Không phải vua hay bậc vĩ nhân nào, người đầu tiên được lưu danh trong lịch sử từ thời trước khi có chữ viết sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trước thời điểm chữ viết được phát minh, việc xác định tên tuổi của con người sinh sống trong khoảng thời gian này đối với các nhà khoa học là vô cùng khó khăn.
30 nghìn năm về trước, khi bảng chữ cái và chữ viết vẫn còn là điều không tưởng đối với con người thì việc để lại dấu ấn họ tên chúng ta trên đá cho thế hệ đời sau tất nhiên là điều không thể.
Con người xa xưa đã dùng dấu bàn tay thay cho tên để ghi lại vết tích của mình trên những phiến đá. Và cứ thế trong suốt 30, 40 thế kỷ tiếp theo, người thượng cổ từ thợ săn, dân du mục đến những người nông dân, binh sĩ… trên khắp 5 châu đều sử dụng phương pháp này để ghi dấu ấn của riêng mình.
(Ảnh: National Geographic)
Người xa xưa sử dụng phương pháp in dấu bàn tay lên đá để ghi lại dấu ấn của riêng mình. (Ảnh: National Geographic)
Mỗi dấu tay thuộc về một cá thể riêng biệt. Và đằng sau đó là câu chuyện về cái tên, về cuộc đời, về con người mà không được thể hiện bởi chẳng có chữ viết hay ký hiệu nào để lại cho đời sau nghiên cứu.
Chúng ta chỉ biết đến họ như những người săn bắt, hái lượm, những bộ lạc thời kỳ đồ đá. Hàng chục thế kỷ cứ trôi đi và ta không hề có khái niệm gì dù chỉ là một cái tên của những con người sinh sống trên Trái Đất thời điểm 3200 năm TCN.
Những văn bản đầu tiên của loài người xuất hiện ở Mesopotamia (Iraq ngày nay) giúp mọi người có thể ghi lại lời nói của mình thông qua ký hiệu ngữ âm. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được những gì người xưa muốn truyền tải và lần đầu tiên “nghe thấy” tên ai đó trên những phiến đá “biết nói”. Vậy cái tên đầu tiên từng được ghi lại trong ghi chép lịch sử thế giới là gì? Và người đó là ai?
Đây là câu hỏi thôi thúc Robert Krulwich – nhà báo truyền hình dành nhiều sự quan tâm cho cuộc sống con người thời xa xưa. Ông quyết tâm tìm hiểu về gốc gác của loài người, bắt đầu từ những suy đoán của bản thân về người đầu tiên có tên được ghi chép trong tư liệu lịch sử.
Video đang HOT
Nhiều khả năng đó là một người đàn ông thay vì phụ nữ bởi từ thời xa xưa, phái mạnh đã là người dẫn đầu, trụ cột trong tất cả mọi việc trong xã hội. (Ảnh: National Geographic)
Người ấy là ai? Có thể là một vị vua, chiến binh, nhà thơ, dân buôn hay chỉ là một thường dân? Nhưng để được đề cập trong những tư liệu cổ, thân thế và danh tiếng của người này chắc hẳn không phải tầm thường. Vì vậy, những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội được loại bỏ trong suy đoán của Robert. (Ảnh: National Geographic)
Liệu người ấy có phải là một vĩ nhân hay chỉ là một người bình thường? Theo nghiên cứu, một vị vua vĩ đại, một vị tướng tinh nhuệ hay một nhà thơ xuất chúng có cơ hội được nhắc đến nhiều hơn trong những tư liệu lịch sử. (Ảnh: National Geographic)
Robert Krulwich tiếp tục đào sâu nghiên cứu về vấn đề này. Cuối cùng, ông phát hiện ra người đầu tiên ghi dấu ấn tên mình trong tư liệu lịch sử lại hoàn toàn không hề giống với bất cứ mọi sự suy đoán nào từ trước đến nay. Đó là một nhân viên kế toán!
Trong cuốn sách “Sapiens: Tóm tắt lịch sử loài người”, tác giả Yuval Noah Harari đã đề cập đến một tấm bảng đất sét được cho là “giấy tờ” giao dịch kinh doanh, có tuổi thọ 5.000 năm được tìm thấy ở Mesopotamia. Dựa vào những dấu tích được khắc trên đó, người ta xác định được nội dung: “29.086 đơn vị lúa mạch 37 tháng Kushim”, mà theo tác giả Harari, nó có thể được hiểu đầy đủ là: “29,086 đơn vị lúa mạch nhận trong vòng 37 tháng, ký tên Kushim”. Thông qua đây, chúng ta có thể xác định được người đầu tiên được ghi chép trong tư liệu lịch sử thế giới là Kushim, một nhân viên kế toán.
“Giấy” giao dịch của Kushim. (Ảnh: National Geographic)
Không phải một vị vua hay vĩ nhân nào, cái tên đầu tiên được lưu trong tư liệu lịch sử thế giới là của một nhân viên kế toán. (Ảnh: National Geographic)
Thế nhưng, tấm bảng có tên Kushim chỉ là một trong số hàng nghìn những “giấy tờ” giao dịch tương tự được phát hiện trên khắp sa mạc ở Iraq.
Tìm hiểu thêm nhiều tài liệu khác, Robert tìm thấy tấm bảng khác với nội dung: “Hai nô lệ của Gal-Sal. En-pap X và Sukkalgir”.
Được biết, tấm bảng này xuất hiện vào khoảng năm 3100 TCN, sau Kushim khoảng 1 hoặc 2 thế hệ. Như vậy tổng cộng, chúng ta có 4 cái tên đầu tiên trong lịch sử loài người: Kushim, Gal-Sal – người chủ, En-pap X và Sukkalgir – 2 tên nô lệ.
Trái ngược hoàn toàn với mọi dự đoán, không có tên của bất kỳ một vị vua nào xuất hiện trong tư liệu lịch sử cổ xưa nhất.
Một “giấy tờ” khác được tìm thấy trên sa mạc Iraq. (Ảnh: National Geographic)
(Ảnh: National Geographic)
Thế nhưng, điều này cũng không làm Robert bất ngờ. Vào khoảng 5.000 năm trước, con người trên Trái đất đều chủ yếu làm nghề nông, chăn nuôi… và hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của họ.
Rõ ràng những người này đều có nhu cầu ghi chú lại công việc cũng như số lượng hàng hóa mà họ sở hữu hay giao dịch. Đây là lý do lớn nhất dẫn đến sự ra đời của những ký tự, chữ viết – một công cụ cần thiết đối với những người bình thường chứ không dành cho kẻ đã nắm quyền lực trong tay.
Các vị vua thi nhau cai trị nhưng những người bình thường chỉ quan tâm đến tình hình lúa mạch, tài sản và của cải của chính họ. Họ cần một công cụ để ghi chép lại tất cả. Đó chính là nơi khởi nguồn của chữ viết, mở ra nền văn minh cho cả nhân loại.
(Nguồn: National Geographic)
Theo Helino
Ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững
Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development - IWABA 2018) .
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán - Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) - đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc.
Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bởi nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham - University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong.
Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,....và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật - công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác.
Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay); sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu - kết cấu tiên tiến và Robotic,... cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.
Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật - ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ của ĐHQGHN.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
PGS Bùi Hiền tuyên bố dừng toàn bộ việc nghiên cứu bảng chữ cái 'Tiếw Việt' cải tiến Theo PGS Bùi Hiền, sau khi công bố toàn bộ công trình bảng chữ cái "Tiếw Việt" cải tiến, ông đã dừng tất cả việc nghiên cứu và chuyển sang làm vấn đề khác. ảnh minh họa với PV, PGS Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho hay, sau khi ông công bố nghiên cứu về bảng chữ...