Không phải khủng hoảng năng lượng hay Zero Covid, đây mới là vấn đề khiến Trung Quốc ‘đau đầu’ nhất lúc này
Mới đây, Hà Nam – một trong những tỉnh đông dân nhất Trung Quốc cho biết, tỷ lệ sinh của địa phương này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 thập niên qua.
Thông tin là hồi chuông cảnh báo việc thiếu vắng những chính sách hỗ trợ để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con.
Tỷ lệ sinh và tổng số trẻ sơ sinh của Hồ Nam trong năm 2021 được ghi nhận là mức thấp nhất. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Với dân số 99,36 triệu người, tỉnh Hà Nam đang là địa phương đông dân thứ ba của Trung Quốc.
Tuy nhiên, năm 2021, số trẻ sơ sinh chào đời trong năm của tỉnh là 920.000 trẻ, giảm 23,3% so với năm 2019 khi tỷ lệ sinh của địa phương này giảm còn 9,24 trẻ/1000 dân.
Tỷ lệ sinh và tổng số trẻ sơ sinh của Hà Nam trong năm 2021 được ghi nhận là mức thấp nhất và là mức thấp kỷ lục kể từ khi dữ liệu về dân số của tỉnh được công bố lần đầu tiên vào năm 1978, theo niên giám thống kê mới nhất.
Các thông tin chính thức gần đây cho thấy một bức tranh toàn cảnh và đáng lo ngại về xu hướng giảm sinh và tốc độ già hóa nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi tỷ lệ sinh giảm 18% vào năm 2020 xuống chỉ còn 12 triệu, so với mức 14,65 triệu vào năm 2019 – đánh dấu mức thấp nhất trong gần 6 thập niên.
Video đang HOT
Trước thực trạng này, các chuyên gia xã hội học đã lên tiếng cảnh báo về một bước ngoặt nhân khẩu học có thể sắp xảy ra ở quốc gia đông dân nhất thế giới và điều này có nguy cơ làm xói mòn nền tảng tăng trưởng kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua; đồng thời gây áp lực lớn lên mô hình phát triển tuần hoàn kép mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh trong 5 năm và 15 năm tới.
Theo mô hình phát triển này, thị trường nội địa và thị trường nước ngoài sẽ củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa đóng vai trò trụ cột.
Để cải thiện tình hình, Bắc Kinh đã triển khai nhiều giải pháp như cho phép các cặp vợ chồng được sinh con thứ ba và cố gắng giảm thiểu nạn nạo phá thai vì mục đích “phi y tế”.
Nhiều tỉnh và thành phố Trung Quốc cũng đưa ra các sáng kiến để gia tăng tỷ lệ sinh như cho phép cha mẹ nghỉ làm nhiều ngày hơn, thậm chí hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh con thứ hai hoặc thứ ba.
Tuy vậy, những giải pháp gần đây của chính quyền vẫn đang vấp phải nhiều phản ứng nghi ngại từ dư luận cũng như các chuyên gia xã hội học.
Theo ông Li Wei, Giám đốc Ủy ban Dân số, Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đang có sự hiểu lầm về các chính sách hỗ trợ sinh sản ở nhiều địa phương, khi các chính sách tập trung quá nhiều vào việc sinh con thứ hai và thứ ba.
“Vấn đề cấp bách nhất của chúng tôi hiện nay lại là số lượng sinh con đầu lòng đang quá ít”, ông Li Wei cảnh báo.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo của CPPCC về các chính sách hỗ trợ tỷ lệ sinh vào giữa tháng 11/2021, ông Li Wei nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải hiểu rõ tình hình và đưa ra những hướng dẫn chính sách đúng đắn”.
Cũng tại cuộc hội thảo, bà He Dan, một thành viên khác của Ủy ban Quốc gia CPPCC và cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc cũng đồng tình với quan điểm của ông Li Wei.
Lập gia đình và sinh con không còn là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Bà He Dan cho rằng, việc kết hôn và sinh con đã không còn là ưu tiên của thế hệ trẻ ngày nay và việc duy trì chính sách một con trong thời gian dài cũng khiến nhiều bậc cha mẹ chần chừ trong việc quyết định sinh thêm con tiếp theo.
Cũng theo bà He Dan, Trung Quốc nên tránh tình trạng trợ cấp cho các gia đình sinh thêm con một cách bừa bãi vì điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ sinh ở các nhóm thu nhập thấp nhưng sẽ có tác động hạn chế đến việc cải thiện mức sinh suốt đời của phụ nữ Trung Quốc.
Yang Wenzhuang, một quan chức của Ủy ban Y tế Quốc gia gợi ý, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên tăng cường các dịch vụ trông trẻ và chăm sóc trẻ em. Ông lưu ý rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 40 triệu trẻ em dưới 3 tuổi, giảm mạnh so với con số chính thức hơn 47 triệu được công bố vào cuối năm 2020.
Dự kiến, Trung Quốc công bố dữ liệu dân số của năm 2021 vào ngày 17/1 tới đây, sau khi các nhà chức trách công bố số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2021 và cho cả năm.
Theo đó, số trẻ sơ sinh năm 2021 dự kiến giảm từ 12 triệu năm 2020 xuống còn 10 triệu trẻ và tổng dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm mạnh trong tương lai gần, theo một báo cáo được công bố vào tháng 12/2021 bởi Tổ chức nghiên cứu dân số YuWa.
Trở lại câu chuyện của tỉnh Hà Nam, số liệu thống kê chính thức liên quan đến tầm soát bệnh tật ở trẻ sơ sinh cho thấy, số lượng trẻ sơ sinh giảm 18,8% trong 9 tháng đầu năm 2021.
“Nhiều người trẻ Trung Quốc vẫn chưa coi việc sinh con là đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước nhưng thực sự việc làm này đang đóng vai trò như vậy”, ông Du Gang, một quan chức của Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc, cho biết.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, một trong những điều mà chính phủ nước này cần làm đầu tiên để khích lệ tỷ lệ sinh là giảm chi phí cho việc sinh đẻ và các chi phí nuôi dạy trẻ nhỏ càng nhiều càng tốt.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...