Không phải tốn tiền, cho một thứ này vào cốc nước ấm buổi sáng uống còn tốt hơn nhân sâm
Uống nước lọc ấm buổi sáng là cần thiết, sẽ tốt hơn nếu bạn cho thêm chút gừng để làm dịu cơn đau dạ dày, giảm đầy hơi và giảm viêm…
Trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật mùa đông như: cảm cúm, cảm lạnh, ổn định huyết áp… thì việc uống nước gừng mỗi ngày luôn được giới chuyên gia khuyên dùng.
Ảnh minh họa
Theo Dược sĩ Lê Hằng – Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam gừng là cây bản địa của Châu Á, đã được sử dụng cách đây hơn 4.400 năm. Từ lâu gừng trở thành hương liệu ẩm thực nổi tiếng trên khắp thế giới, đồng thời là một trong những vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền ở nhiều quốc gia.
Ở Trung Quốc, gừng được dùng làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng, dễ tiêu. Ở Nepal, gừng được dùng để chữa cảm cúm, cảm lạnh, ăn uống khó tiêu, viêm khớp.
Dưới góc nhìn y học hiện đại, tác dụng của gừng đã được chứng minh bằng nhiều công trình nghiên cứu trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Trong đó, tác dụng nổi bật nhất được biết đến là điều trị chứng khó tiêu và buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn trong các trường hợp thai nghén ở phụ nữ, say tàu xe hoặc tác dụng phụ của các chất hóa trị liệu trong điều trị ung thư.
Ngoài ra, gừng còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do – thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh nan y như các bệnh ung thư, tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy gừng là một loại thảo dược đầy hứa hẹn trong việc ức chế khối u, chống viêm, tăng cường miễn dịch, ổn định huyết áp …
Vì sao nên uống gừng pha nước ấm vào buổi sáng?
Sau một đêm, cơ thể dễ bị mất nước, việc uống ngay một cốc nước ấm sẽ giúp làm sạch ruột, ngăn vi khuẩn có hại tích tụ, cho đường ruột khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa
Theo đánh giá cảu Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, uống nước lọc ấm buổi sáng là cần thiết, sẽ tốt hơn nếu bạn cho thêm chút gừng có thể làm dịu cơn đau dạ dày, giảm đầy hơi và giảm viêm. Những lợi ích này hỗ trợ bụng phẳng hơn bằng cách ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa có thể gây chướng bụng tạm thời.
Video đang HOT
Theo BS Mai Việt ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia), gừng có đặc tính chống viêm và có thể hỗ trợ tiêu hóa, có khả năng làm giảm đầy hơi và thúc đẩy dạ dày phẳng hơn. Đó là lý do uống nước gừng ấm vào buổi sáng có thể giúp tăng miễn dịch, phòng chống cảm lạnh, cảm cúm cũng như giúp bụng phẳng, eo nhỏ bất ngờ.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Thời điểm tốt nhất để dùng gừng là vào ban ngày, hạn chế dùng gừng vào ban đêm vì dễ gây khó ngủ, nóng trong. Có lẽ vì thế mà dân gian truyền nhau câu: “sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín”. Thực ra, việc ví dùng gừng buổi tối độc như dùng thạch tín là có phần nói quá. Thực tế trong Đông y, gừng vẫn có mặt trong những bài thuốc kê đơn dùng buổi tối.
7 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả gừng
- Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm: Gừng 10g, trích cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi.
- Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.
- Chữa trúng phong cấm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần liều lượng bằng nhau.
- Chống say tàu xe: Khi bị say tàu xe có thể ngậm kẹo gừng hoặc ngậm 1 lát gừng tươi trong miệng sẽ có hiệu quả giảm say tàu, xe…
- Hỗ trợ điều trị gout: Gừng có tác dụng chống lại bệnh gout vì chứa hai chất chống viêm, gingerols và shogaols, có tác dụng ức chế các tinh thể acid uric trong máu, giúp người bệnh gout giảm bớt cơn bùng phát.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều gừng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở một số người, tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ, bao gồm đau bụng, ợ chua, tiêu chảy và đầy hơi.
Để an toàn, chỉ nên tiêu thụ tới 4g gừng mỗi ngày là an toàn. Với trà gừng được cho là an toàn nếu chỉ uống 1 hoặc 2 cốc mỗi ngày.
Những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ trước khi tiêu thụ thêm gừng.
Bất ngờ công dụng của cây hoa sữa rất nhiều người không biết
Hoa sữa nhìn ở mặt tích cực sẽ có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Hoa sữa là nét đặc trưng không thể thiếu của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ chẳng có loài hoa nào lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều như loài hoa này, nhất là vào khoảng tháng 9, 10, thời điểm hoa nở rộ.
Có không ít người yêu thích hương hoa sữa, nhưng cũng có nhiều người nếu ngửi thấy mùi hương này lại có cảm giác đau đầu, khó chịu... điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ.
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từng chia sẻ với VNN: Mùi hương nồng nàn của loại hoa này đã mang đến một số phiền toái. Một số người khi hít phải phấn hoa sữa xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi thành tràng... Đây chính là tình trạng dị ứng với phấn hoa của cây hoa sữa.
Lý giải lý do ngửi loài hoa này lại có thể gây dị ứng, TS.BS Khánh cho biết, thực chất, mùi của loài hoa này không phải yếu tố gây dị ứng, mà "phấn hấn hoa sữa mới chính là nguyên nhân gây lên bệnh dị ứng. Khi hít phải các hạt phấn này, tại mũi, họng, mắt của người bệnh sẽ sinh ra các phản ứng viêm, dị ứng gây xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng", bác sĩ cho biết.
Cũng theo TS.BS Khánh, đa số người bị dị ứng hoa sữa thường gặp các triệu chứng như hắt hơi thành tràng dài, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nhiều dịch mũi, ngạt mũi... Đây là biểu hiện của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng theo mùa.
Mặc dù các triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng khi số lượng phấn hoa bạn hít phải càng nhiều thì các biểu hiện dị ứng càng trầm trọng hơn. Một số người dị ứng nặng có thể xuất hiện khó thở và cần được can thiệp y tế, đặc biệt ở những người có tiền sử hen phế quản dị ứng.
Tuy nhiên, nhìn ở mặt tích cực, hoa sữa thực chất cũng có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Công dụng của cây hoa sữa với sức khỏe
Cây sữa (hay hoa sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là Alstonia Scholaris (L). Gọi là sữa vì toàn cây khi bị thương tổn thì nhựa chảy ra trắng như sữa.
Theo Đông y, vỏ cây sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị.
Nhựa, vỏ, lá cây hoa sữa là những thành phần được sử dụng làm thuốc, chiết xuất các thành phần hóa học có bản chất là alkaloids, steroids...
Vỏ cây có chứa các alkaloid như ditamine, echitenine và echitamine và được sử dụng như một thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét như thuốc thay thế cho Quinine.
Nước sắc vỏ cây có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1).
Ảnh minh họa
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữa
Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô tán mịn: ngày uống 1 - 3g bột, uống với nước nóng hoặc sắc. Dùng cho người tạng nhiệt, ăn kém, người gầy.
Rượu vỏ cây sữa: vỏ cây sữa tán nhỏ 75g. Rượu 30 - 35o lượng 500ml. Ngâm 7 ngày lọc lấy nước trong rồi thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 40ml chia 2 lần, trước 2 bữa ăn chính.
Cao lỏng vỏ cây sữa: ngâm bột vỏ sữa với cồn 60o trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc lọc và thêm cồn 60o cho bằng trọng lượng của vỏ, để cuối cùng cho 1kg vỏ sẽ được 1 lít cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0,5 - 1,5g. Nhiều nhất chỉ uống mỗi lần 2g và mỗi ngày 6g.
Nước sắc đặc vỏ cây sữa dùng ngâm chữa đau răng, đắp lở loét.
Chữa bạch huyết cấp - kèm ho hen: vỏ sữa 15g, tử thảo 15g, ngũ vị tử 15g, anh túc xác 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu: lá sữa 20g sao vàng sắc uống.
Lưu ý khi sử dụng cây hoa sữa điều trị bệnh
Không phải ai cũng có thể sử dụng loài cây này để điều trị các căn bệnh liên quan trên. Với một số người khi dùng bài thuốc từ cây hoa sữa đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cần lắng nghe cơ thể mình.
Những người bị mắc bệnh về hen suyễn và viêm mũi dị ứng thì không nên dùng vì những người này thậm chí chỉ cần ngửi mùi hoa này thôi có thể khiến bệnh của họ dai dẳng hơn.
Những người mắc bệnh về xoang, trẻ nhỏ, người già có đường hô hấp kém không nên tiếp xúc nhiều với phấn và mùi hoa sữa
Tốt nhất, không nên sử dụng quá liều lượng và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y trước khi sử dụng.
Ăn nhiều cơm có bị tiểu đường không? Từ lâu, cơm trắng bị mang tiếng xấu là có thể gây tăng cân, thậm chí là bệnh tiểu đường. Vậy thực hư thế nào? Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết và hàm lượng tinh bột cao nhưng lại là món không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người châu Á. Vì lý do này, cơm trắng...