Không phải để khoe khoang, những smartphone màn hình gập mới chính là chìa khóa định hình lại tương lai của công nghệ
Những smartphone màn hình gập thế hệ đầu tiên liên tục gây sốt trên thị trường, nhưng khả năng sử dụng thực tế và độ bền vẫn còn chưa được đảm bảo.
Tuy vậy, chúng ta có thể bỏ qua những vấn đề này để nói về tiềm năng của nó, cũng như một tương lai với những công nghệ mới đang được hiện thực hóa.
Thoát khỏi cái bóng của sự sáng tạo đang dần đi vào ngõ cụt trên smartphone
Nếu có ai đó yêu cầu bạn thử vẽ một chiếc smartphone ra giấy, có lẽ bạn cũng sẽ vẽ ít nhất là có một hình chữ nhật lớn bao ngoài một hình chữ nhật nhỏ, tượng trưng cho vỏ máy và màn hình cảm ứng, ai tỉ mỉ hơn có thể thêm vài dấu chấm hay gạch chỗ này chỗ kia tượng trưng cho nút nguồn, âm lượng, camera, nút home,…
Đương nhiên bạn dám chắc là bạn đã phác họa đúng chiếc điện thoại thông minh, bạn có cơ sở để tin vào điều đó, bởi vì bản phác họa đó chính xác là những gì mà hầu hết nhà sản xuất đã và đang làm theo kể từ khi điện thoại thông minh ra đời. Thực tế thì đó là thiết kế cơ bản bất di bất dịch của các loại thiết bị công nghệ tiêu dùng như máy tính bảng, TV, laptop. Điểm chính đó là màn hình của chúng ko thể gập lại được.
Gần đây, một loại thiết bị mới cho phép gập màn hình lại ra đời, để thuận tiện hơn trong việc sử dụng hằng ngày của mỗi người. Và nó có thể coi là bước ngoặt trên con đường phát triển của các thiết bị công nghệ, nó phá vỡ quy tắc chuẩn mực của thiết kế cũ đang thống trị trong thập kỷ qua.
Nhưng tiếc rằng là bước đi đầu này không để lại ấn tượng tích cực cho người tiêu dùng. Rốt cuộc, gần như mọi thiết bị có thể gập lại cho đến nay gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trước khi ra mắt công chúng. Chiếc Samsung Galaxy Fold không đảm bảo được vấn đề thiết kế và độ bền của tấm nền màn hình. Lớp màn hình hiển thị bằng nhựa của Motorola Razr thậm chí bị tróc ra, bản lề không thể nói là tốt được, đôi khi còn gây khó chịu với tiếng ken két, cót két lặp đi lặp lại, nghe như sắp vỡ ra vậy.
Rồi đến chiếc điện thoại gập thứ 2 của Samsung, đó là Galaxy Z Flip, cũng không thoát khỏi tranh cãi nhẹ về tấm kính bảo vệ màn hình, khi Youtuber có tên JerryRigEverything phát hiện đó chỉ là một lớp nhựa. Sau cùng là mức giá đắt đỏ của những thiết bị này, lên tới 1400$ (đều trên 30 triệu đồng).
Những thất bại này khiến người ta đặt ra một nghi vấn về độ bền của những thiết bị có màn hình có thể gập lại, liệu nó có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hay không? Những điều mà mọi người nhìn thấy và tranh luận ở đây cũng chỉ là một phần mà thôi, những chiếc máy này còn nhiều điều thú vị hơn là ở một cái màn hình.
Định hình công nghệ tiêu dùng trong thập kỷ tiếp theo
Thiết bị có thể gập lại được là tiền thân của một kỷ nguyên công nghệ điện toán linh hoạt hơn. Đó là sự linh hoạt mà nhà sản xuất điện thoại cố đạt được bằng nhiều thủ thuật phần mềm khác nhau và một vài lựa chọn thiết kế lạ. Quan trọng hơn, đối với các thiết bị có thể gập màn hình lại, các công ty có thể cung cấp nhiều dịch vụ thú vị và hữu ích hơn mà không làm tăng kích thước đến mức độ cồng kềnh, không thuận tiện cho một thiết bị mang theo bên người.
Để hiểu điều này, nhìn vào những thiết bị có thể gập màn hình mà chúng ta đã thấy cho đến nay. Galaxy Fold của Samsung và bản Huawei Mate Xs mới nhất là 2 chiếc máy tính bảng có kích thước khi gập lại gần giống 1 chiếc điện thoại. Motorola Razr và Galaxy Z Flip là những chiếc điện thoại màn hình lớn có thể gập lại cho nhỏ gọn, dễ bỏ túi hơn.
Thiết bị có thể gập màn hình không chỉ dừng lại ở điện thoại thông minh. Tại CES đầu năm nay, Lenovo đã giới thiệu thiết bị PC có thể gập màn hình đầu tiên, ở kích thước đầy đủ, màn hình là 13,3 inch, nhưng khi gập lại chỉ ngang một cuốn sách. Với màn hình linh hoạt hơn, ThinkPad X1 Fold trở thành máy tính bảng màn hình lớn, hoặc thiết bị giống như laptop bất cứ khi nào người dùng có nhu cầu.
Cũng nhờ vậy mà bạn không cần dùng thêm phụ kiện nào khác để nâng màn hình đứng lên hay kết nối bàn phím ngoài, chỉ cần gập nửa chừng chiếc máy, thì một nửa màn hình sẽ trở thành bàn phím cảm ứng. Lenovo cũng đang lên kế hoạch bán một giá đỡ kiểu giá vẽ để đặt màn hình ở một góc thuận tiện hơn cho người dùng.
Những cố gắng của Microsoft với công nghệ màn hình kép là những bước tiến đầu tiên. Hiện tại, thiết bị có màn hình kép như Surface Duo và Surface Neo chỉ đơn giản là sự lựa chọn an toàn hơn so với màn hình gập, cũng là chìa khóa mở đầu cho một hành trình mới của Windows 10X.
Chỉ một hoặc hai năm nữa thôi, nhiều khả năng Microsoft sẽ điều chỉnh hệ điều hành màn hình kép mới của mình để phù hợp với nhiều loại màn hình linh hoạt hơn, cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa trải nghiệm Windows thông thường, hoặc chế độ màn hình kép khi chỉ gập nửa chừng.
Chúng ta cũng sẽ thay đổi cách sử dụng TV nếu các công ty như LG suy nghĩ lại về tương lai của họ và đưa ra một thiết bị TV có thể gập màn hình nào đó. Thực tế, LG Hàn Quốc đã giới thiệu TV cuộn lại thành một món đồ nội thất để tiết kiệm không gian, hay để biến đổi mục đích của căn phòng ngay lập tức. Thậm chí gần đây, còn có những ý tưởng về một chiếc TV mở ra từ trần nhà và đóng lại khi không hoạt động.
Ngoài ra, đây không phải là lần đầu tiên một công nghệ mới phải đối mặt với phản ứng dữ dội và chỉ trích từ cộng đồng. Cách đây nhiều năm, điều này đã xảy ra Samsung có 1 hành động một cách táo bạo, họ ra mắt các “phablets” chẳng giống ai, mà ngày nay chúng ta vẫn thân thuộc gọi nó là điện thoại thông minh. Một trong những nạn nhân gần đây nhất smartwatch, không được đón nhận sớm nhưng đã trở thành xu hướng chỉ sau một hoặc hai thế hệ.
Thời đại “Gấp đôi hiển thị – Tiết kiệm không gian” chỉ mới bắt đầu
Màn hình hiển thị linh hoạt mở khóa một số khả năng mới cho điện thoại, máy tính bảng, laptop, TV và ai biết được rằng còn điều gì khác xuất hiện ở tương lai cũng vậy. Các công ty lớn như Samsung đã cố gắng tìm ra công nghệ này từ đầu năm 2011.
Ngoài việc nó chỉ mang tính chất khoe khoang công nghệ, từ quan điểm cá nhân trên một số sản phẩm thế hệ đầu tiên, tôi nghĩ những chiếc máy này có chút vội vàng, nhưng cũng đáng để chúng ta trông đợi, thay vì những sản phẩm “trong tương lai” chỉ mãi là những ý tưởng nằm trên bàn giấy, giờ đây những ông lớn đang dần hiện thực hóa giấc mơ công nghệ của nhân loại, từng bước đưa những sản phẩm không thể thành có thể và tạo ra xu hướng.
Trong vài năm tới, chúng ta có thể hy vọng các nhà sản xuất còn lại sẽ thử sức mình với các thiết bị có thể gập màn hình, hy vọng khi các thiết bị trở nên tinh tế và đáng tin cậy hơn, giá cả sẽ không còn là vấn đề đáng suy nghĩ đối với người tiêu dùng.
Theo Thế Giới Di Động
Thử nghiệm thả rơi Galaxy Z Flip và Motorola Razr: Đâu là chiếc smartphone mong manh nhất?
CNET hy vọng rằng hai chiếc smartphone màn hình gập mong manh này sẽ bị hư hại nặng hơn, màn hình vỡ nát, bản lề long ra.
Smartphone màn hình gập đang trở thành một xu hướng mới, và được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên nhược điểm lớn của những chiếc smartphone này chính là khả năng sửa chữa hạn chế, trong khi độ bền lại rất kèm. Trên thực tế, những chiếc smartphone màn hình gập có thể dễ dàng bị hư hại chỉ với một cú va đập nhẹ.
Và chúng cũng không hề rẻ. Ngay cả Galaxy Z Flip của Samsung, chiếc smartphone màn hình gập có giá phải chăng nhất hiện nay cũng có giá hơn 1.300 USD. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lỡ làm rơi một chiếc smartphone màn hình gập xuống đất? CNET đã thử đi tìm câu trả lời bằng thử nghiệm thả rơi Galaxy Z Flip và Motorola Razr, hai chiếc smartphone màn hình gập hot nhất hiện nay.
Galaxy Z Flip vs. Motorola Razr drop test
Thử nghiệm đầu tiên: Độ cao gần 1m, đóng nắp và mặt trước tiếp xúc với đất
Motorola Razr bị nứt màn hình phụ phía bên ngoài. Vết nứt không quá lớn và có vẻ như không ảnh hưởng đến tấm nền cảm ứng. Màn hình chính phía trong cũng hoạt động bình thường. Về cơ bản chiếc smartphone đã sống sót.
Galaxy Z Flip cũng chịu số phận tương tự, tuy nhiên phần kính bên ngoài bị vỡ và nứt nhiều hơn. Camera, mặt sau và màn hình chính bên trong vẫn lành lặn. Các chức năng hoạt động bình thường.
Thử nghiệm thứ hai: Độ cao 1,5m, màn hình mở và úp xuống
Màn hình chính của Motorola Razr vẫn còn nguyên vẹn và hoạt động tốt. Tuy nhiên phần kính bên ngoài và khung máy phía trên đã nứt vỡ.
Galaxy Z Flip bất ngờ với màn thử nghiệm thứ hai, khi chỉ bị nứt và trầy xước ở viền màn hình. Ngoài ra không có hư hại nặng nề nào.
Thử nghiệm thứ ba: Độ cao 1,5m, thả rơi khi đang mở màn hình
Thử nghiệm cuối cùng này khiến cả hai chiếc smartphone bị hư hại nặng hơn một chút. Chủ yếu là phần vỏ kính bên ngoài, khung máy xung quanh màn hình. Nhưng thật thú vị là màn hình chính bên trong vẫn nguyên vẹn và hoạt động bình thường.
CNET hy vọng rằng hai chiếc smartphone màn hình gập mong manh này sẽ bị hư hại nặng hơn, màn hình vỡ nát, bản lề long ra. Nhưng trên thực tế không có bất kỳ điều gì như vậy xảy ra. Hai chiếc smartphone màn hình gập đều chứng tỏ tốt hơn vẻ ngoài mỏng manh của chúng.
Cũng có thể do tính chất của màn hình gập, dẻo và linh hoạt, nên khiến nó khó bị vỡ hơn smartphone thông thường. Motorola Razr có lớp bảo vệ bằng nhựa dẻo, còn Galaxy Z Flip có lớp bảo vệ bằng kính linh hoạt. Mặc dù vậy phần vỏ kính bên ngoài vẫn rất dễ vỡ, làm ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoài của chiếc smartphone.
Theo GenK
Những hình ảnh đầu tiên chụp từ camera kép của smartphone màn hình gập Galaxy Z Flip, ấn tượng đấy chứ? Galaxy Z Flip có thiết kế gập vỏ sò gọn gàng giống như Motorola Razr, nó là 1 thiết bị thời trang nhưng cũng rất mạnh mẽ. Cùng với vi xử lý Snapdragon 855 , người dùng Galaxy Z Flip cũng có thêm bộ camera kép 12 MP mặt sau, trong đó có camera chính 12 MP camera góc siêu rộng 12 MP...