngờ nào, vì với thành tích tinh giản biên chế đạt được, vấn nạn công chức, viên chức 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' đương nhiên chưa được dẹp hết.

Thêm nữa, như các chuyên gia và các vị ĐBQH vẫn luôn thẳng thắn, phép màu 'vừng ơi, mở ra' với cánh cổng vào các cơ quan nhà nước vẫn hiệu nghiệm hơn với các nhân sự thuộc công thức 5C. Từ đó có thể suy ra, đối với một bộ phận công chức, viên chức, năng lực không cần là yếu tố hàng đầu. Đầu tiên phải là... đủ tiêu chuẩn, đồng nghĩa, đủ bằng cấp. Đặc biệt, khi nỗi ngần ngại về chữ tại chức trên văn bằng tốt nghiệp được dẹp bỏ, nhóm đối tượng này sẽ hoàn toàn tự tin với một bộ hồ sơ không tì vết, đúng quy trình.

Xét trong mối tương quan với một chủ trương khác, dự định áp dụng ở quy mô nhỏ hơn, cũng căn cứ vào thông lệ quốc tế là việc cho phép sinh viên học thẳng lên thạc sĩ, bức tranh không mấy sáng sủa lại càng hiện rõ. Khi việc trả lương theo vị trí công việc, không theo thâm niên và bằng cấp chưa được áp dụng đại trà, rất dễ mường tượng, một phần đóng thuế của người dân sẽ dùng để trả cho những anh chị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên viên phòng hành chính với ngạch bậc cao chót vót. Nỗi tréo ngoe 9 người dân gánh một cán bộ, vì thế sẽ càng thêm... ngang trái.

Điểm lạc quan nhất, nếu cố gắng đãi cát tìm vàng, là một sự tương thân tương ái hiếm có giữa công chức ngành giáo dục với các đồng nghiệp tương lai. 'Gái có công, chồng chẳng phụ', đã thế họ cũng là nguồn thu thường xuyên và ổn định cho các trường đại học. Việc 'tự chủ' của các cơ sở đào tạo này sẽ phần nào dễ dàng hơn, còn hệ lụy quản lý thì cứ hạ hồi phân giải.

Dẫu vậy, cũng không thể mau mắn phủ nhận những cáo buộc có phần tiêu cực, các nhà quản lý đang... lạc đề. Rộng cửa cho hệ tại chức, xóa nhòa các 'chỉ tiêu kỹ thuật' về đầu ra của cử nhân... dẫu có được dư luận chấp nhận, cũng không thể giải quyết được điều mà xã hội kỳ vọng hơn: chất lượng đào tạo. Tiêu chuẩn quốc tế cần thiết biết nhường nào áp dụng trong việc đo đếm chất lượng, nhưng tiếc thay, trong trường hợp này, lại bị ngó lơ.

Hãy mở rộng đôi tai, lắng nghe cho rõ ràng hơn điệp khúc đáng buồn, sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Dù từ khía cạnh người đào tạo hay người tuyển dụng, thay đổi đầu tiên phải bắt đầu từ chính những vị công bộc đang nhận trọng trách chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Khánh Nguyên

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...