Không phải thiên thạch: Thứ khủng khiếp hơn đã tiêu diệt khủng long
Một thứ khủng khiếp hơn cả tảng đá không gian khổng lồ Chicxulub có thể đã tồn tại trên Trái Đất, thành bản án tử cho loài khủng long trước cả thảm họa từ vũ trụ.
Theo Science Alert, một phân tích mới từ nhóm hoa học gia quốc tế đã bổ sung bằng chứng cho thấy thế giới trước vụ va chạm Chicxulub vốn đã là một “địa ngục”, với lượng lưu huỳnh trong khí quyển đạt mức tới hạn.
Cùng với các nghiên cứu khác về hàm lượng thủy ngân, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về hoạt động núi lửa đủ mạnh mẽ để gây ra biến đổi khí hậu đáng kể trên Trái Đất 66 triệu năm về trước.
Ngày tận thế của khủng long – Ảnh đồ họa: LIVE SCIENCE
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng điều này có thể gây ra sự giảm nhiệt độ toàn cầu trong thời gian ngắn” – nhà địa chất học Sara Callegaro từ Đại học Oslo (Na Uy), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Phát biểu này đề cập đến cái gọi là “mùa đông núi lửa”, như một phản ứng ngược của địa cầu sau một thời gian bị biến thành “hỏa ngục” do núi lửa phun hàng loạt, một bầu trời ngột ngạt lưu huỳnh và các thứ tro bụi, ngăn chặn ánh sáng tiếp cận mặt đất, kết hợp với các phân tử làm mát khí hậu khác, từ đó ảnh hưởng mạnh đến sinh vật sống.
Video đang HOT
Trước đây, giả thuyết “mùa đông núi lửa” từng được ủng hộ, nhưng một tảng thiên thạch khổng lồ – tiểu hành tinh Chicxulub – được cho là nguyên nhân kích hoạt chuỗi phun trào.
Kiểm tra đá cổ đại từ khu vực núi lửa Deccan Traps ở miền Tây Ấn Độ, các nhà khoa học đã đo được nồng độ lưu huỳnh theo thời gian, cho thấy lượng phát thải riêng khu vực này đã đủ để làm thay đổi khí hậu toàn cầu, khi giải phóng 1 triệu km3 dung nham.
Sự hình thành dung nham chứa lưu huỳnh đậm đặc nơi đây cũng phù hợp với khí hậu mát mẻ của kỷ Phấn Trắng. Khi dung nham cứng lại hậu phun trào, các phân tử làm mát khí hậu được giải phóng vào không khí.
Chuỗi thảm họa khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh 10 độ C trong vòng 100.000 năm trước khi Chicxulub giáng đòn cuối cùng.
Như vậy, chính Trái Đất là nguyên nhân chủ yếu của sự chấm hết “thời đại quái vật”. Tiểu hành tinh Chicxulub chỉ đóng vai trò như một kẻ hợp tác, hoặc thậm chí không có nó thì biến đổi khí hậu cũng đủ tiêu diệt khủng long.
Tiểu hành tinh Chicxulub là một tảng đá không gian khổng lồ, được nhiều nghiên cứu cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long 66 triệu năm trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng.
Chicxulub lớn đến nỗi để lại một hố va chạm đường kính hơn 180 triệu km, trải rộng từ một phần Bán đảo Yucatan của Mexico cho đến ven bờ Vịnh Mexico.
Khó để ước lượng kích thước chính xác của tiểu hành tinh này vì nó đã tan vỡ hậu va chạm, nhưng chắc chắn nó là một trong những vật thể vĩ đại nhất từng tấn công Trái Đất, trong đó sóng xung kích từ vụ va chạm đủ gây ra sóng thần chưa từng có, động đất, núi lửa phun trào hàng loạt…
Sốc: Tiểu hành tinh Chicxulub không hề tiêu diệt khủng long
Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra bằng chứng mới cho thấy tiểu hành tinh giết khủng long Chicxulub có thể đã bị đổ tội oan.
Hung thủ là một thứ đáng sợ khác thuộc về Trái Đất.
Hai nhà khoa học Brenhin Keller và Alexander Cox từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ) đã khai thác sức mạnh của 128 bộ xử lý dữ liệu để xác định nguyên nhân hợp lý nhất cho sự tuyệt chủng của loài khủng long và cho thấy đó không thể là tiểu hành tinh Chicxulub.
Thủ phạm tiềm năng nhất là một "Hỏa Diệm Sơn" phiên bản "quái vật" của thời cổ đại.
Khủng long có thể đã bị tiêu diệt do thảm họa núi lửa mạnh tới nỗi làm biến đổi khí hậu Trái Đất, chứ không phải do một tiểu hành tinh - Ảnh: SCIENCE NEWS
Theo đài Sputnik, nhóm nghiên cứu đã xem xét các lõi trầm tích hình trụ được khoan từ sâu bên dưới đại dương, với những lớp đất lốm đốm sinh vật foraminifera. Chính chúng đã cung cấp manh mối về độ axit của đại dương theo thời gian cũng như lượng carbon dioxide và sulfur dioxide trong môi trường quá khứ. Hai loại khí này được cho là có vai trò lớn trong đại tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm về trước), tiêu diệt toàn bộ loài khủng long cũng như các họ hàng bò sát lớn trên trời và dưới biển của chúng: dực long, thương long, ngư long...
Chúng được giải phóng bởi lý do gì? Đó là một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm.
Sau khi mô phỏng các kịch bản khác nhau và sử dụng mô hình thống kê Monte Carlo chuỗi Markov để tính toán xác suất, các tác giả kết luận chỉ có hoạt động núi lửa mạnh mẽ mới là lời giải thích đầy đủ cho những thay đổi môi trường xảy ra vào thời điểm đó.
Chỉ là tình cờ, tiểu hành tinh "oan uổng" Chicxulub đã lao xuống Trái Đất vào đúng thời điểm hỗn loạn đó. Tuy nó để lại một miệng hố va chạm khổng lồ, nhưng ít có tác dụng gì cho việc tạo nên đại tuyệt chủng.
Trong khi đó, một số nghiên cứu trước đây cho rằng Chicxulub có thể không trực tiếp tiêu diệt loài khủng long nhưng đã gây sóng thần mạnh trong cú va chạm, cũng như tác động đến sự ổn định của hành tinh và kích hoạt chuỗi hoạt động địa chất mạnh mẽ - bao gồm núi lửa.
Sự kết hợp chết người này có thể đã khiến "thế giới quái vật" tàn lụi dần vì gọng kìm của thảm họa và môi trường khắc nghiệt.
Khủng long bạo chúa đã phát triển cú cắn khủng khiếp của nó như thế nào? Những con T-rex ở độ tuổi trưởng thành có kích cỡ khổng lồ, với họp sọ rất to lớn và những chiếc răng nanh to như những quả chuối cùng lực cắn mà không loài khủng long nào có thể bì nổi. Hình ảnh mô phỏng về một con T-rex trưởng thành. (Nguồn: Shutterstock) Nếu từng có cơ hội đứng trước một bản...