Không phải F-35, tên lửa này làm nên cuộc cách mạng trong không chiến
Dùng động cơ bổ trợ cho tên lửa ARH là một sự kết hợp không ngoan, có thể đồng thời tận dụng ưu thế của cả hai công nghệ.
Cuối Chiến tranh Lạnh, đã có những thành tựu công nghệ mang tính cách mạng được áp dụng trong không chiến. Dễ thấy nhất là công nghệ tàng hình, với máy bay tàng hình mang biểu tượng kim cương F-117, máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Hiện tại, một cuộc cách mạng thứ hai đang diễn ra, mang lại những tác động to lớn đối với Không quân Mỹ và không quân nhiều nước.
Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động (active radar homing – ARH) bắt đầu thay thế tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động (semi-active radar homing – SARH) – là tên lửa tầm trung và tầm xa chính của các tiêm kích cơ. Tên lửa ARH khác với tên lửa SARH ở chỗ, bộ tìm quét của tên lửa ARH có máy phát và máy thu radar riêng; tên lửa SARH chỉ có máy thu, vì vậy, thường cần máy bay phóng tên lửa sử dụng radar chỉ định mục tiêu cho tên lửa tấn công.
Nguyên lý hoạt động của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động và bán chủ động; Nguồn: cimsec.org
Tên lửa không đối không SARH có rất nhiều hạn chế. Máy bay phóng tên lửa phải duy trì tín hiệu radar, buộc nó phải giữ cho radar luôn hướng vào máy bay đối phương. Vì radar có phạm vi sục sạo tìm kiếm hạn chế, máy bay tấn công buộc phải bay gần máy bay địch để dẫn đường cho tên lửa. Nếu máy bay mục tiêu bị tiêu diệt hoặc máy bay phóng bị buộc phải cơ động tránh tên lửa hoặc máy bay khác, thì tên lửa sẽ bị mất “khóa” và trở thành vô hiệu.
Tầm của tên lửa SARH cũng có thể bị giới hạn bởi khoảng cách của máy bay phóng, nếu radar quá yếu hoặc nếu máy bay đối phương ở quá xa, đầu tìm của SARH có thể không phát hiện được mục tiêu để “khóa” trước khi phóng. Các tên lửa SARH thế hệ về sau có khả năng khóa sau khi phóng (lock-on after launch – LOAL), giúp nâng cao hiệu quả nhưng không khắc phục được hoàn toàn yếu điểm này.
Tên lửa ARH giải quyết gần như tất cả các vấn đề này. Máy bay có thể tự do cơ động sau khi phóng tên lửa vào máy bay đối phương, vì tên lửa sẽ kích hoạt đầu tìm và tự tấn công máy bay đối phương. Tên lửa cũng có thể được bắn ở chế độ “maddog” – nhắm mục tiêu đầu tiên mà đầu tìm đã “khóa”. Những chiến thuật này có thể cho phép các máy bay chiến đấu tấn công mục tiêu một cách hiệu quả, cũng như có các thao tác cần thiết tùy theo tình hình sau khi phóng tên lửa.
Hiện nay, các tên lửa ARH trở nên phổ biến, nhưng ý tưởng về nó đã có từ lâu. Nỗ lực đầu tiên có từ những năm 1950, khi Mỹ cố gắng phát triển một biến thể tên lửa đánh chặn từ trên không (Airbourne Interception Missile) AIM-7 Sparrow SARH có tên là Sparrow II dùng đầu tìm ARH, nhưng thất bại, do công nghệ khi đó không đủ khả năng tạo ra một đầu tìm tích hợp cả máy phát và máy thu radar có kích thước phù hợp với đường kính và trọng lượng tên lửa Sparrow tầm trung.
Video đang HOT
Tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động có nhiều yếu điểm; Nguồn: nationalinterest.org
Tên lửa ARH vận hành trơn tru đầu tiên là AIM-54 Phoenix. “Cánh tay dài” của máy bay chiến đấu Hải quân Mỹ AIM-54 cần phải có radar chủ động do tên lửa không đối không tầm xa (hơn 190km) này có nhiệm vụ tấn công các máy bay chiến đấu của Liên Xô trước khi chúng có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm vào các tàu của Hải quân Mỹ.
Do đó, tên lửa cần một đầu tìm ARH để có được độ chính xác cao ở giai đoạn cuối (19km cuối giai đoạn bay của tên lửa) khi nó ở gần máy bay địch nhất, mặc dù SARH vẫn được sử dụng để cung cấp dẫn hướng tên lửa giữa chừng cho những cú phóng từ khoảng cách xa. Đối với các cự li ngắn hơn, AIM-54 có thể được phóng với ARH hoạt động ngay từ đầu (tự dẫn đường), cho phép máy bay cơ động ngay sau khi bắn tên lửa.
Tên lửa rất phù hợp với đầu tìm ARH, có đường kính khớp với động cơ tên lửa tầm xa, và đầu đạn đủ nặng để tiêu diệt máy bay ném bom Liên Xô. Tuy nhiên, do Chiến tranh Lạnh vẫn lạnh, AIM-54 không có cơ hội thể hiện trong thực chiến. Một số ít được sử dụng trong Chiến dịch Operation Southern nhưng đã bỏ lỡ mục tiêu do niên hạn của tên lửa và việc sử dụng chúng để chống lại các mục tiêu là máy bay chiến đấu chiến thuật, chứ không phải máy bay ném bom như chức năng ban đầu của chúng.
AIM-54 là tên lửa đầu tiên sử dụng ARH; Nguồn: wikimedia.org
Các tên lửa AIM-54 đã được gắn cho tiêm kích F-14A “Mèo đực” cung cấp cho Iran trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Việc sử dụng F-14 của Iran cho thấy AIM-54 khá hiệu quả, có thể hạ gục máy bay ném bom và thậm chí một số máy bay chiến đấu Iraq ở cự li xa. Tuy nhiên, bất chấp những thành công trong chiến đấu, AIM-54 vẫn là một tên lửa hạng nặng được thiết kế để chống lại các mục tiêu có khả năng cơ động hạn chế.
Tên lửa ARH thành công thực sự đầu tiên xuất hiện gần mười lăm năm sau đó, là tên lửa không đối không tầm trung (Advanced Medium Range Air to Air Missile) AIM-120 AMRAAM. AIM-120 được phát triển để thay thế AIM-7 Sparrow bằng một tên lửa mới hơn, hiệu suất cao hơn khi công nghệ điện tử đã phát triển, công cụ tìm kiếm ARH có thể được tích hợp trên một tên lửa có kích thước nhỏ hơn.
AMRAAM đã có trận ra mắt chiến đấu xuất sắc trong Chiến dịch Operation Southern Watch – hạ gục chiếc MiG-25 của Iraq năm 1992. Kể từ đó, nó đã tiếp tục được sử dụng với hiệu quả đáng ngưỡng mộ tại Nam Tư cũ, Iraq và Syria (năm 2017). Đáng chú ý, trong cuộc giao chiến với Syria, tên lửa ARH đã có thể tiêu diệt mục tiêu khi tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại AIM-9X không thể theo bám thành công.
Tên lửa ARH được cho là làm nên cuộc cách mạng trong không chiến; Nguồn: military.com
Bộ dò tìm ARH nhỏ gọn cũng đã được điều chỉnh phù hợp với việc sử dụng cho Lục quân và Hải quân – trang bị cho tên lửa NASAM đất đối không của Na Uy-Mỹ và tên lửa đa năng SM-6 của Hải quân. Các phiên bản nâng cấp gần đây của AMRAAM có khả năng nâng cao về kết nối dữ liệu, cho phép nhiều máy bay gửi dữ liệu tới đầu tìm và nền tảng phóng của nó cùng các máy bay khác. Các radar trong tên lửa ARH cũng đã được nâng cấp.
Tên lửa ARH AAM-4B của Nhật Bản là tên lửa ARH đầu tiên trên thế giới được tích hợp đầu tìm mảng quét điện tử chủ động (active electronically scanned array – AESA), có thể tăng tốc độ quay của radar, cho phép nó có khả năng mạnh hơn và theo dõi mục tiêu nhanh hơn. Một cải tiến khác khiến cho tên lửa ARH trở nên nguy hiểm hơn là sử dụng động cơ bổ trợ để cung cấp lực đẩy liên tục cho tên lửa trong khi bay.
Một trong những lợi thế chính của ARH là khóa hướng tên lửa khi tên lửa tiến gần hơn đến mục tiêu. Ghép nối động cơ bổ trợ cho tên lửa ARH như Tập đoàn MBDA đã thực hiện với tên lửa Meteor, có khả năng là một sự kết hợp rất hiệu quả, vì đồng thời có thể tận dụng ưu thế của cả hai công nghệ.
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ
Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời".
6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt tại căn cứ không quân Ambala vào ngày 27.7. Căn cứ Ambala nằm ở ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan
Ấn Độ đã đặt mua 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp vào năm 2016. Đây được coi là sự bổ sung cấp thiết cho không quân Ấn Độ trong bối cảnh phải đương đầu đồng thời với Trung Quốc Pakistan ở hai mặt trận.
"10 chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ đã sẵn sàng cất cánh và hiện các máy bay này đang ở nhà máy sản xuất của hãng Dassault", quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
6 chiếc Rafale sẽ dừng tại căn cứ Al Dhafra ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các phi công Ấn Độ sau đó sẽ trực tiếp điều khiển máy bay về căn cứ.
Không quân Ấn Độ chưa thể tiếp nhận toàn bộ 10 chiếc Rafale vì đối tác Pháp vẫn đang huấn luyện phi công Ấn Độ, nguồn tin cho biết.
Không quân Pháp sẽ điều máy bay A330 đến tiếp nhiên liệu cho 6 chiếc Rafale của Ấn Độ và không quân Ấn Độ sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại để các máy bay này hạ cánh ở căn cứ Ambala.
Truyền thông Ấn Độ mô tả New Delhi cần gấp các chiến đấu cơ Rafale trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang. Ngoài lô hàng đầu tiên, đối tác Pháp cũng hứa sẽ bàn giao sớm tất cả các chiến đấu cơ còn lại.
Rafale là mẫu máy bay chiến đấu hai động cơ, đa nhiệm do hãng Dassault của Pháp sản xuất. "Phượng hoàng bầu trời" có sở trường không chiến, nhưng cũng đảm bảo năng lực trinh sát, tấn công mặt đất, tấn công tàu nổi và răn đe hạt nhân
Chiến đấu cơ Rafale sở hữu hai động cơ uy lực Snecma M88, giúp máy bay đạt vận tốc cao nhất ngay cả khi mang theo 4 tên lửa và một bình nhiên liệu dự phòng.
Tuy không phải là máy bay tàng hình, Rafale có thiết kế giảm phản xạ radar. Chi phí của module radar, liên lạc điện tử và phòng vệ của Rafale chiếm tới 30% giá trị máy bay.
Theo các chuyên gia, Rafale có năng lực chiến đấu vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình Mỹ chặn máy bay săn ngầm Nga Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ giám sát hai máy bay tuần tra săn ngầm Il-38 của Nga gần chuỗi đảo Aleutian trên biển Bering. "Các tiêm kích F-22 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ, được hai máy bay tiếp liệu KC-135 Stratotanker của Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ hỗ trợ, tiếp cận hai máy bay tuần thám biển Il-38...