Không phải tự nhiên mà con học kém bạn bè, nguyên nhân có thể bởi 4 cách kèm cặp sai lầm của bố mẹ sau đây
Muốn con có thành tích học tập tốt, bố mẹ cần tránh tuyệt đối những sai lầm tai hại trong quá trình dạy dỗ.
Thành tích học tập của một đứa trẻ ngoài nhờ trí thông minh có sẵn thì còn phụ thuộc lớn vào cách dạy dỗ của bố mẹ. Nhiều khi con vốn có nền tảng tốt nhưng vì cách dạy sai lầm của bố mẹ mà bị mai một, dần trở nên yếu kém.
Dưới đây là 4 sai lầm bố mẹ nên tránh tuyệt đối:
Liên tục thúc ép, bắt con học
Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có thành tích học kém thường cho là con đã mải chơi, lười học nên mới thế. Vậy nên họ cố gắng ép con học càng nhiều càng tốt.
Nhiều đứa trẻ phải đi học cả ngày ở trường, rồi lại tiếp tục học thêm ở trung tâm đến tối mịt mới về nhà. Ăn cơm, tắm rửa xong, trẻ lại phải vào bàn ngồi ôn lại kiến thức dưới sự kèm cặp của bố mẹ. Bất cứ khi nào thấy con ngồi nghỉ xả hơi, bố mẹ liền giục: “Mau vào bàn học đi. Chơi thế đủ rồi”.
Học tập đáng lẽ phải là một quá trình tìm tòi thú vị nhưng vì sự thúc ép quá mức của người lớn mà con trẻ đâm ra chán nản, thậm chí sợ hãi. Nhiều trường hợp con học bài trong tâm thế đối phó, cố làm nhanh chóng, qua loa để đi chơi. Điều này dẫn đến việc kết quả học của con ngày càng giảm sút dù thời gian học tăng lên.
Thường xuyên mắng mỏ và chê bai con
Khi thấy con học kém, không ít cha mẹ nổi nóng và mắng mỏ: “ Sao con học dốt thế?”, “Sao mẹ nói mãi mà không hiểu”, “Chỉ có việc học mà sao con cũng không làm tốt được”. Nếu nghe những câu này thường xuyên, con có thể bị ám ảnh và tự nghĩ rằng mình học dốt thật. Điều này khiến con bị nhụt chí, không muốn cố gắng nữa vì mặc định bản thân kém cỏi.
Thay vì chê bai, bố mẹ nên khen ngợi và khuyến khích những điểm tốt của con trong học tập như: “Mẹ thấy được sự tiến bộ của con”, “Mẹ biết con đã rất nỗ lực”,… Những lời này sẽ khiến con thêm tự tin và có động lực, niềm yêu thích học tập.
Video đang HOT
Quá quan tâm đến kết quả
Không ít bố mẹ khi đón con đi học về thường hỏi: “Hôm nay có được điểm 10 không?”. Khi con không được điểm cao, bố mẹ liền ỉu xìu mặt, tỏ rõ sự thất vọng.
Điều này làm con bị áp lực, mệt mỏi. Lúc nào con cũng ở trong trạng thái căng thẳng, phải cố đạt điểm cao bằng mọi cách để vừa lòng phụ huynh. Thực tế có nhiều trường hợp, con gian lận thi cử vì không muốn bố mẹ buồn.
Sự áp lực kéo dài khiến con mệt mỏi, không thể tập trung học hành. Thành tích cùng vì thế mà đi xuống. Bố mẹ cần sớm nhận ra rằng, không có đứa trẻ nào hoàn hảo, giỏi giang toàn diện. Trẻ có thể học giỏi môn này, nhưng lại học kém môn kia. Điểm số không phải điều quan trọng, cái quan trọng là con đã nỗ lực hết mình cho việc học.
Đến chính bố mẹ còn chưa phải là những người lớn toàn diện thì sao có thể ép con lúc nào cũng hoàn hảo được!
So sánh con với những đứa trẻ khác
Đây có lẽ là sai lầm kinh điển nhất của các bậc cha mẹ. Những câu như “ Sao con không học giỏi được như con nhà người ta” hay “Mẹ chỉ mong con học tốt bằng 1 phần cái A” chẳng những không khiến con nỗ lực hơn mà còn tự ti đi.
Không chỉ vậy, con dễ nảy sinh cảm giác đố kị, ghen ghét với bạn. Điều quan trọng nhất bố mẹ cần hiểu: Học tập là một quá trình tích lũy kiến thức cho bản thân, là một hành trình đam mê chứ không phải sự cạnh tranh, hơn thua với người khác. Chỉ khi học tập vì yêu thích thực sự, con mới gặt hái được thành công, có bước tiến vượt trội.
Theo Helino
10 năm tới, giáo dục ra sao ?
10 năm tới sẽ là câu chuyện của tư duy và kỹ năng, của sự thấu cảm và trí thông minh cảm xúc, và người thành công sẽ là người có bộ năng lực cốt lõi để có thể thích ứng với sự thay đổi của thế giới.
NVCC
5 vấn đề cho giáo dục đại học
Có 3 yếu tố và 5 câu hỏi mang tính định hướng cho các đại học (ĐH) trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Ba yếu tố này gồm: Tốc độ thay đổi diễn ra nhanh hơn so với 3 cuộc cách mạng trước đó; hình thức giao tiếp mới với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến như công nghệ 5G: giao tiếp với mạng xã hội, với máy tính và nhiều loại thiết bị, robot... Yếu tố thứ ba rất quan trọng là sự xuất hiện những câu hỏi mới chưa có trong quá khứ, chưa có trong đó 3 cuộc cách mạng trước. Một trong số đó là khả năng bị thay đổi của con người trước sự gia tăng ứng dụng của robot, của tự động hóa.
Ảnh: NVCC
Ba yếu tố này đang dẫn dắt chúng ta và đặt ra 5 vấn đề có tính định hướng cho giáo dục ĐH:
1. Sự biến động của nghề nghiệp và vai trò của ĐH trong việc đáp ứng sự thay đổi.
2. Đâu là chuẩn kiến thức tối thiểu của người tốt nghiệp ĐH trong thế kỷ 21 trong bối cảnh máy móc ngày càng có thể thực hiện nhiều công việc hơn. Chuẩn kiến thức đó sẽ là cơ sở để chuẩn bị cho hành trình 50 năm tự học tập sau này.
3. Liệu con người có thể đảo ngược lại được các quyết định của máy tính? Liệu chúng ta có thể ngăn chặn con người sử dụng công nghệ theo chiều hướng xấu một cách vô ý hoặc cố ý, giống như đã từng xảy ra với các cuộc cách mạng công nghiệp lần trước?
4. Sự sáng tạo và việc nuôi dưỡng sự sáng tạo cho sinh viên của các trường ĐH. Liệu trong 50 năm tới, sự sáng tạo của con người sẽ bị ảnh hưởng bởi vì chúng ta luôn đặt mọi thứ phải nhanh hơn, chính xác hơn, hoàn hảo hơn?
5. Vấn đề cuối cùng liên quan đến con người - liên quan đến các giá trị văn hóa, đạo đức, các chuẩn mực xã hội mà trường ĐH phải có câu trả lời thỏa đáng cho các thế hệ sinh viên của mình. Chúng ta sẽ hành xử như thế nào, theo các chuẩn mực gì? Trên một lượng lớn dữ liệu lớn xuyên biên giới, xuyên văn hóa, liệu máy tính có thể hiểu và phân biệt được nhân phẩm, sự đồng cảm của mỗi người khác nhau là khác nhau?
PGS-TS Vũ Hải Quân
(Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM)
3 xu hướng của giáo dục trong 10 năm tới
ẢNH: NVCC
Trong 10 năm tới, sẽ có 3 xu hướng giáo dục trở nên cực kỳ quan trọng và đóng vai trò then chốt cho sự thành công và sẵn sàng hội nhập của giới trẻ.
Thứ nhất: Trường học không còn là nơi duy nhất để người trẻ có thể học. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thế giới ảo, học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận kiến thức từ khắp mọi nơi, từ các trang web chia sẻ kiến thức, video học tập, sách, cho đến các ngôi trường online, các nền tảng giáo dục trực tuyến mở... Theo báo cáo mới nhất của Class Central vào ngày 2.12.2019, trong năm 2019 đã có 110 triệu người học tham gia các chương trình giáo dục trực tuyến và có hơn 9.000 trường ĐH cung cấp các khóa học trực tuyến (con số này chưa bao gồm Trung Quốc).
Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp ngày càng quan trọng. Các chương trình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và giới tư nhân đóng vai trò thiết yếu và sinh viên chắc chắn sẽ học được rất nhiều từ các chương trình kiến tập, thực tập, làm dự án với các doanh nghiệp.
Thứ hai: Thầy cô không còn là người duy nhất có thể dạy và truyền đạt kiến thức. Không chỉ ở bậc ĐH mà cả bậc phổ thông, sự tham gia của doanh nhân, chuyên gia bên ngoài, các tổ chức xã hội ngày càng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của người trẻ. Đã có những mô hình giáo dục "không giáo viên" cực kỳ thành công ra đời, đơn cử như University of the People (tạm dịch là Đại học của mọi người) là một mô hình ĐH thú vị, nơi mà bài tập và bài kiểm tra của sinh viên sẽ được chấm điểm và cho nhận xét bởi các chuyên gia trong lĩnh vực, chứ không phải bởi thầy cô trong lớp. Hay mô hình giáo dục Linda, người học sẽ được các công ty đào tạo trực tiếp, chứ không có bất cứ giáo sư, giảng viên nào cả. Bằng tốt nghiệp của người học sẽ do chính các công ty thẩm định và cấp.
Thứ ba: Kiến thức không còn là điều quan trọng nhất để truyền đạt. Kiến thức có thể được tìm kiếm dễ dàng hơn và con người không cần phải thuộc hay nhớ hết tất cả kiến thức này.
Thạc sĩ giáo dục Lê Đình Hiếu
Theo thanhnien
Lý giải nguyên nhân đề kiểm tra học kỳ 1 luôn khó như... lên trời Dù đề ra dễ hay khó đều có mục đích của người ra đề. Với góc nhìn của người trong cuộc, chúng ta thử vén bức màn bí mật này. Tại thời điểm này, các trường học ở cả ba bậc học gần như đã hoàn thành việc kiểm tra đánh giá định kỳ lần 2 (kiểm tra học kỳ 1). Dù đề...